Các dấu hiệu loãng xương nặng cần biết

Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu loãng xương nặng để có phương pháp điều trị kịp thời, chính xác. Mỗi cá nhân nên thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ và chủ động trang bị kiến thức về bệnh để bảo vệ sức khỏe của mình.

Loãng xương là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi. Đây là căn bệnh có triệu chứng không rõ rệt, rất khó để phát hiện. Vì vậy trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu loãng xương nặng để có phương pháp điều trị kịp thời, chính xác.

Loãng xương là gì?

Xương là mô sống liên tục tạo mới trong suốt cuộc đời. Các tế bào cũ mất đi và được thay thế bằng các tế bào mới. Quá trình tạo xương và tiêu xương (hay còn gọi là hủy xương) diễn ra với tốc độ khác nhau ở mỗi giai đoạn của cuộc đời.

Loãng xương là tình trạng xương chuyển hóa tiến triển làm giảm mật độ xương trên một đơn vị thể tích. Bệnh loãng xương còn đi kèm với suy giảm cấu trúc xương. Loãng xương làm các sợi xương mất dần theo thời gian, tạo thành những khoảng trống lớn trong cấu trúc xương. Mất xương khiến xương mỏng dần khiến xương giòn, xốp và yếu đi gây nên tình trạng loãng xương.

các dấu hiệu loãng xương nặng cần biết

Nguyên nhân gây ra loãng xương

Xương là bộ phận liên tục được tái tạo, rất nhiều tác nhân có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương. Bệnh loãng xương có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau ở nhiều giai đoạn trong cuộc đời. Vì vậy, mọi người cần biết những nguyên nhân sau để tìm cách phòng tránh ngay từ ban đầu. Có thể kể đến một số nguyên nhân chủ yếu sau:

  • Do chu kỳ phát triển của cơ thể: Sau tuổi 35 – 40, cơ thể tiến vào giai đoạn mất xương. Quá trình hủy xương lớn hơn tạo xương gây ra hiện tượng. Đối với phụ nữ đến tuổi mãn kinh, estrogen trong cơ thể ít đi và dẫn đến tình trạng mất xương.
  • Loãng xương do tuổi già: Đối với những người cao tuổi, quá trình chuyển hóa xương mất cân bằng dẫn đến cấu trúc xương thay đổi. Xương ngày càng mỏng dần, yếu đi, trở nên giòn xốp, dễ gãy.
  • Do hút thuốc, uống rượu, bia liên tục làm suy yếu hệ thống xương khớp.
  • Ăn uống không lành mạnh, thiếu các chất dinh dưỡng như canxi, vitamin D,…
  • Thói quen sinh hoạt không khoa học, lao động nặng trong thời gian dài.

Các dấu hiệu loãng xương nặng

Bệnh loãng xương thường tiến triển trong âm thầm, không có dấu hiệu rõ rệt. Thông thường phải mất một khoảng thời gian khá lâu sau khi bị bệnh, người bệnh mới có thể nhận ra những triệu chứng của căn bệnh này. Một số biểu hiện thường bệnh gặp là:

  • Gãy xương tự nhiên hoặc do chấn thương nhẹ: Dấu hiệu loãng xương nặng thường thấy nhất là gãy xương dù không có sự va đập mạnh. Gãy xương do loãng xương có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Thường gặp nhất là gãy xương đùi, xương cẳng tay, xương cẳng chân. Nguy hiểm hơn có thể gãy xương cột sống. Đối với những người bị bệnh loãng xương, các xương bị gãy rất khó có thể lành lại, thời gian hồi phục rất chậm.
  • Gãy lún thân đốt sống lưng: Người bệnh có thể nhận ra dấu hiệu loãng xương nặng khi xương khớp liên tục nhức mỏi, cột sống gù vẹo đi, chiều cao giảm dần. Người bệnh có thể khó thở do thể tích lồng ngực giảm hoặc cảm thấy no sớm do ổ bụng bị chèn ép khi xương sườn ép vào xương cánh chậu.
  • Đau nhức xương: Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức ở các khớp xương như cột sống, thắt lưng, đầu gối, xương chậu, xương hông,… Cảm thấy nhức mỏi ở các xương dài. Thường biểu hiện rõ nhất là đau lưng. Thậm chí là cảm giác châm chích khó chịu trong xương.

các dấu hiệu loãng xương bạn cần biết

Các yếu tố ảnh hưởng đến xương và bệnh loãng xương

Xương là bộ phận quan trọng của cơ thể. Nó được hình thành từ khi chúng ta còn là bào thai trong bụng mẹ và tiếp tục phát triển trong mỗi giai đoạn của cuộc đời. Khung xương chắc khỏe được ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố cả từ bên ngoài và bên trong cơ thể. Các nguyên nhân chính dẫn đến loãng xương bao gồm:

  • Do di truyền: Cơ thể mỗi người đều được hưởng sự di truyền từ thế hệ trước. Bố mẹ có khung xương khỏe mạnh thì con cái cũng vậy. Và ngược lại loãng xương cũng có thể được di truyền do bố mẹ có bệnh loãng xương, xương yếu.
  • Do thói quen ăn uống: Ăn uống là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến khung xương của con người. Các chất dinh dưỡng tốt cho xương phải được bổ sung ngay từ khi trẻ còn trong bụng mẹ. Và duy trì bổ sung thực phẩm dinh dưỡng, ăn uống lành mạnh trong suốt cuộc đời để có một khung xương chắc khỏe.
  • Do vận động: Luyện tập cũng ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển xương. Tập luyện thể dục thể thao giúp kích thích tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất, tăng hấp thu chất dinh dưỡng, tăng tái tạo xương
  • Một số yếu tố khác như môi trường sinh hoạt, công việc cũng ảnh hưởng đến xương.
  • Ngoài ra các thói quen xấu như ăn mặn, uống nhiều rượu, bia, hút thuốc, sử dụng các chất kích thích đều có thể dẫn đến loãng xương.

Chẩn đoán các dấu hiệu loãng xương nặng

Loãng xương thường rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Bởi bệnh này thường ít có biểu hiện rõ rệt. Loãng xương ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt. Với những người bị bệnh loãng xương nặng có thể ảnh hưởng tới tính mạng trong một số trường hợp nhất định. Vì vậy, người bệnh cần lưu tâm đến trạng thái cơ thể để phát hiện các dấu hiệu loãng xương nặng. Cách tốt nhất để nhận biết dấu hiệu loãng xương nặng là đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán.

Đo hấp thụ tia X năng lượng kép (DXA)

Chẩn đoán bằng phương pháp này giúp sàng lọc những người có nguy cơ bị loãng xương. Đây là phương pháp đo khối lượng xương để đánh giá xác định tình trạng loãng xương, dấu hiệu loãng xương nặng và nguy cơ gãy xương. DXA thường được áp dụng cho những trường hợp sau:

  • Phụ nữ ≥ 65 tuổi.
  • Những người có tiền sử người thân trong gia đình bị bệnh loãng xương.
  • Người hút thuốc lá hoặc các loại thuốc khác có nguy cơ cao gây mất xương như glucocorticoid.
  • Bệnh nhân có dấu hiệu về giảm mật độ xương hoặc xẹp đốt sống.

X-quang thường quy

Chụp X-quang cho phép bác sĩ quan sát thấy hình ảnh tăng thấu quang khi mất xương khoảng 30%. X-quang có thể cho thấy các hình ảnh về việc biến dạng đốt sống, gãy, lún, xẹp các đốt sống. Đây là trường hợp đã có các dấu hiệu loãng xương nặng.

các dấu hiệu loãng xương bạn cần biết

Loãng xương nên uống thuốc gì?

Dùng thuốc là một trong những biện pháp hiệu quả để phòng tránh và chữa trị bệnh loãng xương. Thành phần của thuốc phải chứa các chất giúp xương chắc khỏe như canxi, vitamin K, vitamin D. Khi điều trị loãng xương, người bệnh cần bổ sung đủ lượng canxi khoảng 1.000 – 1.200 mg/ngày và lượng vitamin D cần thiết khoảng 800 – 1000 IU/ngày cho cơ thể. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng thêm các loại thuốc chống hủy xương trong trường hợp có các dấu hiệu loãng xương nặng như: Alendronate, Zoledronic acid (truyền tĩnh mạch), Calcitonin, Chất điều hòa chọn lọc thụ thể estrogen (SERM), Raloxifene (Evista).

Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc tư vấn hãy liên hệ với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của Cộng Đồng Làm Đẹp qua kênh Facebook chính thức: Cộng Đồng Làm Đẹp Chuẩn Y Khoa .Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *