Vitamin B12 là chất vi lượng cần thiết cho quá trình tạo tế bào hồng cầu và phát triển chức năng của não bộ của con người. Vậy vitamin B12 là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
1 .Vitamin B12 là gì ?
Vitamin B12 (cobalamin) là một vitamin nhóm B tan trong nước. Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo tế bào hồng cầu, sản xuất DNA, hình thành các tế bào mang chức năng dẫn truyền thần kinh và duy trì các chức năng cơ bản của não bộ.
Vitamin B12 được tìm thấy nhiều trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như: thịt gà, thịt cá, trứng, sữa,… hoặc cũng có thể được tổng hợp trong phòng thí nghiệm. Vitamin B12 tồn tại chủ yếu ở dạng cyanocobalamin và được cơ thể biến đổi thành dạng hoạt động – methylcobalamin.
Tình trạng thiếu hụt vitamin B12 thường gặp ở những người ăn chay, do thực vật không chứa vitamin B12. Người lớn tuổi hoặc người có vấn đề về đường tiêu hóa kém hấp thu cũng dễ bị thiếu vitamin B12.
2 .Vai trò của vitamin B12 đối với cơ thể
Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh :
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thiếu vitamin B12 trong giai đoạn đầu của thai kỳ làm tăng nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh ở não và tủy sống, đặc biệt là dị tật ống thần kinh. Phụ nữ có nồng độ vitamin B12 trong máu thấp hơn 250 mg/dL có nguy cơ sinh con bị dị tật cao gấp 3 lần.
Hơn nữa, mẹ bầu bị thiếu vitamin B12 cũng có khả năng bị sảy thai hoặc sinh non cao hơn. Có thể thấy, vitamin B12 rất quan trọng trong việc ngăn ngừa dị tật bẩm sinh và là một dưỡng chất thiết yếu cho thai kỳ khỏe mạnh.
Giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng :
Axit amin homocysteine tăng cao có liên quan đến việc tăng nguy cơ thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. Các nhà nghiên cứu tin rằng việc bổ sung đủ lượng vitamin B12 thiết yếu cho cơ thể có khả năng làm giảm nồng độ homocysteine trong máu, từ đó có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh thoái hóa điểm vàng gây mù lòa ở người lớn tuổi.
Phòng ngừa và điều trị trầm cảm :
Vitamin B12 đóng vai trò tổng hợp và chuyển hóa serotonin, một hormone điều hòa cảm xúc. Do đó, sự thiếu hụt vitamin B12 có thể làm giảm sản xuất serotonin và dẫn đến triệu chứng trầm cảm như buồn bã, chán nản, lo âu,…
Một nghiên cứu đã chứng minh rằng, những người bị trầm cảm sử dụng kết hợp vitamin B12 với thuốc chống trầm cảm mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn so với những người chỉ điều trị bằng thuốc chống trầm cảm.
Như vậy, vitamin B12 không chỉ có tác dụng phòng ngừa bệnh trầm cảm mà còn có khả năng hỗ trợ điều trị rất tốt.
Duy trì sức khỏe não bộ :
Vitamin B12 là dưỡng chất thiết yếu cho quá trình hình thành các tế bào thần kinh trong não. Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến teo não (tình trạng mất các tế bào thần kinh) và thường kéo theo chứng mất trí nhớ hoặc sa sút trí tuệ, đặc biệt hay xảy ra ở người lớn tuổi.
Thực tế cho thấy, khi những người lớn tuổi mắc chứng mất trí nhớ giai đoạn đầu được bổ sung vitamin B12 để giảm nồng độ homocysteine trong máu, tốc độ suy giảm nhận thức đã diễn ra chậm hơn.
Hình thành hồng cầu và ngăn ngừa thiếu máu :
Vitamin B12 tham gia vào quá trình sản xuất các tế bào hồng cầu. Trong trường hợp thiếu vitamin B12, các tế bào hồng cầu phát triển không bình thường, hình dạng không đồng đều làm cản trở khả năng tự di chuyển từ tủy xương vào máu và gây ra bệnh thiếu máu hồng cầu khổng lồ.
Khi bị thiếu máu, cơ thể bạn không có đủ tế bào hồng cầu vận chuyển oxy nuôi dưỡng các cơ quan, điều này sẽ khiến toàn thân mệt mỏi và suy nhược. Vì vậy, bạn cần cung cấp đủ lượng vitamin B12 cho cơ thể để làm nguồn nguyên liệu tổng hợp tế bào máu.
Tăng cường sức khỏe xương :
Một nghiên cứu thực hiện quan sát những người mắc bệnh celiac cho thấy, nồng độ vitamin B12 trong máu thấp có liên quan đến việc giảm mật độ xương ở xương đùi và xương hông của nam giới. Từ đó làm tăng nguy cơ loãng xương và khiến xương dễ bị gãy.
Duy trì ổn định nồng độ vitamin B12 có thể giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa các bệnh về xương như loãng xương, nhuyễn xương,…
Tăng cường năng lượng :
Vitamin B12 tham gia vào quá trình sản xuất năng lượng cho cơ thể. Việc bổ sung đủ lượng vitamin B12 cần thiết giúp cải thiện mức năng lượng cho bạn. Thực tế cho thấy, những biểu hiện đầu tiên của tình trạng thiếu vitamin B12 là mệt mỏi và thiếu sức sống.
Cải thiện sức khỏe tim mạch :
Khi cơ thể bị thiếu vitamin B12, nồng độ homocysteine trong máu sẽ tăng cao và điều này có liên quan đến việc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Việc tái bổ sung lượng vitamin B12 bị thiếu có thể làm giảm lượng axit amin homocysteine, từ đó có thể cải thiện lại các chức năng hệ tim mạch và hạn chế khả năng mắc bệnh tim mạch.
Bổ sung vitamin B12 giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Hỗ trợ da, móng, tóc khỏe mạnh :
Vitamin B12 tham gia vào quá trình sản xuất các tế bào – đơn vị hình thành nên da, móng, tóc. Các trường hợp thiếu vitamin B12 thường có triệu chứng đổi màu móng, đổi màu tóc, viêm da ở khoé miệng, tăng sắc tố da hay da bị bạch biến.
Các nghiên cứu đã chứng minh, việc bổ sung vitamin B12 đã có thể cải thiện các triệu chứng da liễu ở những người thiếu vitamin B12
Hy vọng qua bài viết CỘNG ĐỒNG LÀM ĐẸP này bạn đã có thêm nhiều thông tin bổ ích về vai trò của vitamin B12 đối với cơ thể cũng như cách sử dụng vitamin B12 một cách an toàn và hợp lý.