Mụn ở ngực: nguyên nhân do đâu và khắc phục thế nào?

Mụn ở ngực là tình trạng không hiếm gặp và trở thành mối lo ngại của nhiều người bởi đây cũng là một trong những dấu hiệu có thể cảnh báo tình trạng bất thường của cơ thể. Vậy thì cụ thể nguyên nhân gây ra tình trạng này là do đâu và có thể khắc phục như thế nào cho hiệu quả?

1. Mụn ở ngực là tình trạng gì? Nguyên nhân do đâu?

Khi nói tới mụn, thông thường, chúng ta thường nghĩ tới vị trí mọc trên vùng mặt. Tuy nhiên, không ít người còn xuất hiện cả ở vùng lưng, ngực. Mụn ở ngực hay lưng thường mọc thành đám, có thể dưới dạng mụn đầu đen, đầu trắng li ti, mụn sưng, mụn mủ,…

Đây cũng là dạng biểu hiện của mụn trứng cá, có thể gặp ở cả hai giới: nam và nữ, độ tuổi phổ biến nhất nằm trong khoảng 15 đến 35.

Hiện tượng này gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau:

Cơ thể không được làm sạch đúng cách

Như chúng ta đã biết, thông thường, mụn hay mọc tại các vị trí tập trung nhiều bã nhờn, lỗ chân lông dễ bít tắc. Chính vì vậy, việc làm sạch không đúng cách, không thực hiện tẩy da chết định kỳ cho vùng ngực có thể là điều kiện thuận lợi gây mọc mụn.

Bên cạnh đó, với đối tượng là phụ nữ đang cho con bú, việc sữa bắn ra bên ngoài nếu không được lau rửa kỹ lưỡng cũng có thể khiến cho mụn mọc ở vùng ngực.

Rối loạn hormone

Đây là một trong những nguyên nhân có thể dẫn tới việc nổi mụn trứng cá không chỉ ở ngực mà còn trên mặt. Với nguyên nhân này thì đối tượng nguy cơ cao thường là trẻ trong tuổi dậy thì khi hormone sinh dục hoạt động mạnh, khiến tuyến bã nhờn tăng tiết gây bít tắc lỗ chân lông.

Ngoài ra, phụ nữ đang có thai hoặc trong giai đoạn tiền mãn kinh cũng là lúc cơ dễ gặp tình trạng này bởi sự rối loạn hormone.

Chế độ ăn không khoa học

Sử dụng đồ ăn dầu mỡ, cay nóng, nhiều đường có thể gây tình trạng mụn mọc tại nhiều vị trí trên cơ thể, trong đó có vùng ngực. Ngoài ra, việc để cơ thể thiếu nước có thể thúc đẩy tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, dễ dẫn tới bít tắc và nổi mụn.

Chế độ sinh hoạt không hợp lý

Hay thức khuya, thường xuyên trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng có thể ảnh hưởng tới nội tiết và nhiều cơ quan khác, khiến tình trạng mụn trở nên trầm trọng.

Bên cạnh đó, thói quen mặc quần áo bó sát hoặc quá chật, chất vải không thấm hút mồ hôi cũng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây mụn hoành hành. Không những thế, nhiều người có thói quen không tắm rửa sạch sẽ sau khi tập thể thao khiến chất bẩn và mồ hôi tích tụ trên da gây mụn.

Một số nguyên nhân khác có thể kể đến nữa là: dị ứng với kem dưỡng da, kem chống nắng, xà phòng hoặc nước xả vải,…

2. Mụn ở ngực: khắc phục thế nào cho hiệu quả?

Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể áp dụng các nguyên liệu tự nhiên hoặc liệu pháp khoa học.

Nguyên liệu tự nhiên

Có thể sử dụng một số cách làm đơn giản sau:

●       Chanh tươi: Dùng bông thấm vào nước cốt chanh rồi thoa đều lên vùng da ngực đang nổi mụn, để vài phút, sau đó rửa sạch.

●       Giấm táo: Dùng một phần giấm táo, pha với một phần nước rồi cũng dùng bông thấm hỗn hợp này, thoa đều lên vùng mụn mỗi ngày.

●       Tinh dầu tràm trà kết hợp với dầu ô liu để bôi lên vùng mụn, nên thực hiện một ngày 1 – 2 lần.

●       Trà xanh: với tác dụng làm sạch và kháng viêm, bôi nước trà xanh có thể vừa ức chế vi khuẩn, vừa làm sạch bã nhờn.

●       Baking soda: lấy một thìa cà phê baking soda rồi hòa tan trong nước. Sau đó, dùng hỗn hợp này để thoa lên vùng mụn ở ngực trong khoảng 10 phút sau đó rửa sạch.

Liệu pháp khoa học

●       Dùng kem bôi mụn: các loại chứa thành phần axit salicylic hoặc benzoyl peroxide mang tới hiệu quả cao đối với mụn trứng cá và có thể dễ dàng mua trên thị trường mà không cần kê đơn.

●       Thuốc uống: được áp dụng với trường hợp mụn mọc nhiều, nặng và kéo dài. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thực hiện khi đã được bác sĩ thăm khám, đánh giá tình trạng và kê đơn chỉ định. Các loại thuốc được dùng thường là kháng sinh giảm nhằm giảm viêm, diệt vi khuẩn, thuốc cân bằng hormone.

●       Sử dụng công nghệ trị mụn hiện đại: thường là ánh sáng quang học có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, làm sạch, làm lành da. Các liệu pháp này thường được thực hiện tại thẩm mỹ viện hoặc bệnh viện da liễu.

3. Phòng ngừa mụn ở ngực như thế nào?

Có thể nói, dù không ảnh hưởng quá lớn tới sức khỏe song tình trạng nổi mụn có thể gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng tới thẩm mỹ và còn dễ tái phát. Vì thế, bạn có thể thực hiện một số cách phòng ngừa sau:

●       Giữ gìn vệ sinh cơ thể bằng cách thường xuyên tắm rửa, thay, giặt giũ quần áo.

●       Có thể chọn sữa tắm chứa thành phần salicylic acid để dùng, định kỳ tẩy da chết cho vùng ngực, lưng và có thể lựa chọn kem dưỡng da mỏng nhẹ, nhanh thấm, không gây mụn (non-comedogenic) không chứa dầu để chăm sóc vùng này.

●       Nên chọn chất liệu quần áo thấm hút mồ hôi tốt, thoáng khí. Đồng thời, quần áo cần vừa vặn, thoải mái, tránh đồ quá bó, quá chật, đặc biệt trong mùa hè.

●       Xây dựng cho mình một thái độ sống tích cực, chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi khoa học, hợp lý.

Trong trường hợp bị nổi mụn:

●       Bạn nên ngừng sử dụng sữa tắm, kem dưỡng hoặc kem chống nắng cho vùng này tới khi tìm được nguyên nhân chính xác.

●       Không dùng tay sờ, cậy nặn, đụng chạm vào vùng da đang bị mụn.

●       Có thể sử dụng các phương pháp tự nhiên hoặc thuốc bôi không cần kê đơn để thoa lên mụn nhưng tuyệt đối không tự ý mua thuốc để uống. Nếu tình trạng không đỡ, nên đến gặp bác sĩ da liễu để được khám, kiểm tra và xác định nguyên nhân để có cách khắc phục hiệu quả.

Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc tư vấn hãy liên hệ với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của Cộng Đồng Làm Đẹp qua kênh Facebook chính thức: Cộng Đồng Làm Đẹp Chuẩn Y Khoa .Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn trong việc đạt được làn da khỏe mạnh và đẹp nhất!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *