Cách trị lành sẹo hiệu quả là quá trình sử dụng các biện pháp khác nhau để làm mờ và giảm thiểu sự xuất hiện của sẹo trên da, giúp da trở lại trạng thái mịn màng và đồng đều màu sắc.Sẹo có thể là sẹo lồi hoặc sẹo lõm tùy theo từng tổn thương và cơ địa của mỗi người. Sẹo có thể gặp ở mọi lứa tuổi và bị ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.
1. Sẹo và các giai đoạn lành tổn thương
Sẹo là kết quả của quá trình lành thương tự nhiên dẫn đến sự hình thành mô sợi thay thế cho mô bình thường bị hủy hoại do chấn thương hoặc một bệnh lý nào đó. Sự hình thành sẹo có thể tạo lên sẹo lồi do tăng sinh mô sợi hoặc sẹo rỗ do quá trình giảm hay mất mô tổn thương không phục hồi.
4 giai đoạn lành vết thương bao gồm:
Giai đoạn cầm máu
Ngay sau khi bị tổn thương, các mạch máu sẽ co lại để giảm lượng máu đến tổn thương. Đồng thời các tế bào tiểu cầu sẽ tập trung di chuyển về phía tổn thương rồi kết dính lại với nhau, hình thành nên nút tiểu cầu, tạo cục máu đông (có chứa tiểu cầu, các sợi fibrin và các tế bào máu khác) giúp ngăn chặn sự chảy máu.
Giai đoạn viêm (0-5 ngày)
Giai đoạn này xảy ra ngay sau giai đoạn cầm máu. Ở đây, các đại thực bào và bạch cầu được di chuyển đến vết thương để xử lý vi khuẩn, bụi bẩn và các mô hoại tử, giúp làm sạch vết thương và chuẩn bị cho giai đoạn tăng sinh. Trong giai đoạn này thường thấy các triệu chứng như sưng nóng đỏ đau, có thể kèm theo sốt…
Giai đoạn tăng sinh (3-6 tuần)
Ở giai đoạn này sẽ diễn ra sự phục hồi và tái tạo các nguyên bào sợi, rồi qua đó kích thích sinh tổng hợp collagen dẫn đến việc hình thành lên các mô liên kết mới làm đầy vết thương, đồng thời cũng diễn ra sự tái da non qua quá trình biểu mô hóa, mạch máu mới được tái tạo.
Giai đoạn tái tạo (vài tuần đến vài tháng)
Sau giai đoạn tăng sinh, quá trình tái tạo vẫn tiếp tục diễn ra và mạnh mẽ hơn. Các mạch máu tổn thương dần phục hồi, xảy ra quá trình thoái giáng và tái định hình collagen. Các collagen type III sẽ trở thành collagen Type II. Quá trình này được điều hòa bởi MMPs (Matrix metalloproteases) và TIMPs (Tissue inhibitor metalloproteases). Trong giai đoạn này, nếu tỉ lệ giữa MMPs/TIMPs thấp sẽ dẫn đến sự hình thành sẹo lõm và ngược lại sẽ gây nên sẹo lồi.
Trên lâm sàng, người ta chia sẹo thành 2 loại chính:
- Sẹo lồi và sẹo phì đại.
- Sẹo lõm bao gồm sẹo đáy nhọn, sẹo đáy vuông, sẹo Rolling.
- Ngoài ra còn có sẹo loạn dưỡng.
2. Cách trị lành sẹo hiệu quả
2.1. Cách trị lành sẹo hiệu quả tại nhà
Sử dụng dầu dừa vào bơ hạt mỡ
Phương pháp phù hợp với những vết thương nhỏ như vết cắt trên da hoặc bị bỏng nhẹ, giúp giữ ẩm, ngăn ngừa không cho vết sẹo bị ngứa hay lan rộng ra, không để tổn thương bị nặng và sâu hơn. Trong dầu dừa và bơ hạt mỡ có chứa nhiều acid béo omega 3 và các chất chống oxy hóa, rất tốt trong việc ức chế sự phát triển của mô sẹo lồi, kích thích quá trình tái tạo da.
Cách sử dụng: bôi trực tiếp dầu dừa hoặc bơ hạt mỡ tươi lên tổn thương da rồi băng bó vùng tổn thương trong cả quá trình phục hồi. Nên thoa 2 đến 3 lần mỗi ngày.
Sử dụng quả chanh
ALA là một hoạt chất có đặc tính trị sẹo cao và chất này có rất nhiều trong quả chanh. Ngoài ra, ALA còn có tác dụng tẩy tế bào chết, tăng cường độ đàn hồi, cho làn da mịn màng và tươi sáng. Trong chanh còn chứa hàm lượng lớn vitamin C giúp kích thích tăng sinh collagen, thúc đẩy quá trình tái tạo phục hồi và làm sáng da, chống lão hóa, mờ thâm, cải thiện sẹo.
Cách thực hiện: bôi trực tiếp nước cốt chanh lên vùng bị tổn thương. Lưu ý, nên sử dụng nước hoa hồng và vitamin E bôi lên vùng da tổn thương trước khi dùng nước cốt chanh. Làm sạch lại mặt bằng nước ấm sạch sau bôi khoảng 10 phút.
Sử dụng dầu olive
Dầu olive là loại nguyên liệu rất giàu vitamin E giúp hỗ trợ làm mờ sẹo tự nhiên, làm mềm và giữ ẩm cho da, tăng độ khỏe và độ đàn hồi cho da.
Cách dùng: bôi dầu olive nguyên chất lên vùng da tổn thương rồi massage nhẹ nhàng khoảng 30 phút. Lau sạch mặt với nước sạch ấm.
2.2. Cách trị lành sẹo trên mặt bằng các phương pháp khác
Tùy theo mỗi loại sẹo, thời gian bị sẹo và mức độ nông sâu sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau, có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp cùng lúc nhiều phương pháp.
Các phương pháp trị sẹo được sử dụng phổ biến hiện nay:
Cách trị sẹo trên mặt bằng phương pháp tái tạo bề mặt da
Lột hóa chất:
- Là một thủ thuật gây bong vảy hóa học có kiểm soát của lớp thượng bì, có thể ăn sâu xuống trung bì để kích thích quá trình sửa chữa tái tạo da.
- Các hoạt chất được sử dụng trong lột hóa chất: Salicylic acid, dung dịch Jessner, Glycolic acid, Pyruvic acid, Trichloroacetic acid…
Microdermabrasion (siêu mài mòn da):
- Là kỹ thuật giúp kích thích tái tạo da mặt bị rỗ nhờ cơ chế gây bào mòn cơ học tại vùng da bị tổn thương để qua đó thúc đẩy tái biểu mô hóa. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ tác động nông trên da, giúp loại bỏ lớp ngoài của thượng bì, làm tăng quá trình bong vảy tự nhiên. Do vậy hiệu quả sẽ thấp hơn các phương pháp khác, không phù hợp với điều trị sẹo sâu.
Lăn kim, phi kim:
- Là phương pháp có tác dụng tương tự như sử dụng laser vi điểm nhưng không có hiệu ứng nhiệt.
- Phù hợp với sẹo đáy vuông hoặc sẹo đáy tròn nông.
- Cơ chế gây tổn thương cơ học trên vùng da tổn thương, kích thích các yếu tố tăng trưởng để kích thích quá trình tăng sinh collagen và quá trình tái cấu trúc da. Kết quả là các sợi collagen mới được hình thành, đồng thời các vi tổn thương được tạo ra cũng sẽ làm tăng khả năng thẩm thấu các chất nên quá trình lành sẹo sẽ diễn ra nhanh hơn.
- Kết hợp lăn kim, phi kim với phương pháp PRP để tăng hiệu quả, đặc biệt trong điều trị sẹo do mụn.
Laser trị liệu:
- Hiện tại, laser là phương pháp tối ưu nhất trong điều trị sẹo, đặc biệt sẹo rỗ. Laser được sử dụng là các loại laser có tác dụng tái tạo bề mặt gồm laser bóc tách vi điểm (Laser CO2,Laser Erbium YAG) và laser không bóc tách (Nd-YAG, laser Diode).
- Như đã nói ở trên, so với phi kim, laser có kết hợp thêm hiệu ứng nhiệt nên kích thích quá trình tăng sinh collagen và tái tạo da tốt hơn, đồng thời kích thích gây co mô do nhiệt.
- Đây là phương pháp điều trị có xâm lấn, có tổn thương nên cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn nghiệp vụ, sau điều trị cần được chăm sóc da kỹ lưỡng và đúng quy trình theo hướng dẫn của bác sĩ.
Cách trị sẹo trên mặt bằng phương pháp ly giải quang nhiệt vi điểm
Đây là phương pháp phù hợp với các loại sẹo đáy nhọn, sẹo đáy vuông và cả sẹo đáy tròn. Phương pháp ly giải quang nhiệt hay FP, được sử dụng nhằm tạo ra những tổn thương nhiệt vi thể đồng nhất ở những độ sâu khác nhau, gây tổn thương chọn lọc các mô của lớp bì để dẫn đến sự đáp ứng lành thương, kích thích quá trình tân tạo collagen kéo dài mà không gây tổn thương vùng thượng bì như các phương pháp khác.
So với phương pháp sử dụng laser, FP có ít tác dụng phụ hơn mà không mất thời gian nghỉ dưỡng nhiều.
Cách trị sẹo bằng phương pháp phẫu thuật
Đối với những sẹo không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác thì bắt buộc phải sử dụng phẫu thuật.
Cắt đáy sẹo:
- Là kỹ thuật tốt nhất sử dụng trong điều trị sẹo đáy tròn.
- Phương pháp này sử dụng các đầu kim chuyên dụng luồn vào dưới da vùng sẹo để nhằm cắt đứt những dải xơ sợi nối đáy sẹo với mô da lành, đồng thời kích thích tái tạo mô liên kết, đẩy nền sẹo nông hơn, cải thiện độ lõm của da rất tốt.
- Ưu điểm: Không gây tổn thương bề mặt da, không gây biến chứng nặng nề, dễ thực hiện, hiệu quả duy trì lâu, không mất nhiều thời gian nghỉ dưỡng và không gây tốn kém.
Punch Excision Techniques:
- Là kỹ thuật được chỉ định cho sẹo đáy nhọn, sẹo đáy vuông rộng và sâu.
- Phương pháp này sử dụng kìm bấm hình tròn hoặc bầu dục để lấy bỏ phần mô sẹo sâu hoặc nâng mô sẹo lên cho bằng phẳng với bề mặt da rồi khâu lại hoặc thực hiện kỹ thuật ghép da (lấy da vùng khác ghép vào vùng tổn thương) để cải thiện các chỗ bị sẹo.
- Hiệu quả cải thiện sẹo rất tốt ngay cả với những sẹo to và sâu. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi nhiều kỹ thuật chuyên môn nên cần được thực hiện bởi các bác sĩ có tay nghề.
Việc phẫu thuật cắt sẹo lồi vẫn được áp dụng ở những trường hợp không đáp ứng với phương pháp điều trị khác. Tuy nhiên cần lưu ý ở những người có cơ địa sẹo lồi về nguy cơ tái phát sau phẫu thuật.
Trị sẹo bằng tiêm tan xơ đối với sẹo lồi và sẹo phì đại
- Thường dùng triamcinolon acetonid liều lượng phụ thuộc vào sẹo và độ tuổi. Ngoài ra còn có thể dùng các kỹ thuật làm đầy để điều trị sẹo như filler, cấy mỡ tự thân, điều trị bằng nitơ lỏng…
Nói chung, trị sẹo là một vấn đề nan giải trong điều trị thẩm mỹ da. Việc điều trị sẹo có thuận lợi hay không, nên sử dụng phương pháp nào còn phụ thuộc vào kích thước, vị trí và độ sâu của sẹo. Các phương pháp điều trị sẹo tại nhà chỉ có tác dụng ở những giai đoạn đầu khi mới bị sẹo, sẹo còn nông và độ xơ ít.
Đối với những sẹo lâu năm, bị xơ cứng nhiều đôi khi điều trị cần kết hợp cả phương pháp xâm lấn với điều trị bôi tại nhà. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để có những phương án trị sẹo tốt nhất và rút ngắn được thời gian điều trị.
Hy vọng rằng, qua bài viết trên đây bạn sẽ nhận ra được tầm quan trọng của việc chăm sóc da sau quá trình điều trị sẹo, tránh vô tình làm cho vết sẹo càng thêm nặng và khó chữa trị hơn nếu chúng tái phát trở lại. Chúc bạn thành công trên con đường làm đẹp !Và nếu như có thắc mắc gì về các bệnh lí trên da cũng như tình trạng da tệ hãy liên hệ với Cộng đồng làm đẹp Việt Nam, chúng tôi rất vinh dự khi được đồng hành với bạn trên con đường làm đẹp.