Cách chế biến món ăn dặm mồng tơi: Khi bé bắt đầu bước sang độ tuổi ăn dặm, chắc hẳn người mẹ nào cũng băn khoăn không biết lựa chọn loại thực phẩm ăn dặm nào cho bé để vừa dễ ăn vừa bổ sung được đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé mau lớn. Một loại thực phẩm mẹ không thể bỏ qua khi bắt đầu cho con làm quen với ăn dặm chính là rau mồng tơi – một loại rau quen thuộc, dễ ăn, dễ chế biến mà lại vô cùng bổ dưỡng. Dưới đây là thực đơn ăn dặm mồng tơi mà mẹ có thể lưu lại để bổ sung cho bé hàng ngày.
1. Những lợi ích tuyệt vời của rau mồng tơi đối với trẻ nhỏ
Mồng tơi được biết đến là loại rau rất giàu giá trị dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Trong mồng tơi chứa một lượng dồi dào vitamin A, cứ 100g lá mồng tơi sẽ cung cấp 8000IU hoặc 267% nhu cầu vitamin A hàng ngày. Ngoài ra, loại rau này còn cung cấp nhiều sắc tố carotenoid và chất chống oxy hóa, có tác dụng chống lại các gốc tự do gây hại, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
Trong 100g lá mồng tơi cung cấp 140mg hoặc 35% nhu cầu folate mỗi ngày, rất cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh của trẻ nhỏ.
Không chỉ giàu chất dinh dưỡng, rau mồng tơi còn có công dụng làm mát cơ thể, nhuận tràng, chống táo bón. Chất nhầy và chất xơ trong rau mồng tơi sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ.
2. Các món ăn dặm mồng tơi mẹ có thể chế biến cho bé
2.1. Canh rau mồng tơi
Canh rau mồng tơi là món ăn giải nhiệt rất tốt cho những ngày nóng bức. Mẹ có thể nấu canh rau mồng tơi với rau đay hoặc với tôm, ngao hay cua để cho bé ăn dặm.
Để chế biến món canh rau mồng tơi cho bé ăn dặm, mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu như sau:
– Rau mồng tơi
– Tôm tươi
– Hành tím
– Dầu ăn
– Muối
– Tiêu
Cách chế biến
– Tôm tươi rửa sạch, bóc vỏ, bỏ đầu. Hành tím rửa sạch, bóc vỏ, cắt nhỏ và ướp chung với tôm cùng ½ muỗng cà phê tiêu và ½ muỗng cà phê muối.
– Rau mồng tơi rửa sạch, nhặt lấy phần lá và để ráo nước.
– Bắc chảo lên bếp, làm nóng chảo, cho thêm 2 muỗng canh dầu ăn. Khi dầu sôi, cho tôm vào, đảo đều trong 1 phút rồi tắt bếp.
– Lấy một nồi nước, cho hỗn hợp tôm vừa xào vào nồi, khuấy đều tay đến khi sôi. Nêm một chút muối cho vừa ăn rồi cho rau mồng tơi vào, tiếp tục đun sôi rồi tắt bếp, để nguội bớt rồi cho bé dùng được ngay.
Lưu ý: Để rau mồng tơi không bị nhớt, mẹ nên đợi đến khi nồi nước sôi mới cho rau vào. Nên nêm gia vị trước khi bỏ rau để rau được xanh và ngon hơn.
2.2. Cháo thịt bò mồng tơi
Thịt bò nấu cùng rau mồng tơi mang lại rất nhiều chất dinh dưỡng. Hương vị của món ăn này cũng vô cùng thơm ngon nên các bé chắc chắn sẽ rất thích.
Mẹ chuẩn bị các nguyên liệu sau đây:
– Bột gạo
– Thịt bò tươi
– Rau mồng tơi
– Dầu ăn
– Muối
Cách chế biến:
– Mồng tơi rửa sạch, nhặt lá, luộc chín lên rồi xay nhuyễn
– Thịt bò rửa sạch, dùng máy xay xay nhuyễn hoặc băm nhỏ
– Cho dầu ăn vào chảo, cho một chút dầu ăn và xào thịt bò trên ngọn lửa nhỏ cho đến khi thịt chín.
– Nấu cháo với bột gạo, cho hỗn hợp thịt bò và rau mồng tơi vào nồi, đun với ngọn lửa nhỏ, đảo đều tay cho đến khi sôi.
– Cho một chút dầu ăn vào cháo, nêm một chút muối rồi trộn thật đều lên. Đun thêm một chút nữa rồi tắt bếp.
2.3. Cháo lươn rau mồng tơi
Để nấu món cháo lươn mồng tơi mà không bị nhớt, mẹ nên làm theo các bước như sau.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
– 500g lươn sạch
– Bột gạo
– Mồng tơi
– Muối
Cách chế biến:
Bước 1: Lươn mua về làm sạch, luộc chín, bỏ xương, băm nhuyễn và ướp với một chút gia vị.
Bước 2: Mùng tơi rửa sạch, nhặt lá, băm nhỏ, trần sơ qua với nước sôi, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi lọc bỏ phần bã.
Bước 3: Bắc nồi lên bếp, cho bột gạo với nước theo tỉ lệ 1:10.
Bước 4: Xào qua thịt lươn. Khi cháo sôi, cho lươn cùng nước cốt rau mồng tơi vào, trộn đều lên, nêm gia vị vừa ăn rồi đun tiếp khoảng 5 – 10 phút là bé có thể ăn được.
hoặc Page: để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn có được làn da mơ ước.