Bạn có đang gặp phải tình trạng tóc xơ rối, gãy rụng? Bạn băn khoăn không biết mình có bị thiếu vitamin B7 hay không? Bạn muốn bổ sung vitamin B7 cho cơ thể nhưng không biết làm cách nào? Hãy cùng tìm hiểu những loại thực phẩm bổ sung vitamin B7 cực kỳ tốt và an toàn cho cơ thể ngay sau đây nhé.
1.Hạnh nhân – thực phẩm bổ sung vitamin B7 không phải ai cũng biết
Hạt hạnh nhân không chỉ thơm ngon mà còn vô cùng bổ dưỡng. Đây là một loại hạt dinh dưỡng được rất nhiều người yêu thích. Trong hạt hạnh nhân có chứa lượng lớn vitamin B7 cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, trong nó còn có các nguyên tố vi lượng vô cùng thiết yếu như sắt, kẽm,… Ăn khoảng 5 – 10 hạt hạnh nhân mỗi ngày sẽ giúp bạn bổ sung thêm lượng vitamin B7 cần thiết cho nhiều quá trình chuyển hóa của cơ thể.
2. Hạt ngũ cốc
Ngũ cốc nguyên hạt là một nguồn cung cấp các vitamin nhóm B vô cùng dồi dào. Đây cũng là một nhóm thực phẩm rất phổ biến và có thể sử dụng hàng ngày. Các loại ngũ cốc nguyên hạt có chứa rất nhiều vitamin B7. Nó còn là nguồn cung cấp canxi và sắt rất tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, các vitamin nhóm B thường có ở trong màng của các loại ngũ cốc, quá trình xay xát sẽ khiến lượng vitamin này bị thất thoát theo vỏ. Bạn nên sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt để có thể tận dụng được tối đa nguồn vitamin này.
3. Cá biển
Cá biển là một trong những loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng. Trong thịt cá biển có chứa hàm lượng đạm dồi dào cùng với các chất béo lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Các loại cá như cá hồi hay cá ngừ cũng là nguồn cung cấp các vitamin nhóm B vô cùng dồi dào.
Tuy nhiên, bạn nên hạn chế ăn các loại cá biển sống lâu năm vì hàm lượng thủy ngân trong thịt cá rất cao, không nên cho trẻ em dưới 1 tuổi ăn các loại cá này để tránh bị ngộ độc.
4. Thịt bò
Từ trước đến nay, chắc hẳn bạn vẫn nghĩ rằng thịt chủ yếu chỉ cung cấp chất đạm và chất béo, nhưng thực ra thịt cũng là nguồn cung cấp rất nhiều vitamin cho cơ thể trong đó có vitamin B7. Các loại thịt gà, thịt bò đều là nguồn cung cấp vitamin B rất dồi dào.
5. Gan, thịt nội tạng
Dù ít phổ biến hơn các loại thịt nhưng gan và thịt nội tạng cũng là một nguồn giàu vitamin B7. Dù là gan bò, gan cừu hay gan gà, lợn thì trong đó cũng chứa rất nhiều loại vitamin nhóm B. Điển hình là gan bò, trong 100g gan bò có thể chứa đến 138% RDI vitamin B7. Tức là vượt quá mức vitamin B7 mà cơ thể cần mỗi ngày. Không chỉ vitamin B7, trong gan bò còn chứa rất nhiều vitamin B12 và tất cả các loại vitamin nhóm B khác.
6. Thịt gà
Thịt gà cũng có chứa rất nhiều vitamin nhóm B, đặc biệt là phần ức gà. Ức gà là một thực phẩm bổ dưỡng, giàu đạm, ít calo và chứa nhiều vitamin B7. Bạn có thể sử dụng thịt gà trong mỗi bữa ăn để cung cấp thêm vitamin B7 cho cả nhà.
7. Trứng
Vitamin B7 có trong mỗi quả trứng chiếm khoảng 33% RDI. Trứng gần như là nguồn cung cấp vitamin B7 được ưu tiên hàng đầu. Nó rất phổ biến, dễ ăn và có thể chế biến thành rất nhiều món. Lượng vitamin B7 có trong trứng có lẽ chỉ đứng sau gan. Trong trứng cũng có các vitamin nhóm B khác tuy nhiên với lượng thấp hơn như vitamin B2 chiếm 15% RDI, vitamin B12 chiếm 9% RDI.
Biotin thường có mặt trong các loại thực phẩm như thịt, trứng và các sản phẩm từ động vật. Tuy nhiên bạn cũng có thể sử dụng các loại rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin B7 dù trong đó chứa không nhiều vitamin B7.
8. Bánh mì
Bánh mì là một loại thực phẩm rất phổ biến tại Việt Nam. Nó không chỉ cung cấp tinh bột cho cơ thể mà còn là thực phẩm chứa vitamin B7 rất cao. Nếu lo ngại việc ăn gan động vật và thịt động vật có thể khiến bạn tăng cân hoặc tăng cholesterol thì bạn hoàn toàn có thể lựa chọn bánh mì để bổ sung năng lượng và cả vitamin B7 cho cơ thể. Đặc biệt hơn, nếu bạn ăn bánh mì nguyên hạt thì lượng biotin sẽ dồi dào hơn rất nhiều.
9. Đậu nành và hạt họ đậu
Các loại hạt chưa bao giờ làm chúng ta thất vọng về giá trị dinh dưỡng của chúng. Hạt đậu nành và các loại hạt họ đậu khác đều có chứa rất nhiều dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Trong các loại hạt này còn chứa rất nhiều loại vitamin nhóm B trong đó có vitamin B7. Ngoài ra nó còn chứa lượng lớn vitamin B9.
10. Súp lơ
Trong súp lơ tươi sống có thể chứa đến 17 mcg biotin. Lượng biotin này cũng có thể mất đi trong quá trình chế biến nên bạn cần chú ý không nấu súp lơ quá lâu. Bạn nên chế biến súp lơ thành các món luộc hoặc xào, tránh các món chiên rán vì nhiệt độ cao sẽ khiến các vitamin nhóm B bị phân hủy.
11. Men dinh dưỡng
Trước hết bạn cần phân biệt men tiêu hóa và men dinh dưỡng. Men dinh dưỡng là một loại nấm men được chế biến để con người có thể ăn được dễ dàng. Trong men dinh dưỡng có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và vitamin. Bạn có thể sử dụng men dinh dưỡng để bổ sung vitamin nhóm B cũng như vitamin B7 cho cơ thể.
12. Khoai lang
Dù không nhiều nhưng khoai lang có chứa khoảng 2,4 mcg vitamin B7 trong mỗi khẩu phần ăn (khoảng 50g). Không chỉ có vitamin B7, khoai lang còn chứa nhiều beta carotene – tiền chất của vitamin A. Đây là một chất mà khi vào cơ thể nó sẽ được chuyển hóa trở thành vitamin A.
13. Nấm
Nấm có chứa một lượng lớn biotin, nó giúp cơ thể có thể chống lại các bệnh về nhiễm trùng. Dù có chế biến hay không thì nấm cũng có chứa khá nhiều biotin và rất tốt cho sức khỏe.
14. Sữa
Sữa và các loại thực phẩm được chế biến từ sữa luôn là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể. Sữa và sản phẩm từ không chỉ cung cấp protein, canxi mà nó còn chứa một lượng lớn vitamin các loại. Bạn có chứa biết trong phomai Cheddar bạn thường ăn có chứa đến 0,4 mcg biotin. Trong sữa có chứa khoảng 0,3 mcg.
15. Cải cầu vồng
Rau cải cầu vồng có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Bạn có thể ăn cải cầu vồng để bổ sung các vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B7. Ngoài ra, cải cầu vồng còn chứa vitamin A, C, E và nhiều khoáng chất như sắt, canxi, kẽm, đồng,..
Những loại thực phẩm bổ sung vitamin B7 trên đều rất quen thuộc, hãy bổ sung ngay vào bữa ăn hàng ngày của gia đình để tình trạng thiếu vitamin B7 không bao giờ xảy ra với bạn. Kham khảo bài viết tại CỘNG ĐỒNG LÀM ĐẸP với những thông tin hữu ích Những loạithực phẩm bổ sung vitamin B7