Sẹo lõm gây mất thẩm mỹ vì vậy dưới đây là ba cách làm đầy sẹo nó không an toàn hiệu quả hiện rõ chất thì tại nhà và dễ dàng thực hiện nhất.
1. Tìm hiểu về sẹo lõm và các loại sẹo lõm thường gặp
Sẹo lõm là những vết lõm sâu xuống bên dưới bề mặt da, có kích thước từ nhỏ đến lớn và không có khả năng tự làm đầy. Sẹo lõm hình thành do các sợi collagen và elastin tại vùng da đó đã bị đứt gãy và không thể phục hồi lại sau tổn thương. Do đó, da mới hình thành sẽ không thể tự làm phẳng lại bề mặt da như cơ chế làm lành vết thương bình thường.
Các loại sẹo lõm thường gặp:
- Sẹo lõm nhọn (atrophic scars)
Sẹo lõm nhọn thường chiếm 60% – 70% các trường hợp bị sẹo lõm. Các vết sẹo nhọn có đường kính miệng hẹp, nhỏ hơn 2mm, chân sâu hình chữ V như có vật đâm nhọn đâm vào da. Sẹo lõm nhọn có thể xâm lấn đến phần mô hạ bì. Sẹo lõm nhọn hình thành sau khi da bị tổn thương nghiêm trọng. Tuy nhiên, chúng lại thường bị nhầm với lỗ chân lông to. Đây là loại sẹo khó làm đầy nhất vì chân sẹo kéo dài sâu dưới da.
- Sẹo lõm vuông (boxcar scar)
Sẹo lõm vuông chiếm 20% – 30% trường hợp sẹo lõm. Các vết sẹo có dạng đầu tròn, hình bầu dục hoặc hình chữ U, đường kính miệng sẹo rộng từ 1.5 – 4mm, thành sẹo sắc nét. Sẹo lõm vuông dễ nhìn thấy nhất vì kích thước sẹo to. Loại sẹo lõm này thường hình thành sau khi bề mặt da bị tổn thương sâu và rộng, khó làm đầy sẹo lõm vuông hơn các loại sẹo lõm khác.
- Sẹo lõm lượn sóng (rolling scars)
Sẹo lõm lượn sóng chỉ chiếm 15% – 25% các trường hợp bị sẹo lõm. Loại sẹo này có miệng sẹo lớn, hố sẹo nông và dốc, không rõ thành. Sẹo lõm lượn sóng hình thành do các dải xơ nằm giữa da và mô dưới da kéo lớp biểu bì xuống, ép sâu vào da, gây nên bề mặt da uốn lượn như sóng. So với các loại sẹo lõm khác, sẹo lượn sóng thường tạo thành một dải khiến bề mặt da bị nhấp nhô, da nhanh lão hóa và mất thẩm mỹ.
2. Các tác nhân chính hình thành sẹo lõm
Sẹo lõm là loại sẹo dễ mắc phải nhất khi làn da bị tổn thương, chiếm 80%–90% các trường hợp so với các loại sẹo khác. Các tác nhân chính làm hình thành sẹo lõm trên da có thể kể đến là mụn, thủy đậu, vết thương do tai nạn, bỏng, phẫu thuật.
Ngoài ra, sẹo lõm cũng có thể hình thành sau khi quá trình đốt tẩy nốt ruồi, mụn thịt, để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời khiến sẹo lõm ngày càng trầm trọng hơn.
3. Các phương pháp làm đầy sẹo lõm thủ công tại nhà
dưới đây là 3 cách làm đầy sẹo lõm nhẹ tại nhà đơn giản và hiệu quả
3.1. Sử dụng mỹ phẩm làm đầy sẹo
Những loại mỹ phẩm như kem dưỡng chứa các thành phần lành tính nhanh làm lành sẹo như Vitamin C, Vitamin A có thể giúp da sáng lên, thu nhỏ lỗ chân lông và khiến sẹo nhỏ đi.
3.2. Thuốc đặc trị sẹo lõm
Thuốc đặc trị sẹo lõm hiện nay có dạng kem hoặc gel giúp làm đầy sẹo lõm và giúp sẹo nhanh lành. Tuy nhiên, một số hoạt chất trong thuốc trị sẹo lõm có thể gây kích ứng da. Vì vậy cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn loại thuốc trị sẹo phù hợp dành cho mình.
3.3. Tinh chất chiết xuất tự nhiên
Một trong những phương pháp làm đầy sẹo lõm phổ biến và đơn giản được nhiều người thử nghiệm đó là sử dụng các loại mặt nạ trị sẹo từ tự nhiên. Từ những nguyên liệu dễ kiếm như nghệ tươi, chanh rau má, nha đam, bột trà xanh,… có thể giúp làn da sáng màu và xóa mờ sẹo an toàn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng được với những trường hợp sẹo nhỏ, sẹo mới hình thành và cần kiên trì thực hiện đều đặn trong thời gian dài thì mới có hiệu quả.
Trên đây là ba cách điều trị sẹo nón an toàn hiệu quả nhất tại nhà. Chúc các bạn thành công và mãi luôn tự tin, xinh đẹp.Và nếu như có thắc mắc gì về các bệnh lí trên da cũng như tình trạng da tệ hãy liên hệ với Cộng đồng làm đẹp Việt Nam, chúng tôi rất vinh dự khi được đồng hành với bạn trên con đường làm đẹp.