PHA là gì trong mỹ phẩm? Tác dụng và cách dùng PHA hiệu quả

PHA là gì trong mỹ phẩm? PHA đang là giải pháp chăm sóc da hiệu quả, an toàn cho da nhạy cảm, thay thế cho AHA và BHA. Vậy PHA là gì trong mỹ phẩm, PHA có tác dụng gì với làn da và cách dùng PHA như thế nào? Xem ngày bài viết để có lời giải đáp chính xác nhất!

1. PHA là gì?

PHA (tên đầy đủ: Polyhydroxy Acid) là một chất tẩy tế bào chết hóa học, tương tự như AHA và BHA nhưng lành tính hơn, có tác dụng tẩy tế bào da chết, giúp da mịn màng và tươi sáng hơn.

PHA là gì trong mỹ phẩm?

PHA (tên đầy đủ: Polyhydroxy Acid) là một chất tẩy tế bào chết hóa học

2.PHA khác với AHA và BHA như thế nào?

Sự khác biệt giữa PHA, AHA và BHA nằm ở cấu trúc phân tử của chúng. Các phân tử của PHA có kích thước phân tử lớn hơn AHA và BHA, có nghĩa là PHA sẽ tẩy tế bào chết ở cấp độ bề mặt và không xâm nhập vào da quá sâu, từ đó giúp cải thiện kết cấu da, làm đều màu da hơn mà không gây kích ứng da.

Vì PHA có một nhóm hydroxyl gắn ở vị trí alpha của mạch cacbon nên PHA cũng có thể được xem là thế hệ mới của AHA nhưng nhẹ nhàng hơn AHA.

Nếu bạn đang phân vân không biết nên chọn PHA, AHA hay BHA thì dưới đây là gợi ý mà bạn có thể cân nhắc:

  • Trường hợp da dầu, dễ bị mụn: BHA là lựa chọn tốt nhất để kiểm soát mụn và giảm nguy cơ thâm mụn.
  • Trường hợp da thường đến da khô: AHA là lựa chọn tốt nhất để tẩy tế bào chết và giữ ẩm cho da.
  • Trường hợp da nhạy cảm và muốn tìm một chấy tẩy tế bào chết nhẹ nhàng hơn AHA hoặc BHA: PHA là lựa chọn tốt nhất hoặc bạn có thể sử dụng một sản phẩm kết hợp các axit này với nhau. Chỉ cần lưu ý không sử dụng quá mức.

3.Các loại PHA phổ biến hiện nay

Có một số loại PHA, trong đó đáng chú ý nhất là gluconolactone, lactobionic acid và galactose. Trong đó:

  • Gluconolactone: loại PHA phổ biến nhất, có nguồn gốc từ gluconic acid, được tìm thấy trong trái cây, mật ong và rượu vang. Không chỉ có tác dụng tẩy tế bào chết trên da mà còn giúp giữ ẩm và cung cấp khả năng chống oxy hóa mạnh.
  • Lactobionic acid: là dạng oxy hóa của lactose có nguồn gốc từ đường sữa, vừa là chất tẩy tế bào chết vừa là chất giữ ẩm cho da.
  • Galactose: Loại PHA ít phổ biến hơn, là đường có trong sữa, có tác dụng tẩy tế bào chết nhẹ nhàng trên da.

4. PHA có tác dụng gì với làn da?

Những tác dụng nổi bật mà PHA mang đến cho làn da phải kể đến như:

PHA giúp tẩy tế bào chết nhẹ nhàng

Một trong những tác dụng nổi bật nhất của PHA là loại bỏ các tế bào da chết trên da. PHA sẽ nhẹ nhàng loại bỏ các tế bào da chết, hồi sinh làn da xỉn màu, cải thiện kết cấu da và cung cấp các lợi ích chống lão hóa mà không gây bất kỳ tác hại nào cho làn da của bạn.

PHA giúp chống oxy hóa

Một số PHA được biết đến với đặc tính chống oxy hóa, có thể giúp bảo vệ da trước tác hại của gốc tự do, có thể phá vỡ collagen trong da, dẫn đến nếp nhăn, tình trạng da khô và nhạy cảm. Bằng cách hoạt động như những chất loại bỏ gốc tự do, PHA có thể giúp bảo vệ làn da của bạn khỏi bị tổn thương và làm chậm các dấu hiệu lão hóa da.

PHA có thể giúp dưỡng ẩm da

Không chỉ hoạt động như một chất tẩy tế bào chết, PHA còn được coi là chất giữ ẩm, có khả năng hút ẩm vào lớp trên cùng của da, giữ ẩm cho da và giúp da ngậm nước trong thời gian dài.

PHA giúp điều trị mụn trứng cá

Đặc tính tẩy tế bào chết của PHA có thể giúp làm sạch lỗ chân lông, làm thông thoáng và hạn chế bít tắc lỗ chân lông, từ đó giúp giảm mụn trên da đồng thời hỗ trợ se khít lỗ chân lông, làm giảm sự rõ rệt của lỗ chân lông trên da.

PHA là gì trong mỹ phẩm?

PHA giúp trị mụn trứng cá

PHA giúp ức chế glycation, cải thiện độ đàn hồi da

Glycation là quá trình đường liên kết với các phân tử khác như collagen và elastin trong da của bạn. Collagen giúp da bạn không bị chảy xệ và mang lại cho bạn vẻ trẻ trung. Elastin giúp da của bạn trở lại bình thường khi nó bị kéo căng.

Một khi đường được liên kết với các phân tử của bạn, nó sẽ dẫn đến việc các phân tử trở nên cứng và không linh hoạt. Điều này sẽ làm mất độ đàn hồi trên da của bạn. Ngoài ra, quá trình glycation cũng dẫn đến các gốc tự do và do đó đẩy nhanh quá trình lão hóa da của bạn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, PHA có khả năng ức chế quá trình glycation.

PHA ít khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời

PHA có cấu trúc phân tử lớn hơn nên không xâm nhập sâu vào da bằng AHA và BHA. Điều này giúp PHA trở thành chất ít khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời, khi so sánh với AHA và BHA. PHA không làm tăng nguy cơ cháy nắng, nhờ vậy chúng cũng tốt hơn cho những người có làn da nhạy cảm.

PHA thích hợp cho da nhạy cảm và những người có tình trạng da cụ thể

Mặc dù tẩy da chết là một phần thiết yếu của quá trình chăm sóc da, nhưng nhiều người không thể tận hưởng lợi ích của nó do các tình trạng da đang gặp phải như quá nhạy cảm, bệnh chàm hoặc bệnh rosacea. PHA rất dịu nhẹ và bổ dưỡng nên có thể sử dụng với cả làn da quá nhạy cảm hay đang có vấn đề cụ thể.

PHA là gì trong mỹ phẩm?

PHA phù hợp với làn da nhạy cảm

5.PHA có tác dụng phụ không?

PHA được coi là an toàn với mọi làn da, đặc biệt làn làn da nhạy cảm hoặc đang gặp vấn đề cụ thể và nhìn chung là không gây tác dụng phụ.

Tuy nhiên, nếu bạn có làn da cực kỳ nhạy cảm, bạn nên thận trọng khi sử dụng PHA. Làn da siêu nhạy cảm có thể phản ứng với bất cứ sản phẩm chăm sóc da mới (dù chúng có lành tính đến đâu). Do đó, điều quan trọng là bạn cần sử dụng PHA một cách từ từ, bắt đầu từ nồng độ thấp để làn da quen dần với PHA, hạn chế nguy cơ kích ứng da có thể xảy ra.

Một tác dụng phụ khác được coi là tình trạng bình thường khi sử dụng các thành phần tẩy tế bào chết đó là đẩy mụn và nổi mụn trên da. Việc loại bỏ các tế bào da chết và bã nhờn trên bề mặt da có thể làm cho các tạp chất, bã nhờn bị mắc kẹt dưới lớp tế bào chết nổi lên trên bề mặt và gây ra mụn.

Tuy nhiên, đây là tình trạng hoàn toàn bình thường khi bạn sử dụng các thành phần tẩy tế bào chết, bạn không cần phải quá lo lắng. Sau khoảng 4-6 tuần sử dụng, tình trạng mụn sẽ được cải thiện, trả lại cho bạn một làn da mịn màng và sạch mụn.

6. Ai nên sử dụng PHA?

PHA là chất tẩy tế bào chết nhẹ nhàng, có thể sử dụng cho mọi loại da và tốt nhất cho những người có làn da nhạy cảm, bệnh chàm hoặc bệnh rosacea hoặc các trường hợp không dung nạp tốt với AHA và BHA.

7. Cách dùng PHA hiệu quả trong quy trình chăm sóc da (skincare)

Bạn có thể tìm thấy PHA trong nhiều loại mỹ phẩm skincare khác nhau, từ sữa rửa mặt, toner cho đến mặt nạ, kem dưỡng ẩm. Tùy theo loại sản phẩm PHA mà bạn lựa chọn sẽ có cách sử dụng khác nhau. Tham khảo nhãn sản phẩm để có hướng dẫn sử dụng phù hợp nhất.

