Những lợi ích của Bạch chỉ đối với sức khỏe

Những lợi ích của Bạch chỉ đối với sức khỏe. Nhắc đến dược liệu dùng để trị bệnh cảm ho, hạ sốt thì không thể nào không nhắc đến Bạch chỉ. Bài viết sau đây sẽ nêu rõ bạch chỉ là gì và các lợi ích của nó đối với sức khỏe. Cùng theo dõi nhé Tổng quan về cây bạch chỉ

Cây bạch chỉ thuộc họ Hoa tán (Apiaceae) với tên khoa học là Angelica dahurica. Cây còn được gọi với các cái tên khác chẳng hạn là chỉ hương, lan hòe, bạch cự, hòe hoàn,…

Loài cây này sống lâu năm, ưa sáng và ẩm, thường mọc ở bìa rừng có độ cao khoảng từ 500m đến 1000m so với mực nước biển hoặc xuất hiện ở vùng thung lũng, ven bờ suối, đồng cỏ. Ở nước ta, có thể kể đến các tỉnh có sự phân bố của loài cây này như Hà Nội, Lào Cai, Ninh Bình, Vĩnh Phúc,…

Những lợi ích của Bạch chỉ đối với sức khỏe

1.Những lợi ích của Bạch chỉ đối với sức khỏe

Công dụng chính của Bạch chỉ là giảm đau hạ sốt

Tác dụng theo Đông y

Bạch chỉ là vị thuốc tính ấm, vị cay, nên trong Đông y người ta thường dùng nó để: hạ sốt giảm đau, dùng điều trị cảm cúm, sốt xuất huyết, đau nhức đầu, đau răng, đau bụng kinh. Ngoài ra, còn dùng chữa đau khớp xương, viêm tuyến vú, mụn nhọt mưng mủ, vết thương do va đập.

Tác dụng theo y học hiện đại

– Tác dụng kháng khuẩn: Bằng phương pháp khuếch tán thuốc trên môi trường nuôi cấy vi khuẩn, nước sắc và cao chiết từ bạch chỉ có tác dụng ức chế sự phát triển của phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn tán huyết, tụ cầu vàng, trực khuẩn subtilis, trực khuẩn lỵ Shigella shiga, tràng cầu khuẩn, phẩy khuẩn tả và trực khuẩn thương hàn

– Tác dụng hạ sốt, giảm đau: Trên thỏ được gây sốt bằng cách tiêm pepton, nước sắc bạch chỉ có tác dụng hạ sốt rõ rệt. Trên mô hình gây quặn đau bằng cách tiêm xoang bụng dung dịch acid acitic 0.6%, bạch chỉ dùng với liều 10g/kg có tác dụng giảm đau, thể hiện giảm số lần quặn đau một cách có ý nghĩa.

– Tác dụng chống viêm: Với mô hình gây phù chân chuột cống trắng bằng kaotin, bạch chỉ với liều dùng 10g/kg có tác dụng chống viêm. Coumarin toàn phần chiết từ bạch chỉ có tác dụng chống viêm khớp thực nghiêm do albumin hoặc formaldehyd gây nên.

– Tác dụng kích thích trung khu thần kinh: Chất angelicotoxin chiết xuất từ bạch chỉ dùng liều thấp có tác dụng kích thích các trung khu vận mạch như: hô hấp, thần kinh phế vị, tủy sống gây huyết áp tăng cao, nhịp tim chậm, hô hấp sâu. Dùng liều cao gây co giật, cuối cùng là liệt toàn thân.

2.Một số lưu ý khi sử dụng

Khi dùng dược liệu bạch chỉ, bạn cũng cần lưu ý đến một số điều như sau:

  • Tìm mua dược liệu ở những địa chỉ uy tín.

  • Không nên quá lạm dụng dược liệu này, cần đảm bảo dùng đúng liều lượng đã được bác sĩ kê đơn.

  • Bảo quản dược liệu bằng cách cho vào trong hộp được đậy kín nắp và đặt ở nơi khô ráo, không để ở vị trí có nắng nóng hoặc ở chỗ ẩm để bảo đảm về chất lượng của nó.

  • Cùng với đó, cũng không được dùng nó khi bị mụn nhọt, mụn tự nặn hoặc vỡ hay khi bị say nắng, nhức đầu, chóng mặt.

  • Hạn chế việc để làn da phải tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời khi dùng bạch chỉ vì dễ làm da bị kích ứng, viêm nhiễm hoặc ung thư da. Điều này là bởi các thành phần trong nó có tác dụng kích thích ngoài da.

  • Không nên sử dụng đối với các đối tượng là bệnh nhân tâm thần phân liệt, bốc hỏa, sốt xuất huyết hoặc người bị dị ứng với thành phần có trong bạch chỉ.

  • Bên cạnh đó, một số trường hợp cũng cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ khi có ý định dùng bạch chỉ. Cụ thể, những đối tượng là bà bầu, phụ nữ đang cho con bú, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, những đối tượng đang sử dụng thuốc điều trị được bác sĩ kê đơn hoặc đang sử dụng bất kỳ loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng hay dược liệu nào khác.

Trên Cộng đồng làm đẹp đây là một số thông tin hữu ích về cây Bạch chỉ. Mong rằng mọi người có thêm thông tin để giúp ích cho sức khỏe. Hãy tham khảo bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi sử dụng để có kết quả tốt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *