Dược liệu Nhân sâm mà bạn chưa biết

Dược liệu Nhân sâm là dược liệu quý mà hầu như mọi người đều biết đến. Có rất nhiều giai thoại và chuyện kể về tác dụng thần kỳ của loại dược liệu đại bổ này. Tuy nhiên, liệu bạn có hiểu biết đúng về công dụng và cách dùng của Nhân sâm? Khi nào dùng và khi nào không được dùng Nhân sâm?

1.Cây Nhân sâm

Cây Nhân sâm là một cây sống lâu năm, cao chừng 0,6 m. Rễ mọc thành củ to.

Lá mọc vòng, có cuống dài, lá kép gồm nhiều lá chét mọc thành hình chân vịt. Nếu cây mới được 1 năm (nghĩa là sau khi gieo được 2 năm) thì chỉ có 1 lá với 3 lá chét. Nếu cây Nhân sâm được 2 năm cũng chỉ có 1 lá với 5 lá chét. Cây Nhân sâm 3 năm có 2 lá kép, cây Nhân sâm 4 năm có 3 lá kép, cây Nhân sâm 5 năm trở lên có 4 đến 5 lá kép. Tất cả đều có 5 lá chét (đặc biệt có thể có 6 lá chét) hình trứng, mép lá chét có răng cưa sâu. Bắt đầu từ năm thứ 3 trở đi, cây Nhân sâm mới cho hoa, kết quả.

Hoa xuất hiện vào mùa hạ. Cụm hoa hình tán mọc ở đầu cành, hoa màu xanh nhạt, 5 cánh hoa, 5 nhị, bầu hạ 2 núm.

Hoa của cây Nhân sâm
Hoa của cây Nhân sâm

Quả mọng hơi dẹt to bằng hạt đậu xanh, khi chín có màu đỏ, trong chứa 2 hạt.

2.Dược liệu Nhân sâm

Viên sâm

Sâm trồng, phơi hoặc sấy khô. Rễ cái có hình thoi hoặc hình trụ tròn, mặt ngoài màu vàng hơi xám. Phần trên hoặc toàn bộ rễ có nếp nhăn dọc rõ, có khía vân ngang, thô, không liên tục, rải rác và nông. Phần dưới có 2 đến 3 rễ nhánh và nhiều rễ con nhỏ, dài, thường có mẩu dạng củ nhỏ không rõ.

Chất tương đối cứng, mặt bẻ màu trắng hơi vàng, có tinh bột rõ. Tầng phát sinh vòng tròn, màu vàng hơi nâu. Vỏ có ống tiết nhựa, dạng điểm, màu vàng nâu và những kẽ nút dạng xuyên tâm. Mùi thơm đặc trưng, vị hơi đắng và ngọt.

Cây Sâm Hàn Quốc Như Thế Nào, Quy Trình Trồng Nhân Sâm
Cây Sâm Hàn Quốc Như Thế Nào, Quy Trình Trồng Nhân Sâm

Hồng sâm

Hấp, sấy và phơi khô rễ Viên sâm thu được Hồng sâm.

Hồng sâm: Đặc điểm, tác dụng và bài thuốc trị bệnh Dược liệu Nhân sâm
Hồng sâm: Đặc điểm, tác dụng và bài thuốc trị bệnh

Sơn sâm

Nhân sâm mọc hoang, phơi hay sấy khô. Dược liệu là rễ cái, dài bằng hoặc ngắn hơn thân rễ; có hình chữ V, hình thoi hoặc hình trụ, dài 2 cm đến 10 cm. Mặt ngoài màu vàng hơi xám, có vân nhăn dọc, đầu trên có các vòng vân ngang, trũng sâu, dày đặc. Cây thường có 2 rễ nhánh; các rễ con trông rõ ràng, mảnh dẻ, nhỏ, sắp xếp có thứ tự; có mấu nổi lên rõ gọi là “mấu hạt trân châu”. Thân rễ mảnh dẻ, nhỏ, dài. Bộ phận trên có các vết sẹo thân, dày đặc, các rễ phụ tương đối nhiều.

Trà sơn mật hồng sâm 8 Công dụng, cách dùng chuẩn nhất
Trà sơn mật hồng sâm 8 Công dụng, cách dùng chuẩn nhất

Cách sử dụng nhân sâm

Có rất nhiều cách để sử dụng nhân sâm như:

  • Uống trà nhân sâm: Thải mỏng 1 – 2g nhân sâm, cho vào ấm rồi chế nước sôi và hãm trong 5 – 10 phút rồi rót uống thay trà hằng ngày.
  • Ngậm sâm: Thái mỏng củ nhân sâm khô hoặc tươi, mỗi lần dùng lấy 1 lát ngậm trong miệng. Khi sâm mềm nhai nuốt cả bã. Mỗi ngày dùng 3 – 4 lần.
  • Sắc uống: Có thể dùng 5 – 10g nhân sâm đã được thái lát mỏng đem sắc khoảng 20 phút, rồi cho đường vào khuấy tan rồi uống hoặc có thể sắc chung với những vị thuốc khác tùy vào mục đích sử dụng.
  • Nghiền bột: Nhân sâm sấy hoặc phơi cho thật khô, nghiền thành bột mịn. Mỗi lần lấy 1 – 2g bột sâm uống trực tiếp với nước đun sôi để nguội hoặc hãm nước sôi uống như trà.
  • Nhân sâm ngâm mật ong: Nhân sâm tươi khi mua về thì thái lát mỏng cho vào bình ngâm với mật ong. Mỗi ngày dùng 1 – 4g. Có thể ăn trực tiếp cả mật ong lẫn sâm hoặc pha với nước ấm uống.
  • Tắm hơi nhân sâm: Khi tắm, có thể thêm vài lát nhân sâm vào bồn nước ấm rồi ngâm mình trong đó khoảng 10-15 phút.
  • Chế biến thành món ăn: Ngoài những cách trên, bạn có thể thêm nhân sâm vào các món ăn hàng ngày để bồi bổ sức khỏe. Một số món bạn có thể tham khảo như: Sâm hấp trứng gà, cháo nhân sâm, thịt gà hầm sâm,…

Nên dùng nhân sâm vào buổi sáng hoặc buổi trưa, đặc biệt là khi đói bụng vì có thể giúp hấp thu tối đa các chất có trong nhân sâm. Không nên dùng nhân sâm vào buổi tối vì có thể gây khó ngủ.[

Tương tác thuốc

Nhân sâm có thể tương tác với một số thực phẩm như rượu, cafein, hoặc một số thuốc dùng để điều trị bệnh như thuốc chuyển hóa qua Cytochrom P450 2D6, Furosemide, thuốc trị trầm cảm (MAOIs), thuốc trị tiểu đường, thuốc chống đông máu,…

Đối tượng cần thận trọng và chống chỉ định

Do nhân sâm có nhiều tác dụng phụ nên không khuyến khích sử dụng cho nhóm đối tượng sau:

  • Người khỏe mạnh.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
  • Đối tượng có tiền sử bị bệnh tim mạch.
  • Người đang dùng các thuốc chống loạn thần hoặc thuốc chống đông máu.
  • Người đang bị rối loạn tiêu hóa: Đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, phân nát lỏng.
  • Bệnh nhân bị tiểu đường đang điều trị bằng thuốc, bệnh nhân tăng huyết áp, huyết áp thấp nên theo dõi chặt chẽ trong quá trình sử dụng nhân sâm.

Nhân sâm là một vị thuốc bổ quý hiếm trong y học cổ truyền, làm tăng thể lực và trí lực. Dùng Nhân sâm trong trường hợp cơ thể suy yếu, kiệt sức, mệt mỏi và trong thời gian dưỡng bệnh. Tuy nhiên vẫn có những điều kiêng kỵ khi sử dụng Nhân sâm. Thông tin trong bài viết CỘNG ĐỒNG LÀM ĐẸP này chỉ mang tính chất tham khảo, nếu muốn sử dụng thuốc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *