Cách điều trị mụn ở Quai hàm dễ dàng, thực hiện hiệu quả sau 1 tuần
Mụn ở quai hàm là loại mụn nội tiết thường gặp, gây sưng đỏ, đau nhức và khiến nhiều người tự ti. Bên cạnh đó, vị trí mụn cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về sức khỏe. Vậy mụn ở quai hàm nói lên điều gì?
1. Thế nào là mụn ở quai hàm
Mụn thường xuất hiện ở vùng cằm và quai hàm trên mặt do tiết nhiều dầu thừa, sợi bã nhờn. Trong đó, mụn viêm, mụn bọc sưng đỏ, kích thước lớn do viêm nhiễm là phổ biến nhất. Mụn có xu hướng hình thành thành từng đám dày, gây đau, khó chịu khi sờ vào. Các nốt mụn ở quai hàm không gây tác động đáng lo ngại đến sức khoẻ nhưng sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt, nên chủ động điều trị sớm.
2. Nguyên nhân gây ra mụn ở quai hàm
Mụn có thể xuất hiện ở quai hàm do nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình như:
- Tuyến bã nhờn ở quai hàm hoạt động quá mức: Tuyến bã nhờn ở cằm hoạt động mạnh mẽ sẽ kích thích tiết dầu thừa quá mức, gây bít tắc lỗ chân lông và tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn P.acnes phát triển, dẫn đến hình thành mụn. Tình trạng này rất thường gặp ở những người da dầu hoặc da hỗn hợp thiên dầu.
- Thay đổi nội tiết tố thất thường: Sự mất cân bằng hormone do căng thẳng kéo dài hoặc rối loạn nội tiết tố ở tuổi dậy thì, chu kỳ hành kinh, mang thai,… kích thích tuyến dầu hoạt động mạnh mẽ, tăng tiết dầu thừa, dẫn đến hình thành mụn ở quai hàm.
- Chăm sóc da không đúng cách: Quy trình làm sạch da không đúng cách sẽ làm tích tụ bã nhờn, dầu thừa, tế bào chết, bụi bẩn trong lỗ chân lông,.. từ đó dễ dẫn đến hình thành mụn và viêm nhiễm.
- Mụn do biểu hiện một số bệnh lý phụ khoa: Người mắc hội chứng buồng trứng đa nang thường đi kèm với rối loạn nội tiết tố, dẫn đến hình thành mụn ở quai hàm, đi kèm các triệu chứng như hiếm muộn, tăng cân, thưa kinh, lông rậm,…
- Thói quen, chế độ sinh hoạt không lành mạnh: Thức khuya, ăn đồ cay nóng, đồ ngọt, nhiều dầu mỡ, uống rượu bia, hút thuốc lá,… là những thói quen xấu dẫn đến mọc mụn nội tiết ở quai hàm.
- Một số nguyên nhân khác: Các loại mụn ở quai hàm cũng có thể phát triển do chăn, ga, gối, khẩu trang, quai mũ bảo hiểm không được vệ sinh sạch sẽ, tiếp xúc với vùng da dưới cằm, dẫn đến mọc mụn.
3. Điều trị mụn quai hàm Và những lưu ý cần nhớ khi điều trị
Phương pháp điều trị bằng nguyên liệu tự nhiên
Ưu điểm của phương pháp trị Mụn ở quai hàm tự nhiên đó là rẻ, dễ làm nên phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên, cách này chỉ dành cho người mới bị mụn, kích thước mụn nhỏ và không chứa nhân. Một số cách điều trị bạn có thể tham khảo:
- Chườm đá lạnh: Đá lạnh giúp nốt mụn co lại nên có thể làm giảm kích thước mụn ở quai hàm. Cách thực hiện rất dễ với bước bọc một viên đá lạnh vào khăn bông, chườm khăn bông vào nốt mụn và di nhẹ tay khoảng 2 – 3 phút rồi chuyển sang vị trí khác.
- Mật ong: Mật ong có công dụng giảm viêm, sát khuẩn và trị mụn ở quai hàm hiệu quả. Bạn có thể dùng mật ong như một loại thuốc hỗ trợ loại bỏ mụn tại nhà. Hãy dùng một ít mật ong nguyên chất bôi trực tiếp lên vùng da nổi mụn trong 15 phút. Sau đó rửa sạch với nước ấm và duy trì 2 – 3 lần/ tuần.
- Nghệ tươi: Trong nghệ có thành phần curcumin sẽ giúp tiêu diệt các ổ viêm, diệt khuẩn, trị mụn và giảm thâm rất tốt. Bạn có thể trực tiếp lấy nước cốt nghệ tươi thoa lên vùng mụn. Hoặc kết hợp với mật ong tạo thành mặt nạ trị mụn ở quai hàm.
- Nha đam: Thành phần trong nha đam sẽ cấp ẩm cho làn da mềm mại và hỗ trợ giảm mụn. Bạn chỉ cần xay nhuyễn gel nha đam và đắp trực tiếp lên làn da mụn khoảng 20 phút sau đó rửa sạch với nước.
Phương pháp điều trị mụn bằng Thuốc
Người bị Mụn ở quai hàm nên đi khám da liễu để Bác sĩ nắm được tình trạng da và tổn thương do mụn. Từ đó sẽ có phác đồ điều trị phù hợp cho từng cá nhân. Với những trường hợp bị mụn do vấn đề nội tiết, Bác sĩ Da liễu sẽ ưu tiên sử dụng thuốc để điều trị.
Để kiểm soát tình trạng Mụn ở quai hàm, bạn có thể dùng thuốc bôi chứa các thành phần như: benzoyl peroxide, salicylic axit hoặc retinoid… Nếu kiên trì sử dụng theo hướng dẫn và chỉ định của Bác sĩ, tình trạng mụn sẽ được giải quyết.
Phương pháp trị mụn Y khoa
Ngoài các cách trị mụn quai hàm ở trên, lựa chọn công nghệ cao trị mụn tại Cơ sở Y tế, Phòng khám Da liễu cũng là một phương pháp điều trị hiệu quả và nhanh chóng.
Với các công nghệ trị mụn tiên tiến được ứng dụng như: Lấy nhân mụn Y khoa, Peel da, IPL, Laser… Ưu điểm của hình thức này là loại bỏ triệt để mụn nhanh chóng và không gây ra tác dụng phụ như khi dùng thuốc. Tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị mụn hơn so với thông thường.
Lưu Ý điều trị và phòng ngừa mụn ở quai hàm hiệu quả :
- Làm sạch da đúng cách: Làm sạch da mặt đúng cách, đều đặn 2 ngày mỗi lần với sản phẩm phù hợp để giúp loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa, vi khuẩn, tránh gây bít tắc lỗ chân lông dẫn đến mọc mụn.
- Tẩy tế bào chết định kỳ: Tẩy tế bào chết là quá trình loại bỏ lớp da sừng hóa, dầu thừa và bụi bẩn trên da. Bạn nên thực hiện định kỳ 2 lần/ tuần để giữ da luôn thông thoáng, sạch khỏe và dễ dàng hấp thu dưỡng chất từ các bước skincare.
- Hạn chế chạm và tự ý nặn mụn bằng tay: Chạm tay vào mặt hoặc tự ý nặn mụn là con đường lây lan vi khuẩn thường gặp nhất, có thể khiến tình trạng mụn thêm nghiêm trọng, đồng thời kích thích hình thành mụn mới. Vì vậy, để cải thiện mụn nội tiết ở quai hàm, bạn nên từ bỏ hoàn toàn những thói quen này.
- Điều chỉnh chế độ sinh hoạt lành mạnh: Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe làn da. Theo đó, bạn nên tập thể dục thể thao thường xuyên, kiểm soát tốt stress, ngủ sớm, ngủ đủ giấc, ăn nhiều rau xanh, trái cây,… để nuôi dưỡng da khỏe đẹp từ sâu bên trong, giúp giảm mụn hiệu quả.
- Vệ sinh khăn mặt, áo gối và ga giường thường xuyên:Những bề mặt này thường xuyên tiếp xúc với da mặt, cần được vệ sinh giặt sạch định kỳ để tránh lây lan vi khuẩn, bụi bẩn lên da, làm tăng nguy cơ hình thành mụn.
Mụn ở quai hàm có mức độ lây lan và gây đau nhức. Vì vậy, bạn cần kịp thời thăm khám và áp dụng các phương pháp trị mụn sớm để loại bỏ mụn triệt để và lấy lại làn da khỏe mạnh.