Âm đạo liệu có phải âm hộ ?Âm đạo là gì?Âm đạo là bộ phận quan trọng trong cơ quan sinh dục của phụ nữ, đảm nhận những nhiệm vụ trọng yếu gồm chức năng sinh lý, đời sống tình dục, thụ thai, nuôi dưỡng thai nhi và sinh nở. Âm đạo có cấu tạo như thế nào? Vị trí nằm ở đâu? Chi tiết các chức năng của bộ phận này? Hãy cùng tìm hiểu các thông tin qua bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn về và có thêm kiến thức bảo vệ âm đạo được tốt hơn.
Âm đạo là gì?
Âm đạo là một cấu trúc hình ống, nằm bên trong cơ thể và mở ra bên ngoài cơ thể. Âm đạo là một lối đi từ tử cung ra âm hộ, được bao bọc bởi dây thần kinh và màng nhầy, kết nối tử cung, cổ tử cung với bên ngoài cơ thể; tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quan hệ tình dục, thực hiện chu kỳ kinh nguyệt, mang thai và sinh con.
Âm đạo nằm ở vị trí nào?
Âm đạo là một phần cơ và ống của bộ phận sinh dục nữ nằm trong thành môi nhỏ, phía dưới lỗ niệu đạo và phía trên hậu môn.
Cấu tạo âm đạo
Âm đạo được cấu tạo gồm các bộ phận: Cửa âm đạo, thành âm đạo và màng trinh. Các bộ phận này có những vai trò khác nhau, cụ thể:
1. Cửa âm đạo
Cửa âm đạo là một trong ba nơi thiết yếu nhất của vùng âm hộ, là nơi liên kết các chức năng bên trong và bên ngoài cơ thể. Bộ phận này được bảo vệ bởi môi âm hộ và một lớp màng mỏng được gọi là màng trinh.
2. Thành âm đạo
Thành âm đạo được cấu tạo gồm các lớp cơ và được bao phủ bởi màng nhầy, cấu trúc gần giống như phần mô bên trong miệng. Thành âm đạo cực kỳ nhạy cảm, nó chứa các đầu dây thần kinh cho phép người phụ nữ cảm thấy khoái cảm khi giao hợp. Âm đạo tự bôi trơn một cách tự nhiên khi bị kích thích, làm giảm ma sát khi quan hệ tình dục thâm nhập.
3. Màng trinh
Màng trinh là lớp màng mỏng bao bọc xung quanh cửa âm đạo. Màng trinh có nhiều kích thước và hình dạng khác nhau nhưng chủ yếu nhất vẫn là hình nửa mặt trăng. Với cấu tạo này, màng trinh giúp máu kinh dễ dàng thoát khỏi âm đạo ra bên ngoài cơ thể.
Màng trinh sẽ bị rách trong lần quan hệ tình dục đầu tiên của nữ giới hoặc chịu tác động khi có vật cản nào đó nằm trong âm đạo (cốc nguyệt san). Bên cạnh đó, một số ít trường hợp màng trinh bị rách là do tập những loại hình thể dục hoặc vận động quá mạnh.
Độ sâu trung bình của âm đạo
Thông thường âm đạo sẽ có độ sâu trung bình khoảng 3,5 inch (tương đương 8,89 cm). Tuy nhiên độ sâu này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như tuổi tác, cân nặng,… Ngoài ra, âm đạo có thể rút ngắn lại khi bệnh nhân thực hiện các cuộc phẫu thuật liên quan đến vùng chậu và có thể kéo dài ra tới 11cm khi gặp kích thích hay trải qua sinh nở nhiều lần.
Chức năng âm đạo để làm gì?
Âm đạo có vai trò quan trọng và thực hiện nhiều chức năng khác nhau. Trong đó, tiêu biểu phải kể đến:
1. Quan hệ
Thành âm đạo được cấu tạo gồm các dây thần kinh có thể cảm nhận được dương vật xâm nhập vào âm đạo khi thực hiện giao hợp. Khi được kích thích, âm đạo sẽ mở rộng và độ ẩm tăng lên, niêm mạc tiết ra chất nhờn tự nhiên làm giảm ma sát, hạn chế đau rát khi quan hệ.
2. Chu kỳ kinh
Mỗi tháng đến chu kỳ kinh nguyệt, các lớp niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung) bong tróc sẽ theo đường âm đạo thoát ra bên ngoài cơ thể dưới dạng máu kinh. Bên cạnh đó, cốc nguyệt san hay tampon còn có thể được đặt vào âm đạo để thấm hút lượng máu này.
3. Mang thai
Trong quá trình quan hệ tình dục, dương vật xâm nhập vào âm đạo. Tinh trùng sẽ được tạo ra thông qua quá trình xuất tinh. Sau đó, tinh trùng sẽ theo đường âm đạo của nữ giới tìm đến tử cung và ống dẫn trứng để có thể thụ tinh cho trứng. Sau khi trứng được thụ tinh sẽ phát triển thành thai nhi.
4. Sinh con
Nhờ có tính đàn hồi và sự co giãn tốt mà âm đạo đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh nở. Trước khi chào đời, em bé sẽ di chuyển từ tử cung của mẹ qua âm đạo. Cửa âm đạo sẽ là nơi đón chào bé từ bụng mẹ ra thế giới bên ngoài.
Âm đạo có phải là âm hộ hay không?
Âm hộ thường bị hiểu lầm là âm đạo, thậm chí còn được sử dụng thay thế nhau. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều chị em chưa biết cách vệ sinh hai bộ phận này đúng cách.
Âm đạo không phải là âm hộ. Âm đạo là lỗ trong âm hộ, giữ vai trò quan trọng trong quan hệ tình dục và sinh con.
Khác với âm hộ, âm đạo ở người phụ nữ có cơ chế tự làm sạch. Nếu vệ sinh sai cách, thụt rửa sâu trong âm đạo sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và tổn thương.
Cơ chế tự làm sạch của âm đạo phụ nữ
Bên cạnh những vai trò và chức năng vốn có thì âm đạo còn có cơ chế tự làm sạch, không cần sự tác động hay hỗ trợ nào từ phía bên ngoài. Sở dĩ, cơ quan này có thể thực hiện được điều đó là vì bên trong âm đạo chứa nhiều lợi khuẩn.
Các vi khuẩn có lợi này tạo thành hệ vi sinh vật giúp cho âm đạo luôn khỏe mạnh. Khi cơ thể có sự cân bằng hợp lý, luôn ở trạng thái ổn định thì các sinh vật này trong âm đạo (đặc biệt là rất nhiều Lactobacillus) sẽ giúp cho âm đạo không bị nhiễm trùng và có khả năng tự làm sạch tự nhiên.
Một số triệu chứng cho thấy âm đạo đang gặp bất thường
Âm đạo là cơ quan dễ bị tổn thương và dễ mắc phải các bệnh lý liên quan. Vì thế, nữ giới cần lưu ý một số triệu chứng biểu hiện bất thường để sớm phát hiện ra các bệnh lý và điều trị kịp thời. Cụ thể:
- Chảy máu âm đạo bất thường hoặc máu kinh chảy ra nhiều, không kiểm soát, kinh nguyệt bất thường.
- Dịch âm đạo có màu trong suốt, trắng nhạt, xám hoặc xanh thay vì phải là màu trắng hoặc trắng đục.
- Dịch âm đạo tiết ra có độ đặc sệt giống như phô mai và có mùi tanh khó chịu. Số lượng dịch tiết ra nhiều hơn bình thường.
- Thường xuyên có cảm giác ngứa, rát hoặc đau phần âm đạo và âm hộ.
- Đau tức vùng bụng dưới, rối loạn đường tiểu, khi đi tiểu có cảm giác nóng, rát, tiểu buốt,…
- Có cảm giác đau và khó chịu khi thực hiện quan hệ tình dục. Chảy máu trong hoặc sau khi quan hệ.
- Xung quanh âm đạo bị kích ứng gây đỏ và ngứa.
Bệnh lý âm đạo thường gặp ở chị em phụ nữ
Một số bệnh lý âm đạo thường gặp phải ở chị em phụ nữ là:
- Viêm âm đạo gồm có viêm âm đạo do vi khuẩn (chủ yếu nhất), viêm âm đạo do nấm men (Candida).
- Bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STI) bao gồm: Nhiễm Chlamydia, nhiễm Trichomonas, mụn rộp sinh dục, mụn cóc sinh dục, bệnh da liễu, teo âm đạo,…
- Sa âm đạo gồm các bệnh lý: Sa bàng quang (liên quan mặt trước của âm đạo và bàng quang), sa trực tràng (liên quan mặt sau âm đạo và trực tràng), thoát vị âm đạo (liên quan đến mặt trước của thành âm đạo và ruột non).
- Ung thư âm đạo bao gồm: Ung thư biểu mô tế bào vảy (phổ biến nhất trong các loại ung thư âm đạo), ung thư tuyến âm đạo (Adenocarcinoma), khối u ác tính và Sarcoma âm đạo.
Một số chẩn đoán để xác định tình trạng âm đạo
Nhằm xác định được chính xác tình trạng mà bệnh nhân đang gặp phải, các bác sĩ có thể tiến hành một số xét nghiệm và kiểm tra để chẩn đoán được nguyên nhân của bệnh lý. Các xét nghiệm phổ biến để kiểm tra âm đạo thường được sử dụng:
- Khám vùng chậu: Bác sĩ sẽ thăm khám âm đạo và âm hộ (khám bằng tay và khám phụ khoa bằng mỏ vịt) để phát hiện các dấu hiệu bất thường hoặc dấu hiệu gợi ý bệnh lý.
- Chụp ảnh vùng chậu: Chụp ảnh vùng chậu có thể quan sát được âm đạo của bệnh nhân có tiềm ẩn nguy cơ gặp phải bệnh lý sa tử cung hay không. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân tiến hành siêu âm, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính (CT) để có thể xác định tình trạng của cơ quan này.
- Xét nghiệm PAP: Đây là xét nghiệm kiểm tra các dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm này cũng có thể chỉ ra các dấu hiệu bất thường của âm đạo.
- Xét nghiệm pH âm đạo: Xét nghiệm này giúp xác định định lượng độ pH hoặc mức độ axit của dịch trong âm đạo. Từ đó giúp bác sĩ sẽ chẩn đoán được những tình trạng viêm nhiễm âm đạo.
- Xét nghiệm STI: Bác sĩ sẽ lấy mẫu nước tiểu (phân tích nước tiểu) hoặc dịch âm đạo để kiểm tra các vi sinh vật gây ra các bệnh liên quan.
- Soi cổ tử cung: Đây là thủ thuật quan sát cổ tử cung và phóng to các mô của âm đạo dưới máy soi cổ tử cung. Bác sĩ có thể lấy bất kỳ mẫu mô nào có liên quan và xét nghiệm chúng để có thể nhận định được các vấn đề bất thường của âm đạo.
- Sinh thiết: Xét nghiệm này có độ chính xác cao, có thể chẩn đoán được ung thư và các bệnh lý khác liên quan đến bộ phận này thông qua việc lấy bệnh phẩm của mô trên bất kỳ vị trí nào của cơ thể.
Các lưu ý để giúp âm đạo luôn khỏe mạnh
Âm đạo là bộ phận dễ bị viêm nhiễm và mắc các bệnh lý liên quan. Vì thế, chị em phụ nữ cần lưu ý các điểm sau để âm đạo luôn khỏe mạnh.
- Kiểm tra vùng chậu, xét nghiệm PAP, khám sàng lọc định kỳ để sớm phát hiện ra các vấn đề bất thường của âm đạo và có phương pháp can thiệp điều trị hiệu quả.
- Không mặc quần áo ướt hay đẫm mồ hôi, nên mặc đồ lót rộng rãi, thông thoáng sẽ giúp giảm các nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm sinh ra ở vùng kín.
- Vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng, sử dụng các dung dịch vệ sinh phù hợp, tránh thụt rửa vì có thể phá vỡ sự cân bằng tự nhiên của vi khuẩn có lợi trong âm đạo, gây ra tình trạng viêm nhiễm.
- Sử dụng bao cao su và các phương tiện bảo vệ khác để đảm bảo an toàn khi quan hệ tình dục. Hạn chế giao hợp với nhiều bạn tình vì nguy cơ lây nhiễm các bệnh viêm nhiễm, bệnh lậu, HIV,… khá cao. Quan hệ tình dục đúng cách sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, gây tổn thương vùng kín.
- Tập bài tập Kegel (các bài tập sàn chậu) thường xuyên giúp chống lại tình trạng sa âm đạo đồng thời cơ sàn chậu khỏe mạnh làm tăng khả năng kiểm soát và siết chặt thành âm đạo.
Âm đạo giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chức năng sinh sản của nữ giới. Vì thế việc thăm khám và chăm sóc tốt vùng âm đạo là hết sức cần thiết. Hiện nay, Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có các phương pháp và liệu trình kiểm tra, chăm sóc sức khỏe phụ khoa của nữ giới cùng với kinh nghiệm thực tiễn của đội ngũ y bác sĩ sẽ đem đến sự hài lòng cho khách hàng.
Nếu có nhu cầu đặt lịch khám, tư vấn thêm về các bệnh phụ khoa tại Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ:
Hy vọng qua những thông tin vừa rồi sẽ giúp chị em phụ nữ hiểu rõ hơn về âm đạo cũng như cấu tạo và các chức năng của nó. Từ đó, có các biện pháp chăm sóc tốt vùng kín và phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến âm đạo, bảo vệ tốt sức khỏe của bản thân.Chúc bạn thành công trên con đường làm đẹp !Và nếu như có thắc mắc gì về các bệnh lí trên da cũng như tình trạng da tệ hãy liên hệ với Cộng đồng làm đẹp Việt Nam, chúng tôi rất vinh dự khi được đồng hành với bạn trên con đường làm đẹp.