Ánh sáng sinh học được sử dụng nhiều trong lĩnh vực công nghệ và làm đẹp như: mặt nạ ánh sáng sinh học, điện thoại,… Vậy, ánh sáng sinh học là gì và có đặc điểm nổi bật nào. Bài viết CỘNG ĐỒNG LÀM ĐẸP này sẽ cung cấp thêm thông tin về ánh sáng sinh học cho chị em cùng biết nhé!
1.Ánh sáng sinh học là gì? Hoạt động như thế nào?
Công nghệ ánh sáng sinh học được tạo ra bởi các bước sóng của ống kính phát quang. Bước sóng này có các hiệu ứng sinh học tương tự như ánh sáng mặt trời nhưng trong môi trường nhân tạo và không có tia cực tím. Bước sóng của ánh sáng sinh học dao động từ 400 – 2000 nm.
Phương pháp chiếu sáng của ánh sáng sinh học giống với ánh sáng tự nhiên, cũng có sự thay đổi màu nhiệt độ và cường độ thường xuyên. Chẳng hạn, ánh sáng sẽ sáng và trắng hơn vào buổi sáng nhưng lại mờ dần và ấm hơn vào buổi tối.
Ánh sáng sinh học được sử dụng nhiều trong lĩnh vực y tế, thẩm mỹ và điện tử. Thiết bị y tế chữa bệnh xương khớp, mặt nạ phục hồi da, tivi, điện thoại di động,… là những vật dụng quen thuộc với chúng ta có áp dụng ánh sáng sinh học.
2.Điểm nổi bật của ánh sáng sinh học
Ánh sáng sinh học có nhiều đặc điểm nổi bật như:
- Có sự kết hợp của kỹ thuật photomodulation đèn led cực mạnh và liệu pháp dòng điện cực nhỏ giúp loại bỏ các vi khuẩn có hại và hỗ trợ điều trị các khuyết điểm về da.
- Băng thông của ánh sáng sinh học rộng với nhiều sắc màu và chuyển ít năng lượng.
- Không gây nên tình trạng sưng tấy hay tổn thương sau khi sử dụng, ít đau, không có tác dụng phụ, tiết kiệm thời gian điều trị và hồi phục.
- Qua việc sử dụng mặt nạ này, thời gian điều trị cũng như hồi phục da của chị em sẽ trở nên nhanh chóng hơn.
- Nếu so sánh với tia laser, loại tia sáng sinh học này thích hợp sử dụng cho nhiều người hơn.
3.Phân loại ánh sáng sinh học
Ánh sáng sinh học được chia thành 7 loại, phân theo các màu sắc như: đỏ, cam, vàng, xanh lá, xanh dương, tím, trắng.
3.1. Ánh sáng đỏ
Ánh sáng đỏ có quang phổ rộng từ 620 – 780 nm, hấp thụ bởi các sắc tố và mạch máu, có thể dùng để điều trị nhanh các vết thương dưới da. Đồng thời tác động mạnh mẽ đến sự sống của tế bào, se khít lỗ chân lông, hình thành tế bào mới và tăng tuần hoàn máu.
Ánh sáng đỏ còn hạn chế tình trạng lão hóa, loại bỏ tàn nhang, vết nhăn và phục hồi hư tổn. Ngoài ra ánh sáng này cũng hỗ trợ điều trị các bệnh về da như rosacea (trứng cá đỏ), eczema (chàm bội nhiễm), giúp da tăng độ đàn hồi và chắc khỏe.
3.2. Ánh sáng cam
Ánh sáng cam được sử dụng nhiều để chuyên trị tình trạng da bị khô nám hoặc sai lệch màu sắc. Sử dụng ánh sáng cam sẽ làm cho da mềm đi và trắng dần, giữ nước trong tế bào để mang lại sức sống cho làn da đen sạm, xỉn màu.
Đồng thời, ánh sáng này còn khắc phục các tình trạng da khô, bị lão hoá và rạn nứt. Từ đó hấp thụ nhanh các dưỡng chất từ mỹ phẩm và mang lại hiệu quả rõ rệt sau khi sử dụng.
3.3. Ánh sáng vàng
Ánh sáng vàng có tác dụng cung cấp năng lượng cho các tế bào, kích thích hệ thống mạch và thần kinh. Từ đó tăng cường khả năng miễn dịch, phục hồi và cân bằng vùng da nhạy cảm, cải thiện hệ tiêu hoá. Ánh sáng này phù hợp cho những người có làn da hỗn hợp.
Ánh sáng vàng được dùng để điều trị tình trạng da nổi mụn trứng cá, mũi đỏ hoặc cháy nắng. Ngoài ra, đây cũng chính là liệu pháp giúp da săn chắc, tăng cường các cơ dưới lớp biểu bì, tăng độ đàn hồi, sự co giãn và thúc đẩy chống lão hóa, thâm nám.
3.4 Ánh sáng xanh lá (xanh lục)
Ánh sáng xanh lá là loại ánh sáng trung hoà có tác dụng cải thiện các vấn đề về sắc tố da do ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời và thiếu dinh dưỡng. Ánh sáng này có tác dụng điều trị mụn ẩn với tác động kích thích nhân mụn nổi lên và điều tiết tuyến nhờn trên da.
Không chỉ hạn chế sự hình thành của sắc tố melanin và các vấn đề về da, ánh sáng xanh lá còn chống viêm và làm dịu bề mặt da sau tổn thương do mụn, thâm,… Ngoài ra còn thúc đẩy nhanh chóng quá trình điều trị vết thương, phục hồi tổn thương, mang lại một làn da trẻ trung, trắng sáng.
3.5. Ánh sáng xanh dương
Ánh sáng xanh dương không chỉ hỗ trợ chăm sóc da mà còn cải thiện các vấn đề về tinh thần. Ánh sáng này giúp loại bỏ các vấn đề về mụn và chống viêm nhiễm da; ngăn chặn hiệu quả mụn trứng cá phát triển trên da.
Ánh sáng xanh dương giúp tăng cường trí nhớ và sự tỉnh táo, nâng cao khả năng nhận thức và tình trạng tâm lý trong cơ thể con người. Mọi loại da đặc biệt là da dầu và da nhạy cảm sẽ thích hợp khi sử dụng ánh sáng này.
3.6. Ánh sáng tím
Ánh sáng tím là sự pha trộn của ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh, không phù hợp cho làn da nhạy cảm. Ánh sáng này giúp cơ thể tạo vitamin D, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch và khả năng hấp thụ oxy của các tế bào trên da.
Ngoài ra, ánh sáng tím còn kháng khuẩn, khử trùng, làm sạch, điều tiết chất dầu cho da. Từ đó, mang lại hiệu quả cao trong việc trị mụn và điều trị một số bệnh ngoài da. Đồng thời, phân phối sắc tố melanin giúp tái tạo tế bào và trẻ hoá làn da.
Đặc biệt, ánh sáng này có đặc tính chống co thắt, giúp người dùng giảm căng thẳng. Bạn nên sử dụng mặt nạ ánh sáng tím từ 5 đến 8 phút với tần suất 2 lần/tuần để đạt hiệu quả cao nhất.
3.7. Ánh sáng trắng
Ánh sáng trắng thâm nhập sâu vào bên trong da, có tác dụng điều trị tình trạng rạn nứt da, loại bỏ độc tố và thúc đẩy quá trình trao đổi chất, khắc phục tình trạng da chảy xệ. Đồng thời hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh về tiêu hoá và xương khớp.
Ánh sáng sinh học không chỉ giúp da trắng sáng, giảm mụn mà còn tăng cường trí nhớ và sự tỉnh táo. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc gì, đừng ngần ngại và truy cập ngay vào website CỘNG ĐỒNG LÀM ĐẸP !