1.Ham muốn tình dục giảm không hẳn là do mức testosterone thấp
Theo quy luật tự nhiên, ham muốn tình dục và khả năng cương cứng của “cậu nhỏ” sẽ bị suy giảm dần theo tuổi tác. Tuy nhiên, các dấu hiệu như có rất ít hoặc không có ham muốn tình dục đều cho thấy khả năng cao các quý ông đang có mức testosterone thấp. Theo nghiên cứu chỉ ra rằng có gần 40% năm giới ở độ tuổi 45 trở lên được các bác sĩ chẩn đoán có nồng độ testosterone thấp. Bởi vì các triệu chứng biểu hiện nồng độ testosterone đang ở mức thấp thường mơ hồ, hơn thế nữa, cánh mày râu cũng hiếm khi tiết lộ tình trạng của họ với bác sĩ, cho nên số lượng đàn ông có mức testosterone thấp trong thực tế có thể cao hơn nhiều.
2. Mức testosterone thấp không phải là biểu hiện của lão hóa
Khi tuổi tác càng cao sẽ kèm theo sự suy giảm của nồng độ testosterone trong máu. Tuy nhiên, mức testosterone có thể thấp hơn đáng kể so với mức bình thường tại một độ tuổi nhất định, và nó không phải là một phần tất yếu của quá trình lão hóa. Nồng độ testosterone trong máu thấp có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống và sức khỏe tổng thể của bạn. Tuy nhiên vẫn có thể điều trị được tình trạng này.
3. Các dấu hiệu thể hiện mức testosterone thấp
Testosterone thấp có thể thay đổi một số đặc điểm nam tính điển hình ở nam giới, bao gồm vú bị đau hoặc sưng, mở rộng vú. Một số dấu hiệu khác cần lưu ý như rụng lông hoặc mất tóc, ít phải cạo râu hơn, tinh hoàn nhỏ lại, dương vật khó đạt hoặc giữ được sự cương cứng. Ngoài ra, tình trạng nóng bừng trên cơ thể cũng thường thấy ở những người đàn ông có mức testosterone thấp.
4. Nồng độ testosterone thấp ảnh hưởng đến xương
Testosterone là một nhân tố không chỉ ảnh hưởng tới đời sống “chăn gối” mà còn đóng vai trò thiết yếu trong quá trình xây dựng xương chắc khỏe. Nếu thiếu hụt đi loại hormon này trong cơ thể có thể dẫn tới tình trạng xương yếu, loãng xương, xương bị mỏng đi và dễ bị gãy. Ngoài ra, testosterone cũng góp phần giữ cho cơ bắp khỏe mạnh, tạo ra các tế bào hồng cầu và tăng cường sự hưng phấn cho cảm xúc. Testosterone thấp có thể gây thiếu máu, trầm cảm và khó tập trung.
5. Xác định mức testosterone thông qua xét nghiệm máu
Không phải bất cứ người nào cũng có những biểu hiện rõ ràng khi xảy ra tình trạng suy giảm testosterone. Chỉ xét nghiệm máu mới có thể cho biết mức testosterone của bạn chính xác là bao nhiêu. Theo Hiệp hội Nội tiết cho biết, mức testosterone bình thường sẽ dao động từ 300-1.200 ng/dL, nếu dưới 300 ng/dL thì người đó đang có nồng độ testosterone thấp. Các bác sĩ thường sử dụng xét nghiệm máu và dựa trên một số triệu chứng để xác định xem có cần điều trị hay không.
6. Testosterone thấp không phải là “thủ phạm” gây hói đầu
Bước vào giai đoạn dậy thì, testosterone sẽ bắt đầu tác động tới quá trình mọc râu, tóc và lông trên cơ thể của nam giới. Từ tuổi dậy thì, khi một cậu bé bắt đầu có râu và lông mu, testosterone ảnh hưởng đến sự phát triển tóc ở nam giới. Testosterone thấp có thể khiến bạn rụng tóc hoặc lông trên các vùng của cơ thể, nhưng nó không gây ra chứng hói đầu ở nam giới. “Thủ phạm” chính có lẽ là do gen di truyền.
7. Tăng mức testosterone không chữa được chứng rối loạn cương dương
Testosterone thấp có thể là một trong những nguyên nhân gây ra chứng rối loạn cương dương (ED)- không có khả năng đạt hoặc giữ được sự cương cứng khi quan hệ tình dục hoặc trong khi ngủ. Để điều trị tình trạng này, liệu pháp testosterone có thể được đề nghị thực hiện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc điều trị bằng testosterone cho chứng ED không giúp cải thiện bệnh có lẽ bắt nguồn từ những nguyên nhân khách quan khác. Ví dụ như các bệnh về dây thần kinh và mạch máu có thể ảnh hưởng tới khả năng cương cứng của dương vật, từ đó gây ra chứng ED. Nếu bị mắc chứng ED, tốt nhất bạn nên tham khảo sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để đưa ra phương pháp điều trị bệnh tốt nhất.
8. Các triệu chứng suy giảm testosterone thường bắt đầu ở tuổi 40
Từ độ tuổi 40 trở đi, nồng độ testosterone của một người đàn ông sẽ bắt đầu giảm khoảng 1% mỗi năm. Sự suy giảm này là quy luật hết sức bình thường khi nam giới già đi. Đàn ông có nồng độ testosterone dưới mức bình thường có thể có hoặc không có các triệu chứng của sự suy giảm. Khi phát hiện ra tình trạng này, bác sĩ có thể đề nghị điều trị bằng liệu pháp bổ sung testosterone.
9. Béo phì ảnh hưởng tới mức testosterone
Béo phì làm tăng nguy cơ suy giảm testosterone trong máu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có gần 40% đàn ông trên 45 tuổi bị béo phì đều có lượng testosterone trong máu thấp hơn mức trung bình. Những nam giới bị mắc hội chứng chuyển hóa như cao huyết áp, nồng độ đường trong máu cao, béo bụng, mỡ máu cao,…đều có nguy cơ cao có lượng testosterone thấp.
10. Biện pháp điều trị lượng testosterone thấp
Liệu pháp thay thế testosterone đã được đưa vào sử dụng từ những năm 1940. Một trong những cách kinh điển nhất để tăng testosterone là tiêm testosterone, thường được tiến hành đều đặn sau vài tuần. Các loại gel bổ sung testosterone cũng được sử dụng rộng rãi ở Hoa Kỳ. Bạn có thể thoa gel lên vai, bụng hoặc phần trên cánh tay hàng ngày. Mục tiêu chung của điều trị là tăng mức testosterone trong máu đến ngưỡng trung bình – khoảng 400-700 ng/dL. Các phương pháp khác bao gồm miếng dán hoặc thuốc dạng viên uống.
11. Uống steriod đồng hóa không làm tăng testosterone
Steroid đồng hóa là một loại hormon nhân tạo có đặc tính giống như androgen. Một số vận động viên thường sử dụng steriod đồng hóa vì nó có tác dụng tương tự như testosterone tự nhiên để làm tăng sức mạnh của cơ bắp. Tuy nhiên, thực tế thì khi sử dụng steriod đồng hóa không thể làm tăng testosterone, thậm chí nó còn làm tăng sự hung hăng ở nam giới, gây ra mụn trứng cá nghiêm trọng, run rẩy, thu nhỏ tinh hoàn, làm giảm số lượng tinh trùng và gây hói đầu.
12. Các loại thuốc ảnh hưởng tới lượng testosterone
Finasertide được sử dụng để điều trị chứng hói đầu ở nam giới, có thể làm tăng nồng độ testosterone trong máu. Trong khi, một số loại thuốc khác có thể làm giảm testosterone, bao gồm corticosteroid (như prednison-được sử dụng cho các tình trạng viêm) và các chất gây nghiện tác dụng kéo dài, như oxycodone và morphin. Các laoij thuốc được sử dụng để điều trị ung thư tuyến tiền liệt tiến triển cũng có thể làm giảm nồng độ testosterone.
13. Bổ sung testosterone ảnh hưởng nghiêm trọng tới một số bệnh lý
Liệu pháp thay thế testosterone có thể làm cho một số tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn, chẳng hạn như chứng ngưng thở khi ngủ. Nó không được khuyến cáo sử dụng cho những người đàn ông bị chứng ngưng thở khi ngủ nghiêm trọng, phì đại tuyến tiền liệt nặng hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu dưới. Một số căn bệnh khác không nên kết hợp điều trị với liệu pháp testosterone bao gồm ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú ở nam giới và suy tim sung huyết không được kiểm soát hoặc kiểm soát kém.
14. Nghiện rượu có thể làm giảm mức testosterone
Rượu hay các chất có chứa cồn đều gây hại trực tiếp tới tinh hoàn- nơi sản xuất testosterone của nam giới. Nó cũng ảnh hưởng ít nhiều tới việc giải phóng các hormone khác liên quan đến chức năng tình dục và khả năng sinh sản của nam giới. Bên cạnh việc suy giảm ham muốn tình dục, những đàn ông nghiện rượu và bị bệnh gan có nguy cơ cao mắc chứng tinh hoàn co rút. Ngoài ra, những nam giới thường xuyên uống rượu cũng xuất hiện triệu chứng ngực mở rộng vì rượu có thể giúp chuyển đổi testosterone thành nội tiết tố nữ estrogen.
15. Đa số đàn ông có mức testosterone thấp đều không được điều trị
Theo thống kê, có tới 9 trên 10 người đàn ông có triệu chứng testosterone thấp không được điều trị. Bởi vì nhiều người trong số họ đều quy các triệu chứng của sự suy giảm testosterone thành những triệu chứng của các bệnh lý khác hoặc nghĩ rằng đó là một phần tất yếu của lão hóa. Nếu bạn có bất cứ triệu chứng gì và cảm thấy nó ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống cũng như hạnh phúc của bạn, hãy đến gặp bác sĩ để nhận sự tư vấn.
hoặc Page: để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn có được làn da mơ ước.