Cách ăn nho khô khi mang thai để bổ dưỡng và an toàn. Trong những ngày Tết, nho khô thường có trên bàn khách của mỗi nhà. Vậy mẹ bầu ăn nho khô như thế nào để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất?
1. Giá trị dinh dưỡng của việc ăn nho khô khi mang thai
Các bác sĩ và chuyên gia cho biết, ăn nho khô khi mang thai là hoàn toàn an toàn. Nho khô là thức ăn nhẹ rất bổ dưỡng đối với phụ nữ mang thai vì chúng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Nho khô giàu đường tự nhiên, vi chất dinh dưỡng và các hợp chất có hoạt tính sinh học. Loại thực phẩm giàu dinh dưỡng có vị ngọt này rất dễ tiêu hóa và là nguồn cung cấp năng lượng nhanh chóng. Do đó, ăn nho khô khi mang thai dường như là một lựa chọn tốt để thỏa mãn cơn thèm ngọt và cung cấp năng lượng tức thời. Ngoài ra, chúng có thể giúp tránh các món chứa nhiều đường như bánh ngọt, nước ngọt hoặc món tráng miệng đông lạnh gây tăng cân không mong muốn và các vấn đề sức khỏe khác.
Thành phần dinh dưỡng của nho khô:
Nho khô thực chất là nho tươi được sấy khô trong máy để khử nước hoặc phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g nho khô chứa các hàm lượng các chất dinh dưỡng như sau:
- Calo: 299,2kcal
- Đường: 47g
- Chất béo: 0,5g
- Chất xơ: 2,7g
- Protein: 3, g
- Vitamin C: 2,3mg
- Vitamin K: 3,5mg
- Folate: 5mcg
- Canxi: 50mg
- Sắt: 1,9mg
- Magie: 32mg
- Phốt pho: 101mg
- Kali: 749mg
- Natri: 11mg
- Kẽm: 0.2mg
- Đồng: 0.3mg
- Mangan: 0.3mg
- Selen: 0,6mcg
Nho khô có hàm lượng chất chống oxy hóa và hàm lượng phenol rất cao so với các loại trái cây sấy khô phổ biến khác.
Những lợi ích nho khô đem lại cho mẹ bầu và thai nhi
Mẹ bầu ăn nho khô không chỉ an toàn mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất cho thai nhi bao gồm:
Chất xơ giúp phòng chống táo bón ở phụ nữ mang thai: Nhiều phụ nữ bị táo bón và các vấn đề tiêu hóa khác khi mang thai. Nho khô là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời và có thể giúp giảm táo bón có thể cung cấp giải pháp cho vấn đề thường gây khó chịu này vì giúp giảm nhu động ruột. Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng và chịu nhiều áp lực khi cơ thể bị mất cân bằng nội tiết tố trong thai kỳ. Vì vậy, ăn nho khô khi mang thai giúp bổ sung chất xơ và điều chỉnh các vấn đề về tiêu hóa.
Sắt giúp ngăn ngừa thiếu máu: Nho khô chứa sắt cần thiết để sản xuất hồng cầu và ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Thiếu máu thiếu sắt là một triệu chứng phổ biến khi mang thai. Ăn nho khô cung cấp sắt cho cơ thể, đây là chất cực kỳ quan trọng đối với phụ nữ mang thai vì giúp điều hòa lưu thông máu, đảm bảo tế bào máu mang oxy nuôi dưỡng các cơ quan quan trọng như phổi, tim. Nho khô chứa hàm lượng sắt và vitamin C tốt giúp giảm nguy cơ thiếu máu.
Canxi giúp xương của thai nhi phát triển: Đối với phụ nữ mang thai, canxi cực kỳ quan trọng. Nhu cầu canxi tăng lên trong thai kỳ nhằm đảm bảo sự phát triển xương với tốc độ phù hợp của thai nhi, duy trì mật độ xương của trẻ ở mức bình thường nhưng vẫn đáp ứng đủ nhu cầu của người mẹ. Vì vậy, bà bầu ăn nho khô góp phần bổ sung canxi cho cơ thể và cho thai nhi. Ngoài ra, nướu (lợi) bị sưng hoặc viêm là một tình trạng phổ biến khác khi mang thai. Nho khô rất giàu acid oleanolic và canxi giúp bảo vệ răng, nướu của mẹ bầu.
Vitamin C tăng cường hệ miễn dịch, giảm buồn nôn và giúp làn da khỏe mạnh: Vitamin C trong nho khô, chủ yếu là nho khô đen, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm trùng. Nho khô có công dụng truyền thống trong việc giảm bớt buồn nôn và ốm nghén khi mang thai. Vitamin C trong nho khô hỗ trợ làn da khỏe mạnh bằng cách hỗ trợ sản xuất collagen cho mẹ và bé. Nho khô chứa các hợp chất chống viêm giúp giảm sưng, đau ở khớp và cơ khi mang thai.
Acid folic ngăn ngừa dị tật bẩm sinh: Acid folic trong nho khô đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở não và cột sống, đặc biệt là trong thời kỳ đầu mang thai.
2. Mẹ bầu có thể ăn bao nhiêu nho khô mỗi ngày?
Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi phụ nữ khi mang thai đều khác nhau. Mẹ bầu có thể ăn một nắm nho khô mỗi ngày; Ngoài ra, ¼ cốc nho khô có thể cung cấp khoảng 1mg sắt. Nho khô là một món ăn nhẹ tuyệt vời chứa nhiều dinh dưỡng hoặc khi cảm thấy buồn nôn do nghén. Mẹ bầu không nên ăn vượt quá lượng này để tránh gây ra một số nguy cơ. Tốt nhất mẹ bầu nên ăn nho khô ở mức độ vừa phải.
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn riêng tùy theo tình trạng của mỗi thai phụ. Theo dõi lượng đường của mẹ bầu vì nho khô có lượng đường cao tự nhiên. Cân bằng việc tiêu thụ nho khô với các món ăn nhẹ ít đường khác để có chế độ ăn uống lành mạnh khi mang thai.
3. Tác dụng phụ ăn nho khô khi mang thai?
Mặc dù nho khô có giá trị dinh dưỡng cao và mang lại lợi ích cho sức khỏe nhưng chúng có thể gây hại khi dùng quá nhiều. Nho khô có thể:
- Tăng lượng đường trong máu của mẹ bầu và do đó có thể ảnh hưởng đến việc chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ.
- Nếu được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, việc tiếp tục ăn nho khô hoặc bất kỳ loại thực phẩm nào có nhiều đường (kể cả đường tự nhiên) có thể gây béo phì ở trẻ sơ sinh.
- Tăng nguy cơ mẹ và con mắc bệnh đái tháo đường type 2.
Mặc dù ăn nho khô có lợi cho sức khỏe nhưng cũng có thể gây hại cho những người mắc bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh liên quan đến đường huyết. Nếu phụ nữ mang thai bị đái tháo đường thai kỳ hoặc bất kỳ vấn đề y tế nào khác, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
4. Cách ăn nho khô khi mang thai để bổ dưỡng và an toàn
Mẹ bầu có thể ăn một nắm nho khô bất cứ khi nào thèm đồ ngọt. Có một số cách để ăn nho khô mà mẹ bầu vẫn có được dinh dưỡng, an toàn cho cả mẹ và con:
- Ngâm nắm nho khô trong nước lạnh trong một giờ. Lọc lấy nước và ăn cùng với sữa nóng trước khi đi ngủ.
- Thêm nho khô vào nước sôi và ngâm trong vòng 10 đến 15 phút. Bạn có thể tiêu thụ nước với số lượng nhỏ trong suốt cả ngày.
- Tạo hỗn hợp nho khô, các loại hạt và mơ khô để tạo thành một món ăn nhẹ lành mạnh.
- Lấy một lượng nho khô và các loại hạt tùy thích rồi thêm mật ong hoặc sữa chua Hy Lạp. Đây là một cách tuyệt vời để bổ sung dinh dưỡng lành mạnh cho mẹ bầu.
>>>Xem thêm: Cộng đồng làm đẹp <<<