Cách bảo quản, điều chế củ bạch chỉ? Cây bạch chỉ là một loại cây dân gian được trồng làm thuốc từ thế kỷ XII. Đây là một cây lâu năm, có thể sử dụng làm dược liệu điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Vậy bạch chỉ là cây gì và có tác dụng như thế nào?
1.Củ bạch chỉ có tác dụng gì?
Theo Đông y tác dụng của cây bạch chỉ thường nằm ở phần rễ củ. Nhiều phương thuốc chữa bệnh đã có thể chứng minh được củ bạch chỉ có tác dụng gì. Thu hoạch vào mùa đông khi một số lá dưới gốc cây bạch chỉ đã úa già. Khi đào thấy củ to, chắc chắn là có thể sử dụng được. Khi thu hoạch củ bạch chỉ cần phải lưu ý tránh làm trầy xước vỏ và không được làm gãy rễ. Củ bạch chỉ có hình chùy dài từ 10cm đến 20cm, thuôn dần từ trên xuống dưới. Mặt ngoài của củ có màu nâu vàng còn mặt cắt ra sẽ có màu trắng ngà.
Củ bạch chỉ thường là dược liệu được kê cho các bệnh như giảm đau, trừ mủ, chống viêm, kháng khuẩn,… hay được dùng để chữa cảm cúm, viêm xoang, viêm tuyến vú.
Tác dụng của cây bạch chỉ được ứng dụng khác nhiều trong y học. Ngoài khả năng giúp giảm đau răng, đau đầu cây bạch chỉ còn được dùng để kháng khuẩn. Ức chế vi khuẩn thương hàn, kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn lao. Một số bài thuốc chữa bệnh có sử dụng thành phần từ cây bạch chỉ:
- Đau đầu: 16gr bạch chỉ cùng với 4gr đầu ô sống tán thành bột. Sử dụng với nước nóng như một vị trà.
- Đầu phong: Sử dụng hỗn hợp cây bạch chỉ, bạc hà, thạch cao, uất kim và mang tiêu tán thành bột. Dùng một ít thổi vào mũi.
- Đau nửa đầu: Dùng thang thuốc chứa bạch chỉ, tế tân, một dược, nhũ hương và thạch cao với tỷ lệ bằng nhau tán nhuyễn. Nếu đau bên đầu trái thì thổi vào mũi bên phải và ngược lại.
- Sốt: Trong trường hợp trẻ nhỏ bị sốt, có thể đun bạch chỉ thành nước tắm giúp trẻ toát mồ hôi, hạ sốt nhanh hơn.
- Cảm cúm: Đem sắc thuốc 40gr bạch chỉ, 20gr cam thảo, 3 lát gừng, 3 củ hành và 1 trái táo, 50 hạt đậu xị với 2 chén nước uống.
- Đau răng: Chế 4gr bạch chỉ cùng với 2gr chu sa tán thành hộn hợp bột. Hàng ngày sử dụng bột đắp vào vùng răng bị đau sẽ giúp giảm đau tức thì.
- Giúp đẹp da: Cho hỗn hợp 30gr bạch chỉ cùng với 250gr hoa đào tươi vào bình thủy tinh hoặc bình sứ cùng với một lít rượu. Đậy kín và bảo quản ở nơi có nhiệt độ ổn định. Chờ sau 30 ngày có thể lấy ra sử dụng. Uống một ly nhỏ từ 2 đến 3 lần mỗi ngày sẽ giúp giảm thâm nám trên mặt.
3.Cách điều chế, bảo quản củ bạch chỉ?
- Cách 1: Cho bạch chỉ vào lọ có vôi, đậy nắp lại. Sau 7 ngày, vớt ra phơi hoặc phơi nắng. Bước cuối cùng, dùng dao cạo sạch lớp vỏ mỏng bên ngoài.
- Cách 2: Bạch chỉ gọt vỏ rồi thái nhỏ. Sau đó đem sao cùng với đồ với hoàng tinh theo tỷ lệ 1: 1, lấy bạch chỉ phơi khô.
- Cách 3: Rửa sạch rễ bạch chỉ rồi cho vào xông 2 lần với lưu huỳnh. Thời gian cần để xông là một ngày một đêm cho đến khi rễ cây chính mềm. Khi ấy độ ẩm đạt dưới 13%. Cuối cùng đem đi phơi khô để thu được dược liệu
hỉ cần được bảo quản trong hộp kín, để nơi khô ráo. Tuyệt đối tránh chỗ ẩm nóng hoặc để trực tiếp dưới ánh mặt trời.
Bên cạnh đó, bất kỳ ở lứa tuổi nào, sức khỏe có tốt thì nước da mới tốt. Muốn có một làn da tốt thì trước tiên phải giữ gìn sức khỏe nói chung nghĩa là phải giữ cho tinh thần thư thái, ăn uống hợp lý, tập luyện tích cực, dùng thuốc an toàn. Kham phá tại Cộng đồng làm đẹp để biết thêm thông tin hữu ích.