Ở dạng phổ biến nhất (PHA tẩy tế bào chết hóa học), bạn có thể sử dụng PHA theo cách như sau:

Quy trình sử dụng PHA tẩy da chết

Tẩy trang -> Sữa rửa mặt -> Toner -> PHA -> Serum -> Kem dưỡng ẩm

Các bước sử dụng PHA tẩy da chết

  • Bước 1: Tẩy trang để loại bỏ tất cả các dấu vết trang điểm trên da và rửa sạch mặt với sản phẩm sữa rửa mặt dịu nhẹ.
  • Bước 2: Thấm một ít toner vào miếng bông cotton rồi thoa đều lên da mặt và cổ. Vỗ da nhẹ nhàng để toner nhanh chóng thẩm thấu vào da.
  • Bước 3: Lấy một lượng PHA vừa đủ thoa đều lên mặt. Nếu sản phẩm ở dạng lỏng, bạn có thể thấm PHA vào miếng bông cotton rồi thoa lên da. Đợi vài giây và để khô.
  • Bước 4: Tiếp tục thực hiện các bước chăm sóc da tiếp theo của bạn như sử dụng serum, kem dưỡng ẩm,..

PHA là gì trong mỹ phẩm?

Cách dùng PHA hiệu quả

Lưu ý khi sử dụng PHA tẩy da chết:

  • Mặc dù PHA là chất tẩy tế bào chết nhẹ nhàng nhưng bản chất PHA vẫn là chất tẩy tế bào chết hóa học. Hãy thử sử dụng PHA trên một vùng da nhỏ trên cánh tay và quan sát trong vài giờ. Nếu không có bất cứ biểu hiện kích ứng hay dấu hiệu bất thường nào khác, bạn có thể yên tâm sử dụng sản phẩm cho toàn bộ vùng da cần chăm sóc.
  • Bắt đầu sử dụng PHA ở nồng độ thấp để da làm quen dần với PHA trước khi chuyển sang sử dụng PHA ở nồng độ cao hơn.
  • Tẩy da chết bằng PHA với tần suất 3-4 lần/tuần, không lạm dụng quá mức gây kích ứng da. Ban đầu bạn có thể sử dụng PHA với tần suất 1-2 lần/tuần, sau đó tăng dần lên tùy theo khả năng dung nạp của da.
  • Mặc dù ít khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời nhưng về bản chất lớp da mới hình thành sau khi loại bỏ da chết thường mỏng manh và dễ bị tổn thương hơn trước các tác nhân gây hại nên ngoài môi trường, đặc biệt là ánh nắng mặt trời. Do đó, hãy đảm bảo rằng bạn luôn sử dụng kem chống nắng bảo vệ da trước khi ra ngoài.
  • Ngưng sử dụng và tham khảo tư vấn của chuyên gia nếu trong quá trình sử dụng PHA, làn da của bạn xuất hiện bất cứ biểu hiện kích ứng hay dấu hiệu bất thường nào khác.

8. PHA có thể được kết hợp với các thành phần khác không?

Mặc dù một số sản phẩm chăm sóc da kết hợp cả 3 thành phần AHA, BHA và PHA giúp tăng hiệu quả chăm sóc da. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, chúng hiệu quả và an toàn vì chúng được điều chế đặc biệt để sử dụng cùng nhau. Tuyệt đối không nên mua các sản phẩm tẩy da chết AHA, BHA, PHA riêng biệt và sử dụng chúng cùng nhau nếu bạn không muốn làm tổn thương làn da của bạn.

Vì PHA là một axit nên bạn cũng cần tránh kết hợp PHA với các thành phần nhạy cảm với pH. Bao gồm vitamin C, là một phân tử không ổn định. Bạn vẫn có thể sử dụng cả vitamin C và PHA để chăm sóc da nhưng hãy sử dụng chúng vào các thời điểm khác nhau, chẳng hạn như sử dụng serum vitamin C vào buổi sáng và tẩy da chết PHA vào buổi tối.

Tương tự như vậy, bạn cũng có thể sử dụng Retinol (vitamin A) và PHA để chăm sóc da nhưng không nên sử dụng chúng cùng lúc để tránh gây kích ứng da. Bạn có thể sử dụng xen kẽ PHA và retinol mỗi ngày để tận dụng lợi ích chăm sóc da của 2 thành phần này đồng thời hạn chế nguy cơ kích ứng da có thể xảy ra.

Ngoài ra, đặc tính dưỡng ẩm của PHA có thể được củng cố và tăng cường khi kết hợp chúng với các thành phần dưỡng ẩm khác như: Ceramide, Hyaluronic acid, Glycerin và Peptit. Bạn có thể tìm sản phẩm PHA có chứa các thành phần dưỡng ẩm này hoặc kết hợp PHA với một sản phẩm chăm sóc da khác (serum/kem dưỡng ẩm) có chứa các thành phần này.

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã biết thêm về PHA là gì trong mỹ phẩm?. Chúc bạn thành công trên con đường làm đẹp !Và nếu như có thắc mắc gì về các bệnh lí trên da cũng như tình trạng da tệ hãy liên hệ với Cộng đồng làm đẹp Việt Nam, chúng tôi rất vinh dự khi được đồng hành với bạn trên con đường làm đẹp.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *