Những tổn thương về da như mẩn ngứa, nổi mề đay là tình trạng thường gặp trong giai đoạn chuyển mùa, khi thời tiết đột ngột thay đổi. Tuy cách chữa trị không khó, nhưng nếu để lâu dài không có sự can thiệp thì bệnh sẽ trở nên dai dẳng, mãn tính và khó chữa hơn. Hiểu về yếu tố bệnh lý, nắm được cách chữa dị ứng thời tiết chính là chìa khóa để cải thiện tình trạng một cách tối ưu nhất.
1. Hiểu thêm về tình trạng dị ứng thời tiết
Dị ứng thời tiết thuộc nhóm bệnh lành tính và không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, những triệu chứng và dấu hiệu lại khiến cho người mắc phải cảm thấy khó chịu khi sinh hoạt,… Theo các thống kê gần nhất, bệnh đang có chiều hướng gia tăng, bất cứ ai cũng có thể bị mà không ngoại trừ trường hợp nào.
Tại sao nhiều người bị dị ứng thời tiết?
Khi hệ miễn dịch ở người bị kích thích bởi một yếu tố nào đó như độ ẩm, không khí, ánh sáng, nhiệt độ,… thì tình trạng dị ứng sẽ diễn ra. Hầu hết các nguyên do này đều khách quan, khó kiểm soát hay thậm chí là không kiểm soát được. Nhưng tóm gọn lại, lý do lớn nhất gây bệnh chính là do nhiệt độ ngoài trời biến chuyển đột ngột, từ lạnh sáng nóng và ngược lại.
Bệnh xảy ra không ngoại trừ một ai. Tuy nhiên dựa trên các thống kê thực tế, tỷ lệ bệnh diễn ra trên người có tiền sử viêm gan siêu vi, thủy đậu,… cao hơn so với người có sức khỏe bình thường.
Dị ứng thời tiết gây ra những triệu chứng như thế nào?
Hầu hết dị ứng thời tiết đều gây ra tình trạng tổn thương ngoài da, nhưng đôi khi cũng sẽ đi kèm thêm một số triệu chứng khác liên quan tới hệ hô hấp và hệ tiêu hóa. Những biểu hiện lâm sàng rõ nét nhất là:
-
Da bị mẩn đỏ, đa dạng kích thước. Nhiều trường hợp chỉ là các vết mẩn bằng phẳng, nhưng trái lại cũng có nhiều trường hợp các vết mẩn nổi cộm hơn hẳn so với mặt bằng da.
-
Phạm vi dị ứng có thể hẹp, có thể lan rộng, thường mọc mẩn đỏ ở má, chân, tay, ngực hoặc lưng,…
-
Dị ứng thời tiết gây ra nhiều khó chịu cho người mắc phải như ngứa châm chích hoặc nóng rát. Nếu càng gãi mạnh, tình trạng sẽ lan rộng hơn, thậm chí là sưng to hơn.
-
Nhiều trường hợp ngoại lệ sẽ không ngứa, nhưng người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu vì đau rát.
Bên cạnh những tổn thương về da nhẹ nhàng, dị ứng thời tiết có thể gây nên nhiều triệu chứng khác. Những triệu chứng này thường để lại ảnh hưởng nặng nề hơn cho người mắc phải như: viêm mũi dị ứng, chàm bội nhiễm, ho, khó thở, khò khè,…
2. Mẹo chữa dị ứng thời tiết tại nhà đơn giản
Hầu hết các trường hợp bị nổi mề đay, mẩn đỏ do dị ứng thời tiết đều khá nhẹ nhàng. Do vậy mà chúng ta có thể khắc phục được bằng việc sử dụng nhiều biện pháp dân gian tại nhà:
Bổ sung vitamin C
Các chuyên gia y tế sức khoẻ khuyên nên sử dụng nguồn vitamin C tự nhiên, chúng xuất phát từ các loại trái cây và rau củ như súp lơ xanh, táo, cam, ớt chuông hoặc bưởi,… Bởi thực tế, vitamin C hạn chế những phản ứng miễn dịch gây ra bởi Histamin, sau đó anh thanh niên cấp màn chắn giúp bảo vệ sức khỏe khi trời đột ngột chuyển lạnh.
Sử dụng mật ong
Người bị dị ứng do yếu tố thời tiết có thể pha và uống một ly nước mật ong. Trên thực tế, mật ong có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và đặc biệt là cải thiện sức đề kháng cơ thể ở người; hạn chế sự tấn công của các yếu tố gây kích ứng trên da.
Bên cạnh đó người bệnh cũng cần tránh hạn chế tiếp xúc với các tác nhân như phấn hoa, khói bụi, đồ uống có cồn, đặc biệt là khói thuốc lá có chứa Nicotin,… Đây là những chất có thể khiến tình trạng dị ứng của bạn trở nên trầm trọng hơn.
3. Chữa dị ứng thời tiết bằng thuốc
Nếu sử dụng các biện pháp dân gian chữa trị ứng thời tiết mà không có hiệu quả, thì bệnh nhân không được chủ quan. Đặc biệt khi tình trạng dị ứng trở nên nghiêm trọng, bệnh nhân cần tới các trung tâm y tế điều trị sức khỏe để có phác đồ điều trị kịp thời.
Thông thường, các bác sĩ sẽ là người trực tiếp chỉ định kê đơn thuốc cho bệnh nhân. Một số loại thuốc Tây y có thể khắc phục và cải thiện tình trạng dị ứng do thời tiết là:
-
Thuốc kháng Histamin (yếu tố gây ra các phản ứng miễn dịch). Đối với các triệu chứng bệnh thông thường, những cái tên được ưu tiên sử dụng là: Loratadin, Cetirizine,…
-
Khi nhận thấy có dấu hiệu của mề đay và phù mạch, bác sĩ thường sẽ chỉ định thuốc điều trị là Prednisolone.
-
Trong trường hợp bệnh nhân có triệu chứng mề đay nặng, sẽ sử dụng thuốc kháng thụ thể H2 (cimetidin) hoặc sử dụng kết hợp thuốc kháng histamin và doxepin.
-
Muốn hạn chế các triệu chứng kéo dài của bệnh, hoặc phòng ngừa bệnh, nên sử dụng thuốc Corticoid.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, muốn chữa dứt điểm dị ứng thời tiết, bệnh nhân cần kết hợp với một chế độ sinh hoạt hợp lý.
Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc tư vấn hãy liên hệ với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của Cộng Đồng Làm Đẹp qua kênh Facebook chính thức: Cộng Đồng Làm Đẹp Chuẩn Y Khoa .Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn