Tìm hiểu từ A – Z các thông tin liên quan đến mụn

Mụn được xem là kẻ thù của bất kể ai dù là nam hay nữ bởi nó gây ra những khó chịu cũng như sự tự ti mỗi khi ra ngoài. Mặc dù không ai có thể tránh khỏi được vấn đề này nhưng hiểu tường tận mụn là gì? Nguyên nhân, phương pháp điều trị hiện nay thì có rất ít người biết.

1. Tổng quan về các nốt Mụn

Mụn là một trong những loại bệnh lý về da liễu có liên quan đến những thay đổi bất thường ở tuyến dầu và chân lông. Mụn là một thuật ngữ y khoa dùng để chỉ trình trạng các khối u nhỏ nổi trên bề mặt da. Các khối u này thường xuất hiện ở các vị trí như mặt, lưng, cổ, bả vai, trước ngực,… Mặc dù không gây ra nguy hiểm nhưng có thể đó là dấu hiệu cảnh bảo những bất thường của cơ thể và làm mất thẩm mỹ.

Sự hình thành các khối u nhỏ trên mặt hay bề mặt da gây đau nhức, khó chịu và mất tính thẩm mỹ

Phân loại

Việc xác định chính xác các loại các khối u nhỏ hình thành trên da có ý nghĩa quan trọng đối với các phương pháp điều trị cũng như cách phòng tránh. Tùy vào từng biểu hiện và khả năng hình thành khác nhau mà người ta chia các khối u này thành các loại như sau:

  • Mụn đầu trắng là sự kết hợp của dầu nhờn và các tế bào chết ở da, thường nằm ở trong các lỗ chân lông, cứng, viêm đỏ đầu trắng, không gây đau nhức.

  • Mụn đầu đen là một trong số những loại phổ biến và xuất hiện nhiều nhất trên cơ thể, đặc biệt là vùng mũi và hai bên má. Các khối u đầu đen này là tổ hợp của dầu nhờn, tế bào chết, bụi bẩn bị oxy hóa khi lỗ chân lông nở to.

  • Những khối u nằm sâu trong bề mặt da được gọi là mụn ẩn, không thể nhìn thấy nhưng chúng khiến cho vùng da bị sần sùi, gồ ghề trông rất khó chịu và mất thẩm mỹ.

  • Mụn đỏ là tình trạng khối u sưng gây đau nhức, khó có thể nhìn thấy nhân. Nếu điều trị không đúng cách sẽ có thể khiến tình trạng nặng hơn chẳng hạn như dùng mỹ phẩm kém chất lượng, thói quen nặn, cậy mụn,…

  • Các khối u hình thành có thể ung mủ gây ra đau nhức, dễ để lại sẹo, thâm, rỗ và dẫn đến viêm da, viêm lỗ chân lông.

  • Không chỉ là khối u nhỏ mà còn có loại với đường kính to ở dạng nang, chân sâu, sưng đỏ, chứa nhiều mủ, gây nhức nhối, khó chịu và để lại sẹo sau khi điều trị.

Nguyên nhân gây ra mụn

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy nguyên nhân gây ra mụn có rất nhiều nhưng thường xuất phát từ 2 yếu tố chính là nội tiết tố trong cơ thể và vi khuẩn ở lỗ chân lông.

Những thay đổi hay mất cân bằng nội tiết tố sẽ làm kích hoạt tuyến dầu trên da tăng cường tiết dịch. Trong khi đó, lỗ chân lông lại bị bịt kín do bụi, tế bào chết, vi khuẩn,… làm cho dịch bị ứ đọng tạo thành nhân. Nhân sẽ phát triển dần thành các khối u, chứa nhiều bã nhờn. Đây chính là lý do dẫn đến viêm da, viêm lỗ chân lông và hình thành mụn mủ, bọc hay nang,…

Quá trình tích tụ chất nhờn, tế bào chết,... khi lỗ chân lông bị bịt kín gây ra mụn

2. Các phương pháp điều trị mụn

Các phương pháp điều trị hiện nay nhằm mục đích kiểm soát  tình trạng khối u hình thành và lây lan sang nhiều vị trí khác nhau, hạn chế để lại sẹo thâm, sẹo rỗ hoặc những tổn thương trên da.

Thuốc

Khi bạn đã sử dụng nhiều phương pháp điều trị khác nhau nhưng không hiệu quả thì các bác sĩ sẽ kê thuốc. Cách trị mụn khi sử dụng thuốc sẽ hạn chế quá trình tiết dịch của tuyến nhờn, tăng cường sự chuyển hóa trên tế bào da, chống viêm nhiễm hay sự xâm nhập của vi khuẩn, ngăn ngừa sự hình thành sẹo,…

Các loại thuốc kháng khuẩn, kháng sinh thường phát huy công dụng trong điều trị hoặc kết hợp với một số chế phẩm nhằm giảm sự sừng hóa tế bào. Đặc biệt, không sử dụng thuốc Corticosteroid trong trường hợp này bởi sẽ làm cho tình trạng bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn.

Một số thuốc có thể được bác sĩ kê trong toa dành cho bệnh nhân hiện nay bao gồm:

  • Retinoid là thuốc bôi dạng kem, có nguồn gốc từ Vitamin A, có chứa thành phần như Retin-A, Dipin, Tazarotene,… Thời gian đầu thì tốt nhất bạn nên dùng cách nhật, 3 lần/1 tuần cho đến khi da quen với thuốc thì bôi thường xuyên hơn. Thuốc có tác dụng nở to, làm thông thoáng lỗ chân lông, ngăn ngừa khả năng hình thành của các khối u chứa bã nhờn trên da.

  • Thuốc kháng sinh có thể dùng kết hợp với Retinoid hoặc Benzoyl Peroxide như Clindamycin, Erythromycin để điều trị mụn trong thời gian vài tháng đầu. Ngoài dạng bôi thì có thể sử dụng thuốc kháng sinh qua đường uống như Tetracycline, Doxycycline, Macrolid,…

Các loại thuốc điều trị ở dạng kem thường được áp dụng kết hợp với kháng sinh và một số liệu pháp khác

  • Axit Azelaic là một loại axit tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Một số loại thuốc bôi có chứa từ 20% thành phần axit này có tác dụng hiệu quả đối với điều trị sự hình thành khối u trên bề mặt da.
  • Thuốc tránh thai mặc dù được dùng với mục đích đúng theo tên gọi nhưng lại có tác dụng đồng thời trong vấn đề cải thiện tình trạng mụn hình thành bởi cân bằng hàm lượng và ổn định nội tiết tố trong cơ thể các chị em phụ nữ.

Một số liệu pháp khác

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc kết hợp thì bác sĩ có thể sử dụng thêm một só liệu pháp khác nhằm loại bỏ triệt để nhân của các khối u và chất bã nhờn hình thành trên da như:

  • Sử dụng liệu pháp ánh sáng của tia laser và quang đông là kỹ thuật đã được nghiên cứu và đem lại nhiều thành công nhất định.

  • Sử dụng các công cụ làm sạch đặc biệt để loại bỏ hoàn toàn các vết tích còn sót sau khi bôi thuốc cũng được xem là một cách điều trị hiệu quả hiện nay.

  • Tiêm Steroid trực tiếp tại vị trí hạch, nang hình thành để làm mỏng da cục bộ, cải thiện nhanh chóng các tổn thương và giảm đau nhức do các vấn đề bệnh lý gây ra.

Sử dụng mỹ phẩm nhiều dầu, tự nặn bóp mụn có thể khiến tình trạng nặng hơn

Ngoài ra thì để nhanh chóng cải thiện tình trạng viêm nhiễm, tổn thương trên bề mặt da, bạn cần chú ý đến khâu vệ sinh và chăm sóc sức khỏe da cũng như cơ thể mỗi ngày. Bạn cũng phải nhớ rằng không được chà xát mạnh, cạy, nặn ở vị trí khối u mọc, hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm, đặc biệt là dạng kem nhiều dầu vì có thể gây kích ứng và dẫn đến tình trạng lây lan sang vị trí lân cận.

Nếu bạn đang tìm kiếm thêm thông tin hoặc cần tư vấn về chăm sóc da, hãy ghé thăm Cộng Đồng Làm Đẹp Chuẩn Y Khoa trên Facebook để được chia sẻ những kiến thức hữu ích từ các chuyên gia và cộng đồng yêu thích làm đẹp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *