Một số bài thuốc từ nhân sâm cho sức khỏe và làm đẹp? Nhân sâm là một vị thuốc bổ được lấy từ rễ cây nhân sâm (Panax gingseng C.A. Mey.) thuộc họ ngũ gia bì (Araliaceae), đứng đầu trong 4 vị thuốc thượng hạng của đông y (Sâm, Nhung, Quế, Phụ).
1,Thành phần có trong nhân sâm
Thành phần chủ yếu của nhân sâm gồm saponin triterpenoid tetracyclic, nhóm dammaran (gọi chung là ginsenoside).
Ngoài ra, nhân sâm còn chứa 7 hợp chất polyacetylen, hợp chất K, vitamin E và vitamin C, 17 axit béo (axit palmitic, axit stearic, oleic…) trong đó có đủ 8 loại axit cần thiết cho cơ thể và 20 nguyên tố hóa học bao gồm sắt, mangan, coban, selen, kali.
2Một số bài thuốc từ nhân sâm cho sức khỏe và làm đẹp
Nhân sâm là một vị thuốc bổ quý hiếm, được sử dụng nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền. Dưới đây là một số bài thuốc từ thông dụng từ nhân sâm:
Độc sâm thang trị suy nhược cơ thể do mất máu
Chuẩn bị 40g nhân sâm, 400ml nước (2 bát). Tiến hành sắc còn 200ml (khoảng 1 bát). Uống từng ít một vào thời điểm bất kỳ trong ngày.
Lưu ý: Sau khi uống xong cần nằm yên. Dùng chữa trị những bệnh nhân suy nhược sau khi mất máu nhiều, thần kinh suy nhược.
Những bệnh nhân suy nhược cơ thể có thể sử dụng Độc sâm thang để điều trị
Sâm phụ thang trị mạch suy, kiệt, mồ hôi ra nhiều, chân tay lạnh
Dùng 40g nhân sâm (có thể 20g), 20g chế phụ tử (có thể dùng 10g), 3 nhát sinh khương, 3 quả táo đen, 3 bát nước (tương đương 600ml), tiến hành sắc còn 200ml (1 bát).
Chia thuốc sắc làm nhiều lần uống trong ngày. Bài thuốc được dùng chữa trị những trường hợp mạch suy kiệt, mồ hôi ra nhiều, chân tay lạnh.
Sâm phụ thang có thể chữa trị những tình trạng suy kiệt, mồ hôi ra nhiều
Tứ quân tử thang chữa tỳ vị khí hư
Dùng 10g nhân sâm, 9g bạch truật, 9g phục linh, 6g cam thảo (trích), tán tất cả thành bột. Mỗi lần dùng 6g bột sắc với 200ml nước, đến khi còn khoảng 150ml, uống vào thời điểm bất kỳ trong ngày.
Bài thuốc được sử dụng nhằm chữa trị các vấn đề tỳ vị khí hư, mặt nhợt nhạt, chân tay đau mỏi, chán ăn, nôn mửa.
Nhân sâm được sử dụng trong bài thuốc trị chứng chán ăn, mệt mỏi
Ngọc hồ hoàn trị tiểu đường
Dùng nhân sâm và rễ qua lâu (tỷ lệ bằng nhau), nghiền thành bột mịn, luyện với mật, làm thành viên hoàn to bằng hạt đậu. Mỗi lần uống 20 hoàn với thang Mạch môn đông. Dùng chữa trị bệnh tiểu đường.
Tiểu địa hoàng hoàn cục phương trị ợ chua, nôn, đau bụng
Dùng nhân sâm (bỏ cuống) và can khương với lượng bằng nhau, nghiền thành bột. Sau đó, sử dụng nước ép sinh địa tươi để nhào bột, làm thành viên hoàn to bằng hạt đậu.
Mỗi lần uống 30 – 50 viên hoàn với nước cháo gạo trước bữa ăn. Dùng chữa chứng ợ chua, nôn ra nước trong, đau bụng, biếng ăn, ở phụ nữ có thai.
Nhân sâm được dùng trong bài thuốc trị tình trạng nôn mửa, đau bụng ở phụ nữ có thai
Sâm tô ẩm chữa ngoại cảm phong hàn
Dùng nhân sâm, tô diếp, cát căn, tiền hồ, bán hạ, phục linh mỗi vị 22,5g và trần bì, cam thảo, cát cánh, chỉ xác, mộc hương mỗi vị 15g, tán nhỏ trộn đều.
Mỗi lần dùng 12g dược liệu đã trộn ở trên, 150ml nước, 7 lát gừng, 1 quả táo. Sắc uống lúc còn nóng. Dùng chữa ngoại cảm phong hàn, phát sốt sợ rét, đau đầu nghẹt mũi, ho nhiều đờm.
Sâm tô ẩm là một bài thuốc chứa nhân sâm dùng điều trị ngoại cảm
An thần định chí hoàn chữa tâm khí bất định
Dùng nhân sâm và bạch phục linh mỗi vị 90g, viên chí (bỏ tâm) 60g, xương bổ 60g. Nghiền hỗn hợp dược liệu thành bột, luyện với mật ong, làm thành hoàn to bằng hạt đậu, dùng chu sa làm vỏ bao.
Dùng 3 lần/ngày, mỗi lần dùng 7 viên hoàn, ăn với cơm nóng, sau khi ăn cần nằm nghỉ. Bài thuốc dùng chữa trị những bệnh nhân có tâm khí bất định, dễ hoảng hốt, nổi nóng, ngủ hay mơ, ngũ tạng bất túc.
Hy vọng bài viết trên CỘNG ĐỒNG LÀM ĐẸP đã cung cấp đầy đủ các thông tin về công dụng của cây nhân sâm đến với mọi người. Nên sử dụng nhân sâm như một vị thuốc dùng để bồi bổ khi cơ thể suy nhược, không nên quá lạm dụng vì ngoài những tác dụng tuyệt vời, nhân sâm cũng mang lại khá nhiều các tác dụng phụ lên cơ thể