Cấu Trúc Da Gồm Mấy Lớp Và Chức Năng

Cấu Trúc Da Gồm Mấy Lớp Và Chức Năng?Da chiếm phần lớn trong cấu tạo của cơ thể và đảm nhận nhiều chức năng, nhiệm vụ quan trọng. Các lớp da vừa giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi những tác nhân bên ngoài, vừa ngăn ngừa tình trạng mất nước, điều hòa thân nhiệt,… Mặc dù vậy, làn da cũng rất nhạy cảm, cần có sự chăm sóc đặc biệt để luôn khỏe mạnh. Trong bài viết này, Cộng Đồng Làm Đẹp Việt Nam sẽ cùng bạn tìm hiểu về cấu trúc da, chức năng của da cũng như cách để có được làn da khỏe đẹp.

Xem thêm: 5 Cách thu nhỏ lỗ chân lông ở chân cho nàng tự tin sải bước

Cấu trúc da gồm mấy lớp?

Cấu Trúc Da Gồm Mấy Lớp Và Chức Năng

Cấu trúc da nói chung và cấu trúc da mặt nói riêng bao gồm 3 lớp chính, bao gồm lớp thượng bì, trung bì và hạ bì. Mỗi lớp da lại bao gồm nhiều lớp nhỏ khác nhau với những vai trò khác nhau.

Lớp thượng bì

 

Lớp thượng bì (Nguồn: Internet)

Lớp thượng bì hay còn gọi là lớp biểu bì, đó là lớp ngoài cùng của cấu trúc da có thể nhìn thấy được. Lớp này có độ dày khoảng từ 0.7 – 1.8mm, tùy thuộc vào từng vùng da khác nhau trên cơ thể. Vùng da có lớp thượng bì mỏng nhất là vùng da mi mắt.

Xem thêm: Cấp ẩm, giữ ẩm, khoá ẩm là gì? Cách phân biệt và thực hiện đúng

Lớp thượng bì da được hiểu là biểu mô vảy phân tầng, bao gồm các tế bào sừng đang trong các giai đoạn tiến triển. Các tế bào sừng sẽ tạo ra chất sừng protein và tế bào lớp biểu bì. Đặc biệt, lớp biểu bì không chứa mạch máu nên quá trình phân phối dinh dưỡng cùng như đào thải đều thông qua lớp hạ bì bên dưới.

Lớp thượng bì bao gồm 5 lớp tế bào sau:

  • Lớp đáy: Đây là lớp trong cùng của thượng bì, sản sinh ra các tế bào keratinocyte.
  • Lớp gai: Lớp này sản sinh ra chất sừng.
  • Lớp hạt: Quá trình sừng hóa bắt đầu ở đây, các hạt nhỏ được sản sinh ra bởi tế bào sẽ được đẩy lên trên, biến đổi thành chất sừng, lipid biểu bì.
  • Lớp sáng: Lớp bóng bị các tế bào ép nhẹ, trở nên bằng phẳng. Lớp bóng chỉ có ở lòng bàn tay, bàn chân và nằm trên lớp hạt.
  • Lớp sừng: Lớp sừng được gắn kết bởi các lipid biểu bì và là hàng rào bảo vệ da.

Xem thêm: Peel da là gì? Peel da có tốt không?

Vai trò: Trong cấu trúc da, lớp thượng bì đóng vai trò là rào cản vật lý cũng như sinh học, giúp bảo vệ da khỏi tác động của các yếu tố bên ngoài môi trường, ngăn chặn sự xâm nhập của chất gây dị ứng, chất kích thích. Ngoài ra, lớp thượng bì còn giúp duy trì sự cân bằng của nội môi, ngăn ngừa mất nước.

Lớp trung bì

Lớp trung bì (Nguồn: Internet)

Lớp trung bì là lớp giữa của cấu trúc da. Đây cũng là lớp da dày nhất, từ 2 – 4mm, chứa các sợi collagen và elastin giúp tăng độ dẻo dai, đàn hồi cho da.

Trung bì bao gồm các tế bào xơ hình thoi có khả năng làm da lên sẹo. Tổ chức bào có hình sao hoặc hình thoi có thể biến thành đại thực bào giúp bảo vệ cơ thể. Tương bào trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa histamin và heparin. Ngoài ra, lớp trung bì còn chứa các dây thần kinh, tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi, mạch máu và các nang lông.

Xem thêm: 8 Vấn đề về da thường gặp và cách xử lý hiệu quả

Vai trò: Lớp trung bì giúp nuôi dưỡng thượng bì, tăng tính đàn hồi cho da. Hệ thống dây thần kinh ở trung bì mà cơ thể có cảm giác đau, kích ứng. Trung bì còn giúp bài tiết mồ hôi, chất nhờn, đào thải chất độc, cặn bã, điều chỉnh thân nhiệt cho cơ thể, hấp thụ các thành phần dưỡng chất hoặc thuốc, tái tạo và làm lành các tổn thương da. Quan trọng hơn, lớp trung bì còn là hàng rào sinh học miễn dịch cho cơ thể.

