Ba kích tím: Vốn được biết đến như là một thần dược quý trong y học cổ truyền bởi nó xuất hiện trong rất nhiều bài thuốc với những công dụng chữa bệnh khác nhau. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về cây ba kích tím .
Mục lục
Toggle1. CÂY BA KÍCH LÀ GÌ?
Cây ba kích hay còn gọi là Morinda officinalis How là 1 loài cây họ Cà phê (Rubiaceae). Địa điểm sinh trưởng ưa thích của cây là các vùng rừng núi phía Bắc nước ta. Tại Việt Nam, nó mọc dại nhiều ở Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên… Hiểu được giá trị của cây ba kích nên nhiều nơi đã nuôi chúng 1 cách công nghiệp và đạt được hiệu quả cao.
Đặc điểm nhận biết cây ba kích là thân non có màu tím, cành có cạnh, lá mọc đối, dày và cứng, cuống ngắn, màu xanh lục. Hoa Ba Kích mọc chủ yếu thành tán ở đầu cành, còn quả của cây có hình cầu và khi chín chúng có màu đỏ.
Bộ phận giá trị nhất của cây ba kích đó là rễ. Rễ chứa rất nhiều thành phần đặc biệt như: anthraglucosid, tectoquinon, rubiadin, các iridoid, asperulosid, monotropein, morindolin, Các β-sitosterol, oxositosterol, các lacton, các muối vô cơ: Mg, K, Na, Cu, Fe, Co…
2. BA KÍCH TÍM CÓ TÁC DỤNG GÌ?
Vì có tính ấm vị cay ngọt hơi chát nên ba kích được quy vào can và thận có thật trong y học cổ truyền. Dưới đây là một số công dụng thần kỳ của nó trong việc chữa bệnh.
Bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lý: Nhờ tác dụng trực tiếp vào can và thận nên ba kích có hiệu qủa lớn trong việc ôn thận, tráng dương, ích tinh.
Điều trị hiện tượng mộng tinh, di tinh: Nó có hiệu quả trong việc cố tinh, tăng thời gian quan hệ, chống xuất tinh sớm. Ngoài ra nó còn chữa các bệnh dị tinh mộng tinh
Điều trị phong thấp, đau nhức xương khớp: Từ xa xưa người ta đã dùng ba kích để điều trị các bệnh về phong thấp, đau nhức xương khớp.
Điều trị huyết áp tăng:Thanh nhiệt, giải độc làm mát gan: vị ngọt và tính mát trong ba kích có hiệu quả rất lớn trong việc thanh nhiệt giải độc, làm mát gan. Trẻ nhỏ và người già sử dụng còn tăng sức đề kháng cho cơ thể.
3. ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG CỦ BA KÍCH
Ba kích là vị thảo mộc lành tính nên hầu hết các đối tượng đều sử dụng được. Các đối tượng sử dụng ba kích cụ thể như sau
- Bệnh nhân mắc các bệnh về sinh lý như yếu sinh lý liệt dương do rối loạn cương dương…
- Nam giới muốn bảo vệ sức khỏe sinh lý và nâng cao năng lực tình dục
- Những người đang điều trị các bệnh về xương khớp như: đau lưng, tê nhức bàn chân, mỏi gối,…
- Phụ nữ có các vấn đề về kinh nguyệt tử cung
- Các đối tượng muốn nâng cao sức đề kháng của cơ thể bồi bổ sức khỏe
- Những người bị huyết áp cao
CÁCH SỬ DỤNG VÀ LIỀU LƯỢNG
Ba Kích Tím đạt được hiệu quả cao nhất khi ngâm với rượu. Dưới đây là hai cách ngâm ba kích với rượu trắng cho ba kích tươi vào ba kích khô, người đọc có thể tham khảo
Cách ngâm rượu ba kích tươi
Người dùng chuẩn bị 1kg ba kích tươi với 4 lít rượu. Sau đó tiến hành rửa sạch ba kích bằng nước và tráng qua rượu để ráo. Chế biến ba kích tươi bằng cách bóc lõi ba kích ra chỉ lấy lại phần thịt của củ. Hoàn thành xong các bước ngâm chúng lại với rượu để khoảng 6 tháng
Cách ngâm rượu ba kích khô
Chuẩn bị dâm dương hoắc 12g+, ba kích khô 16g, nhục thung dung 12g, cam thảo 6g, câu kỷ tử 12g, sa sâm 16g, đương quy 8g, đỗ trọng 8g, đại táo 3 quả, rượu 1 lít.
Sau đó thái nhỏ và phơi khô tất cả các nguyên liệu trên và tiến hành ngâm chúng với rượu. Người dùng uống liên tục 7 ngày, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15ml.
Cách uống rượu ba kích tốt cho sức khỏe
Uống rượu ba kích có tác dụng cường dương, bổ sung tinh lực và bồi bổ sức khỏe cho người sử dụng. Tuy nhiên, mỗi ngày bạn chỉ nên uống từ 100 – 150ml tương đương với một chén. Bên cạnh đó, bạn có thể cho thêm mật ong để có vị ngọt ngọt dễ uống hơn.
Lưu ý:
Rượu ba kích tím được xem như con dao hai lưỡi, nên muốn đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì người dùng cần phải lưu ý một số điều như sau:
- Tuyệt đối không được tự ý chế ra bài thuốc ngâm rượu mới. Tốt nhất bạn hãy tham khảo hướng dẫn của thầy thuốc, lương y và bác sĩ.
- Khi chế biến ba kích nên loại bỏ phần lõi củ ba kích. Tuy lõi củ ba kích không có độc, nhưng đây là bộ phận làm cho rượu bị chát, uống không ngon. Nên khi chế biến bạn nên rút lõi đi.
LƯU Ý KHI SỬ DỤNG RƯỢU BA KÍCH
Mặc dù là bài thuốc lành tính, tuy nhiên sẽ có một vài đối tượng không phù hợp với rượu ba kích. Nếu bạn thuộc các trường hợp sau thì không nên sử dụng hoặc ngừng sử dụng ngay
- Nam nữ có âm hư hỏa vượng, táo bón
- Phụ nữ đang mang thai
4. . Một số câu hỏi thường gặp về ba kích tím
Việc uống nhiều rượu ba kích có tốt không?
Theo như nghiên cứu của các Lương y cho biết, công dụng của ba kích rất tốt cho sức khỏe. Thế nhưng nếu bạn quá lạm dụng hoặc dùng quá nhiều sẽ gây ra tác dụng phụ.
Nhưng hiện nay, nam giới không nên lạm dụng rượu ba kích để tăng cường sinh lý. Vì ba kích ngâm rượu chỉ là để hỗ trợ. Nếu uống quá nhiều rượu ba kích cũng không tốt cho sức khỏe, thậm chí còn phản tác dụng. Nam giới chỉ nên uống một chén bằng hạt mít mỗi bữa ăn để mang lại hiệu quả cao nhất.
Nếu như sử dụng ba kích quá nhiều sẽ gây ra một số tác dụng phụ như: Táo bón, miệng đắng, nước tiểu đỏ, đau, mờ mắt, ức chế thần kinh hay khát nước.
Ba kích ngâm rượu bao lâu thì có thể uống được?
Theo kinh nghiệm dân gian, ngâm rượu ba kích càng lâu thì càng ngon, bổ và mùi vị càng đậm đà bởi dưỡng chất từ ba kích chiết xuất ra nhiều. Nếu muốn ba kích tửu đạt chuẩn và có hương vị ngon nhất thì bạn nên hạ thổ trong khoảng thời gian tối thiểu 7 tháng.
Tuy nhiên, không nhất thiết phải hạ thổ mà có thể ngâm ba kích tửu bình thường, thì bạn có thể dùng rượu sau thời gian tối thiểu từ 3 – 4 tháng. Nếu muốn rượu ba kích tím ngon hơn, êm hơn, bớt gắt và dễ uống hơn thì nên ngâm trên 6 tháng để có kết quả tốt nhất.
Thực hư tác dụng của rượu ba kích giúp cường dương
Trong y học cổ truyền, nguyên liệu ba kích được xếp vào nhóm dược liệu bổ dương, giúp mạnh gân cốt, chữa thận dương suy, điều trị chứng liệt dương, trị yếu sinh lý và xuất tinh sớm… Do đó, nhiều người truyền nhau về tác dụng ba kích trong việc tăng cường bản lĩnh đàn ông, giúp lấy lại phong độ cho phái mạnh.
Tuy nhiên, ba kích có thể phản tác dụng nếu không biết cách ngâm rượu ba kích tươi đúng cách. Sai lầm phổ biến nhất là khi ngâm rượu ba kích là ngâm luôn cả lõi củ ba kích. Hơn nữa, nhiều người mua nhầm phải rượu ba kích giả, có bỏ thêm các loại thuốc kích dục, khiến người dùng lâm vào tình huống “dở khóc dở cười”. Đặc biệt, tác dụng của ba kích tím ngâm rượu chỉ giúp bổ trợ chứ không có tác dụng điều trị hoàn toàn và triệt để.
Rượu dùng để ngâm với ba kích bao nhiêu độ?
Tùy theo “tửu lượng” mỗi người mà bạn sẽ lựa chọn rượu có nồng độ thích hợp. Chọn rượu ngâm ba kích là bước quan trọng bạn không thể bỏ qua. Loại rượu được dùng để ngâm ba kích nên có nồng độ từ 40° – 45°, không nên vượt quá 45°. Vì, rượu có nồng độ nặng sẽ làm hỏng củ ba kích, dẫn đến bỏ phí bình rượu ba kích quý. Hãy sử dụng rượu trắng, rượu ngô men, rượu nếp, hay rượu Kim Sơn để ngâm ba kích.
Cách chọn bình ngâm rượu ba kích chuẩn
Bình ngâm rượu ba kích có tác động đến mùi vị sau này. Vì vậy, nên chọn bình ngâm rượu bằng thủy tinh hoặc chum sành to, dung tích đủ lớn, rộng rãi, có nắp đậy kín và nên chọn loại có vòi để dễ dàng lấy rượu và không làm hỏng rượu. Tuyệt đối không ngâm bằng chai nhựa, can nhựa bởi nồng độ của rượu sẽ xúc tác tới nhựa tạo ra những chất không tốt cho sức khỏe.
Lưu ý sử dụng bình thủy tinh, chum ngâm rượu cần phải vệ sinh sạch sẽ, lau khô, để ráo nước trước khi dùng.
Giá ba kích tím bao nhiêu tiền 1kg hiện nay?
Giá cả luôn là mối quan tâm của người tiêu dùng khi tìm mua các loại dược liệu. Thông thường sẽ không có mức giá chung cho ba kích tím bởi mỗi địa điểm khác nhau sẽ bán với giá ba kích tươi và khô cũng khác nhau. Hơn nữa, tình trạng nhập hàng trối nổi, hàng giả, hàng nhái kém chất lượng từ Trung Quốc gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng và gây nhầm lẫn thương hiệu.
Hiện nay, giá ba kích tím được bán trên thị trường giao động từ 550.000đ/1kg – 850.000đ/1kg. Tại Thảo Mộc Tốt, giá ba kích tím loại A1 là 180.000đ/kg, loại tách lõi sẵn chỉ việc đem ngâm là 240.000đ/kg .Ba kích khô có giá là 550.000đ/kg và ba kích rừng có giá 600.000đ/kg. Đây là giá thành tốt nhất trên thị trường với sản phẩm 100% tự nhiên, tuyệt đối nói không với chất bảo quản.
Mua ba kích tím chất lượng cao ở đâu?
Củ ba kích tím mang tới nhiều lợi ích cho con người, từ tác dụng chữa bệnh tới giá trị kinh tế cho bà con nông dân trồng loại thuốc này. Vì thế mà có rất nhiều loại củ đã bị giả mạo tên ba kích để bán ra thị trường.
Bạn phải thận trọng các điều này, như chúng tôi biết có một số loại vẫn được gọi là ba kích như viễn trí của miền sapa vỏ thịt màu tím nhưng bên trong thì trong suốt. Ngâm rượu không ra màu tím mà là màu phớt hồng.
Loại thứ 2 có tên là ruột ngựa phân bố vùng Tây Nguyên, loại này giá rất rẻ và củ to, thẳng đưỡn nên gọi là ruột ngựa, cũng có lõi gỗ, phần thịt tím. Vỏ cung tím ngâm rượu cũng tím nhưng không mang dược
hoặc Page: để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn có được làn da mơ ước.