Dấu Hiệu Dị Ứng Kem Chống Nắng

Để biết dị ứng kem chống nắng sẽ mang đến dấu hiệu và có cách phòng ngừa như thế nào, cùng đi giải đáp ngay trong bài viết dưới đây nhé. Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tình trạng dị ứng kem chống nắng, dấu hiệu, cách phòng ngừa và chữa trị, bạn nhé!

1.Dị ứng kem chống nắng là gì?

Phản ứng dị ứng với kem chống nắng là không phổ biến, nhưng có thể xảy ra khi một người bị dị ứng với một hoặc nhiều thành phần có trong sản phẩm.

Dị ứng với kem chống nắng có 2 loại dị ứng liên quan đến kem chống nắng:

  • Viêm da tiếp xúc dị ứng: có thể phát triển khi kem chống nắng được thoa lên da và một người có nhạy cảm với một thành phần cụ thể trong sản phẩm. Điều này kích hoạt hệ thống miễn dịch phản ứng, dẫn đến da trở nên đỏ, kích ứng và ngứa.
  • Viêm da tiếp xúc kích thích: xảy ra khi có sự tương tác giữa bức xạ tia cực tím (UV) từ mặt trời và một thành phần cụ thể trong kem chống nắng ở những người nhạy cảm. Phát ban phát triển ở những nơi đã thoa kem chống nắng và tiếp xúc với ánh nắng, thường thấy trên mặt, cánh tay hoặc hình chữ ‘V’ trên ngực bắt chước đường kẻ của áo phông.

Dị ứng kem chống nắng

Dị ứng kem chống nắng

2.Dấu hiệu dị ứng kem chống nắng

Các dấu hiệu dị ứng kem chống nắng có phần tương tự như dị ứng với ánh nắng mặt trời (hay còn được gọi là ngộ độc ánh nắng), phát ban nhiệt hoặc cháy nắng. Tất cả các tình trạng này đều liên quan đến phát ban đỏ trên da, đôi khi kèm theo cảm giác ngứa ngáy.

Các dấu hiệu khác của dị ứng kem chống nắng có thể bao gồm:

  • Nổi mề đay
  • Da gà nổi lên
  • Sưng tấy
  • Rộp
  • Mụn nước có dịch bên trong
  • Chảy máu
  • Đau đớn.

Khoảng thời gian từ lúc sử dụng kem chống nắng cho đến khi xuất hiện phản ứng dị ứng có thể thay đổi tùy thuộc vào từng người. Nó có thể xảy ra trong vài phút hoặc có thể kéo dài đến một vài ngày sau mới bắt đầu có các dấu hiệu dị ứng.

Trong một số trường hợp, bạn có thể không bị phản ứng cho đến khi kem chống nắng trên da tiếp xúc với ánh nắng có tia UV. Loại phản ứng này được gọi là viêm da tiếp xúc dị ứng quang.

 Dấu Hiệu Dị Ứng Kem Chống Nắng

Dấu hiệu dị ứng kem chống nắng

3.Nguyên nhân bị dị ứng kem chống nắng

Dị ứng thành phần có trong kem chống nắng

Nếu bạn có hiện tượng dị ứng kem chống nắng có thể là do bạn dị ứng về thành phần trong kem chống nắng. Một số thành phần có trong kem chống nắng có thể gây dị ứng cho da nhạy cảm như: benzophenone, para-Aminobenzoic Acid (PABA), dibenzoylmethane, octocrylene, salicylates, cinnamate, hương liệu…

Dùng kem chống nắng không rõ nguồn gốc, kém chất lượng

Hiện nay trên thị trường khó có thể phân biệt được kem chống nắng hàng giả và thật. Nếu bạn mua phải kem chống nắng không rõ nguồn gốc, kem chất lượng thì sẽ có chứa những thành phần độc hại, sẽ gây dị ứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến da.

Thoa kem chống nắng không đúng cách

Triệu chứng dị ứng kem chống nắng có thể kể đến việc thoa kem chống nắng không đúng cách. Bôi kem chống nắng quá dày sẽ gây bít tắc lỗ chân lông và sinh ra mụn. Bôi ít kem chống nắng làn da không được bảo vệ đầy đủ, gây ra tình trạng ung thư da. Bạn cần bôi kem chống nắng với một lượng vừa đủ để bảo vệ an toàn cho da.

Dùng kem chống nắng bị hỏng hoặc hết hạn sử dụng

Dị ứng kem chống nắng có thể do bạn dùng mà không xem hạn sử dụng, điều này cũng dễ dàng dẫn đến tình trạng nổi mẩn đỏ hay rát da. Hoặc bạn không bảo quản kem chống nắng đúng cách cũng dễ dẫn đến hiện tượng dị ứng.

Để bảo quản tốt kem chống nắng bạn nên bảo quản theo hướng dẫn, không đặt ở nơi có nhiệt độ cao hoặc ẩm thấp, sẽ làm thay đổi thành phần trong kem chống nắng. Nên xem hạn sử dụng, sử dụng được 6 tháng kể từ khi mở nắp.

Nguyên nhân bị dị ứng kem chống nắng

4.Ai có nguy cơ bị dị ứng kem chống nắng?

Đối tượng có nguy cơ cao bị dị ứng kem chống nắng bao gồm:

  • Nữ giới: Nữ giới thường có nguy cơ bị dị ứng kem chống nắng cao hơn so với nam giới, có thể là kết quả của việc sử dụng nhiều mỹ phẩm có thành phần chống nắng.
  • Những người có tình trạng da mãn tính liên quan đến ánh nắng mặt trời, chẳng hạn như da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời.
  • Người bị viêm da cơ địa.
  • Những người dành nhiều thời gian làm việc ngoài trời.
  • Những người bôi kem chống nắng cho vùng da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời.

Nữ giới có nguy cơ bị dị ứng kem chống nắng cao hơn nam giới

5.Kem chống nắng có chứa chất gì?

Không phải tất cả các loại kem chống nắng đều được tạo ra như nhau. Bạn có thể dị ứng với một số loại kem chống nắng nhất định, và một số kem chống nắng thì an toàn với bạn.

Các sản phẩm kem chống nắng trên thị trường hiện nay được chia thành 2 loại cơ bản là:

  • Kem chống nắng hóa học: Kem chống nắng hấp thụ bức xạ UV và biến nó thành một dạng năng lượng (nhiệt) ít nguy hiểm và ít gây hại hơn với làn da của bạn. Chúng thường chứa các thành phần như mexoryl, avobenzone  và  Có nhiều khả năng gây kích ứng và dị ứng hơn cho làn da nhạy cảm.
  • Kem chống nắng vật lý: Kem chống nắng vật lý phản xạ bức xạ mặt trời ra khỏi da để nó không bị hấp thụ. Các thành phần chống nắng vật lý bao gồm các thành phần oxit kẽm và titanium dioxide. Chúng thường không gây viêm da tiếp xúc nhưng có thể để lại vết trắng trên da.

6.Thành phần kem chống nắng nào có nhiều khả năng gây dị ứng hơn?

Bất cứ ai cũng có thể bị dị ứng với bất cứ thứ nào. Tuy nhiên, có một số thành phần trong kem chống nắng có nguy cơ gây dị ứng cao hơn so với bình thường. Bao gồm:

  • Avobenzone: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm da tiếp xúc kích thích trong kem chống nắng.
  • Benzophenon: Benzophenones đã được sử dụng trong kem chống nắng trong nhiều thập kỷ, và là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra viêm da tiếp xúc do kem chống nắng ở Mỹ. Các tên khác của benzophenone bao gồm oxybenzone, Eusolex 4360, methanone, Uvinal M40, diphenylketone và bất kỳ tên hóa học nào khác kết thúc bằng “-benzophenone”.
  • Cinnamates: Cinnamates ít được tìm thấy trong kem chống nắng nhưng là một thành phần phổ biến được sử dụng làm hương liệu trong nhiều sản phẩm, từ kem đánh răng đến nước hoa. Những hóa chất này có liên quan đến Balsam của Peru, dầu quế và axit cinnamic và aldehyde. Vì vậy những người dị ứng với cinnamates cũng có thể bị dị ứng với những hóa chất khác này. Các tên khác của hóa chất chứa cinnamate bao gồm Parsol MCX và bất kỳ hóa chất nào kết thúc bằng “–cinnamate”.
  • Salicylat: Salicylat là nguyên nhân hiếm gặp của viêm da tiếp xúc. Các hóa chất phổ biến trong nhóm này được sử dụng ngày nay bao gồm octyl salicylate, homosalate và bất kỳ hóa chất nào kết thúc bằng “-salicylate”.
  • Dibenzoylmethanes: Nhóm này chứa avobenzone và eusolex 8020. Chúng thường được kết hợp với các chất hấp thụ hóa học khác trong kem chống nắng.
  • Octocrylene: Octocrylene là một hóa chất tương đối mới được sử dụng trong kem chống nắng nhưng đã được báo cáo là gây viêm da tiếp xúc. Nó tương tự như cinnamate và có thể được sử dụng cùng với cinnamate trong kem chống nắng.
  • Para-Aminobenzoic Acid (PABA): Một trong những thành phần chống nắng đầu tiên được sử dụng tại Mỹ. Tuy nhiên hiện nay nó đã bị loại bỏ hoàn toàn.
  • Hương liệu và chất bảo quản: Bên cạnh các thành phần chống nắng thì mọi thành phần khác trong kem chống nắng khác đều có thể trở thành nguyên nhân gây dị ứng. Trong đó, hương liệu và chất bảo quản, đặc biệt là những chất hoạt động bằng cách giải phóng formaldehyde là những thành phần có khả năng gây dị ứng cao nhất.

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã biết  về các dấu hiệu dị ứng kem chống nắng. Chúc bạn thành công trên con đường làm đẹp !Và nếu như có thắc mắc gì về các bệnh lí trên da cũng như tình trạng da tệ hãy liên hệ với Cộng đồng làm đẹp Việt Nam, chúng tôi rất vinh dự khi được đồng hành với bạn trên con đường làm đẹp.

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *