Tăng cường sức đề kháng bằng cách nào ? Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể luôn là điều cần thiết dù bạn đang ở độ tuổi nào. Trong bài viết này, Cộng Đồng Làm Đẹp Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đề kháng, nguyên nhân suy giảm đề kháng cũng như tổng hợp các cách tăng sức đề kháng mà bạn nên biết.
1. Sức đề kháng là gì?
Sức đề kháng là khả năng phòng vệ cơ thể để chống lại sự xâm nhập các tác nhân như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,… gây bệnh. Sức đề kháng được tạo ra từ hệ thống miễn dịch của cơ thể. Các kháng thể được sinh ra có thể chống lại các bệnh thường gặp như cảm cúm, bảo vệ bạn khỏi các bệnh nguy hiểm khác như ung thư hoặc bệnh tim.
Vậy cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch như thế nào?
Các protein được tạo ra trong cơ thể của bạn được gọi là kháng thể. Chúng có khả năng phá hủy các tế bào khác thường. Chúng giúp chống lại các bệnh thông thường như cúm hoặc cảm lạnh và bảo vệ bạn khỏi các bệnh nghiêm trọng khác, chẳng hạn như ung thư hoặc bệnh tim.
Hệ thống miễn dịch bao gồm các mô, tế bào liên kết với nhau để phá hủy các yếu tố ngoại lai. Đây được xem là một mạng lưới dày đặc bao gồm các tế bào, mô và cơ quan liên kết với nhau để có thể bảo vệ cơ thể con người chống lại các tác nhân gây bệnh. Một khi sức đề kháng hay hệ thống miễn dịch bị suy yếu thì virus, vi khuẩn, độc tố,… sẽ tấn công cơ thể bạn và gây bệnh.
Trước tiên, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra một lớp hàng rào nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus gây hại. Nếu hàng rào bị phá bỏ và chúng vượt qua lớp rào chắn đó, trong hệ miễn dịch sẽ cho các tế bào bạch cầu, protein và các hóa chất khác để tiêu diệt vi khuẩn. Các kháng nguyên có trong hệ thống miễn dịch sẽ tiêu diệt toàn bộ để loại bỏ hoàn toàn virus,.. trước khi nó sinh sản.
Sức đề kháng là gì? (Nguồn: Internet)
2. Nguyên nhân suy giảm đề kháng
Như vậy, bạn đã biết được sức đề kháng là gì. Vậy, nguyên nhân suy giảm đề kháng là do đâu?
- Hệ miễn dịch suy giảm: Hệ miễn dịch suy giảm là nguyên nhân khiến sức đề kháng giảm sút, bao gồm suy giảm miễn dịch tiên phát (rối loạn tế bào mầm, khiếm khuyết về mặt di truyền) hay suy giảm miễn dịch thứ phát (chấn thương, phẫu thuật, bức xạ X-quang,…).
- Không khí bị ô nhiễm: Không khí ô nhiễm, chứa nhiều khói bụi, hơi hóa chất,… sẽ khiến phổi bị nhiễm bẩn. Hơn nữa, không khí ô nhiễm còn ngăn chặn sự tăng sinh của các tế bào tốt cho hệ miễn dịch như lympho T, lympho B, gây viêm hô hấp.
- Ăn đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn: Những thức ăn này chứa nhiều dầu mỡ, đường, muối,… làm suy yếu lympho T, lympho B.
- Uống không đủ nước: Cơ thể không được cung cấp đủ nước sẽ cản trở hoạt động của các cơ quan, ảnh hưởng đến quá trình thải độc của thận, khiến cơ thể tích tụ chất độc.
- Thức khuya nhiều: Thức khuya khiến cơ thể bạn không được nghỉ ngơi và không sản xuất đủ melatonin khi ngủ, làm cho hệ miễn dịch không đủ khả năng để chống lại vi khuẩn tấn công.
- Căng thẳng, stress: Điều này khiến hormone cơ thể suy giảm, từ đó giảm khả năng miễn dịch, sức đề kháng.
- Lạm dụng kháng sinh: Thuốc kháng sinh khiến cơ thể yếu hơn, giảm khả năng tự chống chịu với virus, vi khuẩn. Ngoài ra, sử dụng kháng sinh còn làm giảm hormone cytokine, đây là hormone cần thiết cho hệ miễn dịch.
- Thừa cân, béo phì: Tình trạng này làm mất cân bằng hormone trong cơ thể, ảnh hưởng đến khả năng phòng bệnh của hệ miễn
Sức đề kháng suy giảm do nhiều nguyên nhân (Nguồn: Internet)
3. Dấu hiệu suy giảm sức đề kháng
Suy giảm sức đề kháng có thể xảy ra với tất cả mọi người nếu không biết cách tăng cường sức đề kháng. Sau đây là những dấu hiệu cho thấy sức đề kháng của cơ thể đang bị suy giảm:
- Tinh thần suy nhược, dễ mệt mỏi, thiếu sức sống.
- Cơ thể dễ bị ốm, nhất là cảm lạnh, cảm cúm.
- Cơ thể dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, viêm xoang, viêm phế quản, lao,…
- Vết thương chậm lành, dễ nhiễm trùng.
- Hệ tiêu hóa và khả năng hấp thu của cơ thể kém.
4. Tăng Cường Sức Đề Kháng Bằng Cách Nào?
Thay đổi lối sống
Cách để tăng cường sức đề kháng tự nhiên tốt nhất là bạn cần điều chỉnh lối sống lành mạnh, từ bỏ những thói quen xấu. Chẳng hạn:
- Giấc ngủ: Ngủ đủ giấc giúp cơ thể tạo dựng một hệ thống miễn dịch vực chắc và tăng cường sức đề kháng. Với người lớn, mỗi ngày cần ngủ hơn 7 giờ, Với thanh thiếu niên, giấc ngủ nên kéo dài từ 8 – 10 tiếng.
- Loại bỏ chất kích thích: Sử dụng chất kích thích sẽ ức chế chức năng của tế bào bạch cầu, suy yếu hệ miễn dịch. Vì thế, bạn không nên sử dụng bất kỳ chất kích thích nào gồm rượu, bia, thuốc lá, cần sa,…
- Tập thể dục: Tập thể dục đều đặn với cường độ phù hợp sẽ giúp các tế bào miễn dịch được tái tạo, từ đó giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bạn chỉ cần dành khoảng 150 phút tập luyện mỗi tuần cho các bộ môn như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội,…
- Uống nước: Uống đủ nước sẽ giúp tăng cường chức năng của các cơ quan, cải thiện tâm trạng, tăng khả năng thanh lọc, giải độc cơ thể, ngăn ngừa suy giảm sức đề kháng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống nước lọc, không nên sử dụng nước ngọt để thay thế.
- Thay đổi môi trường sống: Môi trường sống sạch sẽ, trong lành, thoáng đãng sẽ giảm thiểu các tác nhân gây bệnh và tăng khả năng phòng vệ của cơ thể.
Bổ sung dinh dưỡng
Bổ sung chất béo từ cá: Một số chất béo lành mạnh như omega-3, DHA, EPA rất tốt cho cơ thể, giúp tăng cường chức năng của các tế bào trong hệ thống miễn dịch. Những chất béo này thường có nhiều trong cá hồi, cá trích,…
Chất xơ: Một cách rất đơn giản để tăng cường sức đề kháng nữa là bổ sung chất xơ cho cơ thể. Chất xơ giúp nuôi dưỡng các lợi khuẩn, hệ sinh vật có ích trong đường ruột. Những thực phẩm chứa nhiều chất xơ bao gồm các loại rau, củ, trái cây, ngũ cốc,…
Các loại vitamin A, E, D, C, B: Đây là những loại vitamin cần thiết đối với hệ miễn dịch. Cụ thể:
- Vitamin A giúp bảo vệ các biểu mô dưới da, niêm mạc khí quản, niêm mạch ruột non,… tăng khả năng tự bảo vệ của cơ thể.
- Vitamin E có tác dụng bảo vệ tế bào, duy trì hoạt động của thần kinh não bộ, chống oxy hóa, ức chế hoạt động của các gốc tự do,…
- Vitamin D giúp tăng khả năng kháng virus, vi khuẩn, đồng thời nhận diện và có phương án tấn công lại những tác nhân gây hại.
- Vitamin C có khả năng chống oxy hóa, chống viêm, điều hòa miễn dịch.
Hạn chế các thực phẩm dầu mỡ, thức ăn nhanh: Thức ăn nhanh, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ sẽ gây thừa cân, béo phì, tăng nguy cơ mắc bệnh cho cơ thể. Bởi vậy, để tăng cường sức đề kháng thì bạn cần loại bỏ những thức ăn này ra khỏi thực đơn ăn uống hằng ngày.
Để tăng sức đề kháng cần bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết (Nguồn: Internet)
Tiêm phòng đầy đủ
Để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, bên cạnh thay đổi lối sống lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể thì bạn nên chú ý tiêm phòng đầy đủ. Một số loại vacxin cần thiết phải tiêm là lao, cúm, viêm gan B, thủy đậu, SAR-COV 2,… Vacxin là những chế phẩm có chứa kháng nguyên giúp tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, giúp cơ thể có thể chống lại được những tác nhân gây bệnh.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng những giải pháp y khoa. Sau khi thực hiện những liệu trình tăng sức đề kháng, cơ thể sẽ được cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết để phục hồi những tế bào bên trong, từ đó giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã biết thêm về làm thế nào để tăng cường sức đề kháng. Chúc bạn thành công trên con đường làm đẹp !Và nếu như có thắc mắc gì về các bệnh lí trên da cũng như tình trạng da tệ hãy liên hệ với Cộng đồng làm đẹp Việt Nam, chúng tôi rất vinh dự khi được đồng hành với bạn trên con đường làm đẹp.