1. Đặc biệt có nhiều tác dụng cho sức khỏe trong mùa hè
Quả bơ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng, đáng chú ý là chất béo, carbohydrate, protein, kali, chất xơ, vitamin B và vitamin E. Ngoài ra, quả bơ còn cung cấp vitamin C, vitamin K, glucid và các chất khác.
Với thành phần dinh dưỡng đa dạng, quả bơ được coi là một loại thực phẩm bổ dưỡng và có tác động tích cực đến cơ thể.
Cải thiện sức khỏe tim mạch: Bơ là nguồn giàu kali, một chất dinh dưỡng được liên kết với việc giảm huyết áp. Trong 100g bơ cung cấp được khoảng 14% lượng kali cần thiết cho cơ thể, mức cao hơn so với chuối (chỉ cung cấp 10% nhu cầu kali).
Do đó bơ giúp duy trì sức khỏe tim mạch tốt hơn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng quả bơ có tác động tích cực trong việc điều chỉnh mỡ máu, bao gồm giảm mức triglyceride và cholesterol máu.
Cải thiện hệ tiêu hóa: Bơ là một trong số những thực phẩm giàu chất xơ tự nhiên, với 25% thành phần là chất xơ hòa tan.
Loại xơ này có khả năng thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón, hỗ trợ kiểm soát mức đường trong máu, và giảm nguy cơ mắc viêm đại tràng hoặc ung thư đại tràng.
Ngăn ngừa viêm nhiễm: Quả bơ chứa nhiều acid béo không bão hòa và vitamin E, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ thống miễn dịch và giảm viêm. Nhờ đó, loại trái cây này có khả năng giúp ngăn ngừa một số bệnh mãn tính như đái tháo đường, bệnh tim mạch, viêm khớp và các vấn đề liên quan đến sức khỏe.
Bảo vệ và ngăn ngừa tình trạng loãng xương: Vitamin K có trong quả bơ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương, bằng cách tăng cường khả năng hấp thụ canxi và giảm việc tiết canxi qua nước tiểu.
Phòng ngừa ung thư: Quả bơ chứa nhiều folate, phytochemical và carotenoid, các thành phần này đã được nghiên cứu và có khả năng giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư.
Một quả bơ có thể cung cấp khoảng 1/3 nhu cầu folate hằng ngày cho người trưởng thành. Đây là một cách tự nhiên để bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng và bảo vệ sức khỏe chống lại ung thư.
Cải thiện sức khỏe tinh thần: Một quả bơ trung bình (khoảng 400 gam) có thể cung cấp khoảng 1/3 lượng folate cần thiết hằng ngày cho người trưởng thành. Do đó giúp cải thiện sức khỏe tinh thần và bảo vệ não bộ khỏi các vấn đề liên quan đến trầm cảm.
Bảo vệ thị lực: Quả bơ chứa lượng lutein và zeaxanthin cao, hai chất này có khả năng hấp thụ sóng ánh sáng gây hại cho mắt.
Bảo vệ sức khỏe thai nhi: Folate trong quả bơ đóng vai trò quan trọng trong thai kỳ, giúp giảm nguy cơ mắc các dị tật ống thần kinh, sự sẩy thai và tình trạng thiếu máu.
Giúp giảm cân và duy trì cân nặng lý tưởng một cách khỏe mạnh: Chất xơ giúp tạo cảm giác no, khiến cơ thể cảm thấy kìm hãm ăn uống quá nhiều.
Mặc dù bơ chứa nhiều chất béo, nhưng chủ yếu là chất béo không bão hòa đơn lành mạnh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất béo này trong khẩu phần ăn uống hằng ngày có thể giúp giảm vòng eo.
Tốt cho răng miệng: Bơ được xem là thuốc đánh răng tự nhiên để trị sự hôi miệng và giúp sạch răng miệng.
Bảo vệ da: Dầu trong quả bơ được các hãng dược phẩm chiết xuất để cho vào mỹ phẩm làm đẹp da vì nó giúp nuôi dưỡng da trắng đẹp và làm da mềm mại.
Phục hồi tóc hư tổn: Trái bơ có chứa nhiều vitamin B, vitamin C, vitamin E, đồng, beta-carotene… những dưỡng chất này sẽ giúp tóc bạn óng mượt, mềm mại hơn rất nhiều.
Tăng cường sức khỏe cho não: Hàm lượng vitamin B6 dồi dào trong quả bơ cũng rất tốt cho phái đẹp vì nó giúp ngăn chặn chứng thiếu máu, đặc biệt vào những ngày “nguyệt san”.
2. Những ai không nên ăn quả bơ?
Một số trường hợp nên hạn chế hoặc tránh ăn bơ hoàn toàn, dù quả bơ có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe:
Phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú: Mặc dù quả bơ có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng việc ăn quá nhiều bơ có thể gây giảm tiết sữa và gây khó chịu cho trẻ nhỏ. Do đó, tốt nhất là chỉ nên ăn bơ ở mức độ vừa phải, không quá lạm dụng.
Người đang bị bệnh về đường ruột: Trường hợp đau yếu hoặc đang gặp vấn đề về đường ruột, việc ăn quá nhiều bơ có thể gây khó tiêu, đầy bụng và tiêu chảy.
Người bị dị ứng với các hợp chất của quả bơ: Các cá nhân có cơ địa nhạy cảm thường có nguy cơ cao bị dị ứng sau khi ăn bơ.
Người có vấn đề liên quan đến gan: Do quả bơ chứa nhiều collagen, chất này khi không được tiêu hóa hoàn toàn, có thể tích tụ trong gan và gây tổn thương đến tế bào gan.
Người béo phì hoặc đang áp dụng chế độ giảm cân: Bơ chứa nhiều chất béo, do đó việc ăn quá nhiều bơ có thể gây tăng cân và làm mất kiểm soát quá trình giảm cân.
Người đang sử dụng thuốc: Quả bơ có thể gây tác dụng tương tác hoặc làm giảm hiệu quả của một số thuốc như thuốc chống đông máu như Warfarin hoặc Heparin, thuốc chống kết tập tiểu cầu như Clopidogrel, và thuốc chống viêm không steroid như Aspirin, Ibuprofen, Naproxen.
Bác sĩ Vũ lưu ý bơ kỵ với đồ lạnh, đồ lạnh sẽ làm giảm nhiệt độ đường tiêu hóa, gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất béo có trong trái bơ.
Ngoài ra, nếu ăn bơ ngay sau khi ăn dưa hấu hoặc ngược lại, bạn có thể gặp tình trạng khó chịu, buồn nôn, tiêu chảy.
Không nên ăn bơ kết hợp với các thực phẩm chứa hàm lượng chất béo cao, để tránh làm giảm khả năng hấp thụ hai nhóm dưỡng chất này của cơ thể.
Nên ăn quả bơ khi nào?
Bác sĩ Vũ khuyến cáo thời điểm thích hợp để ăn có thể tận dụng tối đa lợi ích cho sức khỏe. Ăn bơ vào buổi sáng tốt hơn buổi tối.
Để đảm bảo cơ thể hấp thu tốt dinh dưỡng từ quả bơ, nên ăn bơ trước bữa ăn chính khoảng 1-2 giờ.
Nếu muốn tăng cân, có thể ăn món ăn từ quả bơ sau bữa chính, khoảng 1-2 giờ.