Lớp hạ bì

Hạ bì là lớp cuối cùng trong cấu trúc da, nằm dưới trung bì và giúp trung bì liên kết với cấu trúc bên dưới. Đây là một lớp mô sợi dày, có tính đàn hồi, được tạo ra từ collagen và elastin. Lớp hạ bì chứa các nang lông, mạch máu, các đầu dây thần kinh, tuyến dầu, tuyến mồ hôi và các phân tử chất béo. Vai trò: Trong cấu trúc da, lớp hạ bì đảm nhận một số vai trò như cảm nhận cảm giác, giữ ẩm cho da, cung cấp dưỡng chất cho da, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể,…

Đặc biệt, lớp mỡ còn giúp điều chỉnh thân nhiệt, cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, hạn chế những tổn thương da, giúp sản xuất hormone estrogen và testosterone.

Xem thêm: Lưu ý khi tẩy da chết: Tẩy da chết vật lí hay hoá học?

Chức năng của da

Da đảm nhận nhiều chức năng quan trọng (Nguồn: Internet)

Sau khi biết được cấu trúc da gồm mấy lớp và vai trò cụ thể của từng lớp, bạn có thể tìm hiểu thêm về những chức năng của da. Sau đây là một số chức năng cụ thể:

  • Chức năng bảo vệ: Da được biết đến là lớp vỏ bảo vệ các cơ quan khác bên trong cơ thể như mạch máu, cơ, xương, nội tạng,… tránh khỏi những tác động từ bên ngoài như hóa học, cơ học, vi khuẩn.
  • Điều chỉnh thân nhiệt: Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, não sẽ phát đi tín hiệu để mạch máu dưới da giãn ra, tuyến mồ hôi hoạt động và tiết ra mồ hôi để làm mát cơ thể. Ngược lại, khi nhiệt độ bên ngoài giảm xuống, mạch máu ở hạ bì sẽ thu nhỏ để giữ nhiệt.
  • Tiếp nhận cảm giác: Với hệ thống dây thần kinh, da giúp bạn cảm nhận được những cảm giác như đau, tiếp xúc, nóng, lạnh, áp lực,… Từ đó, não bộ sẽ chỉ đạo các cơ quan thực hiện nhiệm vụ bảo vệ cơ thể.
  • Tái tạo: Da có khả năng tái tạo giúp phục hồi nhanh những tổn thương.
  • Nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể: Chất béo ở các mô dưới da giúp cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Khi cơ thể cần, chất dinh dưỡng sẽ đi chuyển đến mạch máu và đưa đến những nơi tiếp nhận.

Xem thêm: Cơ sở có liệu trình căng chỉ sinh học an toàn hiệu quả

Sẽ ra sao nếu làn da bị tổn thương?

Dựa vào cấu trúc da và những chức năng của da, có thể khẳng định đã đóng vai trò rất quan trọng với cơ thể. Một làn da khỏe mạnh, đều màu, mềm mại là biểu hiện của một cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, làn da cũng rất dễ bị tổn thương, lúc này không chỉ da mà cơ thể cũng gặp nhiều vấn đề như:

  • Da trở nên khô xơ, khô ráp, sần sùi, nứt nẻ, chảy xệ do mất độ ẩm, độ đàn hồi.
  • Da nhạy cảm với tác động của các yếu tố bên ngoài như ánh nắng mặt trời, nhiệt độ
  • Da dễ bị nhiễm trùng, gây viêm, các tế bào da sẽ cố gắng để phục hồi lớp màng bảo vệ da, làm lành tổn thương da. Trong trường hợp này, các phương pháp điều trị đặc biệt sẽ hỗ trợ quá trình tái tạo hàng rào bảo vệ da.
  • Da có cơ chế tái tạo, tự phục hồi. Lớp đáy diễn ra sự phân chia liên tục của tế bào, giúp tái tạo biểu bì nhanh chóng.
    • Nếu có tổn thương ở lớp thượng bì của cấu trúc da, tổn thương có thể phục hồi mà không để lại sẹo.
    • Nếu tổn thương đến lớp hạ bì, ảnh hưởng đến màng đáy thì có thể hình thành sẹo. Quá trình làm lành những tổn thương da sẽ diễn ra theo các giai đoạn như sau:
  • Tại vị trí tổn thương, máu đông hình thành một mảng cứng dính chặt với vết thương.
  • Tổn thương, tế bào chết, các mô liên kết bị phá vỡ và phân hủy bởi enzyme.
  • Các tế bào bảo vệ cơ thể hoạt động, tiêu biến vi khuẩn có hại và tế bào chết.
  • Dịch bạch huyết kết dính vết thương. Các tế bào mới hình thành trong quá trình tạo thành biểu mô.

Xem thêm: Da Mặt Bị Khô Phải Làm Sao? Nguyên Nhân, Điều Trị

Xem thêm: Bí quyết thu nhỏ lỗ chân lông của người Nhật cực hiệu quả

Làn da là một trong những mối quan tâm lớn đối với phái đẹp, việc nuôi dưỡng và sở hữu một làn da đẹp không tì vết không thể đánh bại được những dấu vết của thời gian. Vì vậy, để bảo vệ làn da khỏi những tác động bên ngoài, giúp da luôn chắc khỏe, sáng mịn và căng mướt thì da cần được có quá trình chăm sóc thường xuyên và đặc biệt bởi những công nghệ làm đẹp tối ưu nhất.

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã biết thêm về Cấu Trúc Da Gồm Mấy Lớp Và Chức Năng. Chúc bạn thành công trên con đường làm đẹp !Và nếu như có thắc mắc gì về các bệnh lí trên da cũng như tình trạng da tệ hãy liên hệ với Cộng đồng làm đẹp Việt Nam, chúng tôi rất vinh dự khi được đồng hành với bạn trên con đường làm đẹp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *