Oxi hóa là gì? Cách phòng chống oxi hóa cho cơ thể

Oxi hóa là gì? Oxi hóa là quá trình xảy ra ở cả trong đời sống và trong cơ thể người. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quá trình oxi hóa trong cơ thể người và những tác động của nó đến sức khỏe cũng như cách phòng chống. Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này thì hãy dành ra ít phút và theo dõi cùng Primer nhé.

1. Oxi hóa là gì?

Oxi hóa là gì
Oxi hóa là gì

Oxi hóa là quá trình một phân tử bị mất đi electron do bị một phân tử khác (chất oxi hóa) lấy đi gây mất cân bằng điện tích. Việc mất electron khiến cho phân tử đó bị biến đổi, rối loạn trong quá trình trao đổi điện tích. Khi quá trình oxi hóa trong cơ thể xảy ra, những phân tử bị thiếu hụt electron có xu hướng “giành” lấy electron từ các phân tử khác, thường là ADN, ARN, protein, lipid. Điều này đã khiến cho quá trình tạo mới gốc tự do diễn ra liên tục.

Quá trình tạo mới gốc tự do liên tục đã hình thành nên chuỗi gốc tự do. Nếu quá trình này diễn ra trong thời gian dài, nó sẽ dẫn đến nguy cơ gây mất cân bằng oxi hóa hoặc stress oxi hóa, khiến cho tế bào bị tổn thương và rối loạn.

Người khỏe mạnh bình thường có thể tự kiểm soát các gốc tự do thông qua việc sử dụng chất chống oxi hóa nội sinh. Tuy nhiên khi hệ miễn dịch suy giảm, khả năng kiểm soát này sẽ không còn hiệu quả nữa và các gốc tự do có cơ hội tấn công các tế bào trong cơ thể.

2. Nguyên nhân nào khiến cơ thể bị oxi hóa

Cơ thể con người vốn dĩ vừa sản sinh ra chất oxi hóa (gốc tự do gây hại), vừa sản sinh ra cả chất chống oxi hóa. Tuy nhiên, càng trưởng thành thì cơ thể chúng ta lại càng dễ bị oxi hóa bởi các nguyên nhân như:

  • Sống trong môi trường bị ô nhiễm khói bụi, khí độc, hóa chất, chất phóng xạ,…
  • Tinh thần căng thẳng, stress, mất ngủ kéo dài…
  • Các vấn đề về viêm nhiễm bên trong cơ thể.
  • Ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ, cay nóng, đồ ăn nhanh, chất kích thích, rượu bia…
Ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ, cay nóng sẽ thúc đẩy nhanh quá trình oxi hóa trong cơ thể
Ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ, cay nóng sẽ thúc đẩy nhanh quá trình oxi hóa trong cơ thể
  • Thường xuyên tiếp xúc với nấm mốc, vi khuẩn, bức xạ,…
  • Lượng đường trong máu cao trong khi cơ thể lại bị thiếu hụt các chất chống oxi hóa cần thiết.
  • Lạm dụng các chất béo không no có nhiều trong thức ăn nhanh, dầu mỡ sử dụng nhiều lần, mỡ động vật,…
  • Cơ thể hấp thụ quá nhiều khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, magie.
  • Cơ thể tồn tại quá nhiều hoặc quá ít oxy.
  • Tập thể dục quá mức trong một thời gian dài khiến các mô bị tổn thương và dễ bị oxi hóa.
  • Bổ sung quá nhiều chất chống oxi hóa nhân tạo khiến cơ thể mất cân bằng oxi hóa.

Khi đi vào cơ thể, những chất này sẽ khiến cho hệ thống cân bằng bị rối loạn, làm tăng thêm nhiều gốc tự do và gây mất khả năng sản sinh ra chất chống oxi hóa.

3. Cơ chế gây hại của gốc oxi hóa là gì?

Vào năm 1954, một bác sĩ của trường Đại học Berkeley, California là Denham Harman đã phát hiện ra khả năng hủy diệt và làm tổn hại các tế bào cơ thể của gốc tự do. Khi những phân tử tế bào khỏe mạnh bị mất đi các electron, các tế bào này sẽ bị thiếu cân bằng, rối loạn hoặc đột biến nhiễm bệnh.

Khi bị rối loạn, những gốc tự do này sẽ trở thành các chất oxi hóa chuyên đi chiếm đoạt electron từ những tế bào khỏe mạnh khác, gây tổn thương màng tế bào, biến đổi cấu trúc AND, protein, ức chế các men, thay đổi nội tiết tố,… Kết quả là nhiều tế bào bị đột biến, rối loạn chức năng, thậm chí còn bị chết hoặc bị biến đổi thành gốc tự do như nó.

Cơ chế gây hại của chất oxi hóa
Cơ chế gây hại của chất oxi hóa

Theo các số liệu thống kê thì mỗi ngày chúng ta phải hứng chịu sự tấn công của khoảng 10.000 gốc tự do. Có rất nhiều loại gốc tự do xấu nhưng nguy hiểm nhất là hydroxyl radical, (gốc OH -) một gốc gây ra rất nhiều tổn thương.

4. Tác hại của oxi hóa đối với cơ thể

Dưới tác động của các gốc tự do, quá trình oxi hóa đã khiến cho hàng loạt tế bào khỏe mạnh bị tổn thương hoặc biến thành gốc tự do. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra hàng loạt căn bệnh trong cơ thể người, trong đó có thể kể đến như:

  • Cơ thể ngày càng suy yếu và ẩn chứa nhiều bệnh tật. Càng lớn tuổi thì tác hại của quá trình oxi hóa càng rõ rệt.
  • Suy giảm chức năng của não bộ như suy giảm trí nhớ, Alzheimer, sa sút trí tuệ,…
  • Hệ tim mạch bị suy yếu gây tắc nghẽn động mạch, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, suy tim, xơ cứng động mạch, xơ cứng mạch máu …
  • Mắc các bệnh về xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp,…
  • Mắc các bệnh về phổi như viêm phổi, hen phế quản, ung thư phổi,…
  • Dễ mắc bệnh tiểu đường, ung thư, điển hình như ung thư dạ dày, ung thư gan, máu,….
  • Người già thường dễ mắc bệnh về mắt như đục thủy tinh thể.
  • Gây lão hóa cơ thể với các biểu hiện là da nhăn nheo, chảy xệ, rụng tóc, tóc bạc sớm.
Quá trình oxi hóa khiến da chảy xệ, nhăn nheo
Quá trình oxi hóa khiến da chảy xệ, nhăn nheo

5. Một số biện pháp phòng chống oxi hóa cho cơ thể mà bạn nên biết

Để phòng chống nguy cơ oxi hóa cơ thể, bạn có thể áp dụng những cách dưới đây:

Bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxi hóa

Các thực phẩm giàu chất oxy hóa thường là những loại trái cây, rau củ chứa nhiều vitamin A, C, E, beta-carotene, Lycopene, Lutein, Selen,… Cụ thể thì các chất này sẽ có trong những thực phẩm dưới đây

  • Vitamin A: Trứng, sữa, bơ, gan.
  • Vitamin C: Cam, đu đủ, kiwi, súp lơ trắng, cà chua, ớt chuông, bông cải xanh, cải bruxen, súp lơ, cải xoăn…
  • Vitamin E: Hạt hướng dương, hạt dẻ, đậu phộng, cải bó xôi, bí đỏ, quả bơ, măng tây,…..hoặc các loại rau lá xanh như rau bina, cải xoăn,…
  • Beta-carotene: Có nhiều trong các loại trái cây, rau củ có màu vàng, cam như cà rốt, bí ngô, xoài, đu đủ, khoai lang,…. và những loại rau lá màu xanh đậm như rau bina, bắp cải, cải xoăn, đậu Hà Lan,…
  • Lutein: Đu đủ, rau bina, rau họ nhà cải, bông cải xanh, đậu hà lan,…
  • Lycopene: Có trong các loại trái cây và rau màu hồng, đỏ như dưa hấu, bưởi hồng, mơ, cà chua.
  • Selen: Có trong các loại ngũ cốc như gạo, ngô, lúa mì, đậu,… và thịt động vật như thịt bò, thịt gà, cá, trứng và phô mai,…
Các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
Các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Uống nước ion kiềm giàu Hydrogen

Một trong những cách bổ sung chất chống oxi hóa nhanh chóng và tiện lợi chính là uống nước ion kiềm giàu Hydrogen. Theo nghiên cứu của tiến sĩ Ohta – bậc thầy trong lĩnh vực nghiên cứu về Hydro của Nhật Bản, Hydro có thể trung hòa các gốc tự do nguy hiểm nhất một cách nhanh chóng mà vẫn đảm bảo sự an toàn cho cơ thể.

Cụ thể, các phân tử Hydrogen có những đặc tính tốt giúp trung hòa các gốc tự do trong cơ thể, đó là:

  • Phân tử siêu nhỏ: Hydro nhỏ hơn nhiều lần so với các chất chống oxi hóa khác nên nó có thể dễ dàng thẩm thấu sâu vào bên trong các tế bào để loại bỏ các gốc tự do, nguyên nhân gây suy kiệt tế bào và lão hóa da.
  • Hòa tan được cả trong dầu và nước: 70% cơ thể con người là nước và dầu. Nhờ có khả năng hòa tan tốt mà Hydrogen có thể di chuyển đến mọi nơi trong cơ thể để phát huy tác dụng.
  • Trung hòa gốc tự do một cách nhanh chóng, an toàn và bền vững: Một số chất chống oxi hóa sau khi trung hòa gốc tự do có thể trở thành các gốc tự do vì thiếu electron. Trong khi đó, hydro sau khi cho đi electron sẽ kết hợp với gốc tự do chứa oxi có hại như gốc OH – để tạo thành nước và đào thải ra ngoài. Cơ chế trung hòa diễn ra như sau:
  • Kích thích sự sản sinh các enzym có lợi: Các hydro hỗ trợ quá trình sản xuất enzym có lợi trong cơ thể và làm giảm gốc oxi hóa.
  • Có khả năng phân biệt gốc tự do có lợi và có hại: Theo nghiên cứu của tiến sĩ Ohta thì hydro chỉ loại bỏ các gốc tự do có hại và giữ lại các gốc tự do có lợi cơ thể.
Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc tư vấn hãy liên hệ với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của Cộng Đồng Làm Đẹp qua kênh Facebook chính thức: Cộng Đồng Làm Đẹp Chuẩn Y Khoa .Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn trong việc đạt được làn da khỏe mạnh và đẹp nhất!

hoặc Page: để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn có được làn da mơ ước.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *