1. Cây cam thảo có tác dụng gì?
Cam thảo chứa nhiều thành phần và hoạt chất đặc biệt như glycyrrhizin, neoliquiritin và isoliquiritin, cùng với các chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa một số bệnh. Dưới đây là một số công dụng nổi bật từ cam thảo mà bạn nên biết.
Cải thiện bệnh về da
Trong cam thảo chứa hoạt chất chính là glycyrrhiza glabra có tác dụng ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng da. Bên cạnh đó, nó còn có khả năng kháng vi khuẩn staphylococcus aureus, giúp giảm tình trạng viêm nang lông, mụn trứng cá…
Chống sâu răng
Các hoạt chất có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa trong cam thảo có thể hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn, đồng thời giảm sâu răng, viêm nướu và ngăn chặn hôi miệng.
Cam thảo giúp điều trị loét dạ dày
Chiết xuất glabrene và glabridin trong cam thảo có tác dụng giảm đau và làm lành vết loét dạ dày nhanh chóng, giúp giảm các triệu chứng do đau dạ dày gây ra như đau bụng, ợ nóng hoặc buồn nôn.
Hỗ trợ điều trị bệnh về hô hấp
Vì đây là loại thảo dược có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả, nên nó có tác dụng điều trị đối với những trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Ngoài ra, chất glycyrizin từ rễ cam thảo có khả năng trong điều trị hen suyễn.
Cam thảo có tác dụng ngăn ngừa ung thư
Nhờ vào các chất chống oxy hóa và chống viêm, chiết xuất rễ cam thảo đã được nghiên cứu về tác dụng bảo vệ chống lại một số loại ung thư như ung thư da, ung thư vú, ung thư đại tràng và ung thư tuyến tiền liệt.
2. Uống cam thảo hàng ngày có tốt không?
Mặc dù cam thảo mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên việc sử dụng nó thường xuyên có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, cần tìm hiểu kỹ liều lượng và cách dùng của loại dược phẩm này.
Cam thảo chứa khoảng 23% glycyrrhizin, một thành phần có hương vị ngọt gấp 50 lần so với đường saccaroza và có độc tố khi tiêu thụ qua đường miệng. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc uống quá 5g glycyrrhizin/kg trọng lượng cơ thể có thể gây nguy cơ tử vong.
Khi hấp thụ hơn 1g/kg/ngày glycyrrhizin từ cam thảo, có thể xuất hiện các triệu chứng như khát nước, tăng huyết áp, thậm chí có dấu hiệu tổn thương tim mạch và thận.
Hơn nữa, việc tiêu thụ lượng cam thảo quá mức, đặc biệt là vượt quá 100g mỗi ngày, có thể dẫn đến hạ kali, tăng huyết áp, gây phù nề toàn thân và có thể làm giảm chức năng miễn dịch.
Vì cam thảo có tác dụng lợi mật và nhuận gan. Khi sử dụng cam thảo khi cơ thể đang bình thường, gan và mật có thể sản xuất quá mức, có thể gây tổn thương cho gan, mật và từ đó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe.
3. Đối tượng không nên sử dụng cam thảo
Đối với một số đối tượng đang trong tình trạng sức khỏe và giai đoạn sau, cần lưu ý không nên sử dụng cam thảo:
- Phụ nữ đang cho con bú: Phụ nữ đang trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ nên hạn chế sử dụng cam thảo hàng ngày, vì có thể gây xuất tiết các tuyến sữa, dẫn đến tình trạng tắc sữa hoặc giảm lượng sữa.
- Nam giới trong độ tuổi sinh sản: Việc sử dụng cam thảo với liều lượng 8g có thể gây suy giảm hormone testosterone ở nam giới và gây ra các vấn đề về chức năng tình dục.
- Những người mắc bệnh về thận, gan và viêm phế quản mãn tính: Đối với bệnh nhân mắc các bệnh về gan, thận và viêm phế quản mãn tính, trước khi sử dụng cam thảo hàng ngày, cần có sự chỉ định của bác sĩ.
- Người bị huyết áp cao: Đối với những người bị huyết áp cao, huyết áp không ổn định hoặc gặp các vấn đề về tim mạch tránh sử dụng loại dược phẩm này thường xuyên.
- Người bị táo bón: Đối với những người bị táo bón mãn tính cũng không nên sử dụng nước cam thảo thường xuyên vì có thể sẽ làm tình trạng táo bón trầm trọng hơn.
Cam thảo là loại dược phẩm có tác dụng hỗ trợ tăng cường sức khoẻ và điều trị một số loại bệnh. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi ích của nó và đảm bảo tính an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia trước khi sử dụng.
hoặc Page: để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn có được làn da mơ ước.