Nấm linh chi sử dụng nhiều trong Đông y? Các loại nấm linh chi

Các loại nấm linh chi ? Nấm linh chi là một loại thảo dược đem lại nhiều lợi ích sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu nấm linh chi là gì và tác dụng của nấm linh chi qua bài viết dưới đây.

1. Nấm linh chi sử dụng nhiều trong Đông y? Các loại nấm linh chi

Nấm linh chi có tên khoa học là Ganoderma lucidum, một loại nấm thường mọc ở vùng nhiệt đới, đặc biệt là khu vực châu Á. Ngày nay, nấm linh chi trở nên phổ biến và sử dụng rộng rãi trong Đông y bởi một số phân tử của nấm có thể tác động đến sức khỏe của con người.

Nấm linh chi có thể ăn sống nhưng chúng thường được chế biến dưới dạng bột hoặc chiết xuất các phân tử của nấm. Vậy nấm linh chi có tác dụng gì, lợi ích đối với sức khỏe như thế nào?

Nấm linh chi là gì? Các loại nấm linh chi

Nấm linh chi là một loại thảo dược quý, được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền các nước châu Á. Trong Đông y, nấm linh chi được mệnh danh là Thượng dược và đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Đây là một loại nấm hóa gỗ chủ yếu phát triển trên thân cây gỗ mục, có cuống dài hoặc ngắn, mũ nấm có dạng hình thận, trên mặt mũ có những vân đồng tâm.

Nấm linh chi: Tác dụng, tính an toàn và cách sử dụng
Nấm linh chi: Tác dụng, tính an toàn và cách sử dụng

Tùy theo màu sắc của mũ nấm, linh chi được chia thành nhiều loại khác nhau

  • Linh chi đỏ – Xích chi hay Hồng chi có giá trị dược liệu tốt nhất và được sử dụng rộng rãi nhất.
  • Linh chi tím – Tử chi.
  • Linh chi vàng – Hoàng chi.
  • Linh chi trắng – Bạch chi.
  • Linh chi đen – Hắc chi.
  • Linh chi xanh – Thanh chi.

Linh chi là một loại thảo dược được mệnh danh là Thượng dược\

Thành phần hóa học

Nấm linh chi được cấu tạo bởi khoảng 90% là nước, 10% còn lại bao gồm 59% chất xơ, 1,8% tro, 26–28% carbohydrate, 3–5% chất béo thô, và 7–8% protein và một số vitamin, khoáng chất như sắt, kẽm và đồng,…
Polysaccharides, peptidoglycans và triterpenes là ba thành phần có hoạt tính sinh lý chính trong nấm linh chi. Tuy nhiên tỷ lệ phần trăm có sự khác biệt ở mỗi loại nấm khác nhau.

Polysaccharides, peptidoglycans và triterpenes là ba thành phần hoạt động sinh lý chính trong nấm linh chi
Tinh chất nấm linh chi
Tinh chất nấm linh chi

Vị thuốc nấm linh chi

Theo Y học cổ truyền, nấm linh chi có tính vị:

  • Tính hàn.
  • Vị đắng.

Quy kinh (quy kinh là tác dụng đặc biệt của các vị thuốc đối với các bộ phận khác nhau của cơ thể):

  • Tâm (tim).
  • Phế (phổi).
  • Can (gan).
  • Thận.

Do đó, nấm linh chi có công hiệu phù chính khu tà (là dưỡng sinh, bồi bổ cơ thể nhằm giúp đỡ chính khí, tăng cường thể chất, nâng cao sức đề kháng cơ thể để trừ đuổi bệnh tật, giúp cho cơ thể khôi phục sức khoẻ chiến thắng bệnh tật).

2.Một số lưu ý cần biết khi sử dụng nấm linh chi

Mặc dù nấm linh chi được biết đến với nhiều lợi ích, tuy nhiên đã có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nấm linh chi có thể gây ra các tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe.

Nấm linh chi rừng:Các loại nấm linh chi
Nấm linh chi rừng:Các loại nấm linh chi

Nấm linh chi có thể xuất hiện tương tác đối với các loại thuốc cho người bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp. Vì vậy để đảm bảo an toàn khi sử dụng, bạn cần tránh một số loại thuốc như:

  • Aspirin
  • Clopidogrel
  • Diclofenac
  • Warfarin
  • Captopril
  • Amlodipin

Một số báo cáo cho thấy rằng đã có người  bị nhiễm độc gan hoặc tiêu chảy mãn tính khi sử dụng nấm linh chi dạng bột. Vì vậy khi sử dụng loại nấm này bạn cần lưu ý cách dùng và liều lượng.

Nếu bạn muốn thêm nấm linh chi vào chế độ ăn uống hàng ngày để điều trị bệnh, nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng để đảm bảo dùng đúng liều lượng, đúng loại.

Nấm linh chi không chỉ mang lại nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe mà còn điều trị một số loại bệnh. Tuy nhiên, cần sử dụng loại nấm này một cách cẩn trọng để tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Tìm hiểu thêm trên cộng đồng làm đẹp nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *