Chỉ số SPF là gì? Tác dụng của chỉ số SPF trong kem chống nắng

Bạn có bao giờ thắc mắc về những ký hiệu như SPF, UV, PA trong kem chống nắng mà bạn đang sử dung?. Chỉ số SPF là gì và chúng có tác dụng như thế nào?. Tất cả sẽ được giải đáp dưới đây.

Kem chống nắng từ lâu đã trở thành “vật bất ly thân” đối với các cô gái, nhất là vào mùa hè. Thế nhưng, bạn có thực sự hiểu những chỉ số, ký hiệu hay những cụm từ chuyên môn viết tắt được in trên bao bì những hộp kem chống nắng? Hãy cùng Chiaki.vn tìm hiểu về chúng để nắm được những thông tin chính xác về các sản phẩm bạn đang dùng hàng ngày nhé!

 

1.Chỉ số SPF và PA là gì?

Chỉ số chống nắng SPF là gì?

Chỉ số SPF là tên viết tắt của cụm từ Sun Protection Factor, bên cạnh chữ viết tắt này luôn đi kèm theo một con số cụ thể. Đây được coi là thước đo mức độ mà kem chống nắng sẽ bảo vệ da của bạn khỏi các tia tử ngoại từ ánh nắng mặt trời.

Nhiều người thường nhầm lẫn chỉ số SPF này và cho rằng chỉ số đó sẽ giúp bạn biết bạn có thể ở ngoài nắng trong bao lâu, tuy nhiên, điều này hoàn toàn nhầm lẫn. Thực tế là, chỉ số SPF giúp bạn cảnh bảo vấn đề da bị ửng đỏ khi thoa kem chống nắng so với khi không sử dụng suncream.

Tổng quan, chỉ số SPF được coi là hệ số bảo vệ da, là thước đo mức độ bảo vệ da khỏi những tia bức xạ nguy hiểm. Hiện chỉ số SPF được quy định trong mọi dòng kem chống nắng có giá trị nhất là 15 và cao nhất là 100.Chỉ số SPF là gì

Chỉ số SPF là gì? Là chỉ số giúp bạn cảnh bảo vấn đề da bị ửng đỏ khi thoa kem chống nắng

Chỉ số PA là gì?

Chỉ số PA (protection grade of UVA) là chỉ số đo lường khả năng lọc tia UV của kem chống nắng. Trên các bao bì kem chống nắng, chỉ số PA được thể hiện kèm theo các dấu “+”. Cụ thể: PA+ có khả năng chống tia UVA ở mức 40-50%, PA++ có khả năng chống tia UVA ở mức 60-70%, PA+++ có khả năng chống tia UVA lên đến 90% và PA++++ có khả năng chống tia UVA lên đến trên 95%.

2.Tác dụng chỉ số SPF trong kem chống nắng là gì?

Theo định mức Quốc tế thì 1 SPF có khả năng bảo vệ da làn da của bạn và hạn chế tác hại của tia UVB trong khoảng 10 phút. Chẳng hạn như, nếu da của bạn thường bị bỏng sau 10 phút dưới ánh nắng mặt trời, thì việc thoa kem chống nắng có SPF 15 sẽ cho phép bạn ở dưới nắng mà không bị bỏng trong khoảng 150 phút.

Đây được coi là ước tính sơ bộ phụ thuộc vào loại da, cường độ ánh nắng và lượng kem chống nắng được sử dụng.

Tương tự như vậy, chúng ta có:

  • SPF 30 sẽ cho phép bạn ở dưới nắng mà không bị bỏng trong khoảng 300 phút.
  • SPF 50 sẽ cho phép bạn ở dưới nắng mà không bị bỏng trong khoảng 500 phút.
  • SPF 70 sẽ cho phép bạn ở dưới nắng mà không bị bỏng trong khoảng 700 phút.

Ngoài cho biết da bạn mất bao lâu để bắt đầu ửng đỏ khi thoa kem chống nắng, chỉ số SPF trong kem chống nắng còn có thể được hiểu theo % bảo vệ làn da trước tác hại của tia UV. Cụ thể:

  • SPF 15 ngăn chặn 93% tia UVB
  • SPF 30 ngăn chặn 97% tia UVB
  • SPF 50 ngăn chặn 98% tia UVB

Hoặc, một cách khác để xem xét nó là:Chỉ số SPF giúp ảnh báo khả năng mức % ngăn chặn tia UV độc hại

Chỉ số SPF giúp ảnh báo khả năng mức % ngăn chặn tia UV độc hại

  • SPF 15 (bảo vệ 93%) cho phép 7 trong số 100 photon đi qua
  • SPF 30 (bảo vệ 97%) cho phép 3 trong số 100 photon xuyên qua.

Vì vậy, mặc dù bạn có thể không tăng gấp đôi mức độ bảo vệ làn da của mình nhưng chỉ số SPF 30 vẫn sẽ chặn được một nửa bức xạ truyền qua da của bạn. Do đó, để được bảo vệ tốt nhất thì các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng các dòng suncream có chỉ số SPF tối thiểu 15 hoặc SPF 30.

Hầu hết mọi người thoa kem chống nắng dưới mức cần thiết sử dụng, các chuyên gia cũng khuyến khích người dùng nên thoa lại kem chống nắng sau 2 giờ để đạt hiệu quả cao.

===>>> Tham khảo thêm:

3.Chỉ số SPF chống những loại tia nào?

Tia cực tím không thể nhìn thấy đối với mắt của con người, vì nó có bước sóng ngắn hơn ánh sáng mà mắt thường có thể nhìn thấy được. Trong nhiều thí nghiệm về quang phổ UV, có hai loại tia có thể làm hỏng DNA trong tế bào da của bạn, trong thời gian dài có thể dẫn đến ung thư da.

Tuy nhiên, thật sự may mắn là chỉ số SPF của kem chống nắng mà bạn đang sử dụng có thể chống được loại tia này. Cụ thể là:Chỉ số SPF trong kem chống nắng có thể chóng được tia UVA - UVB

Chỉ số SPF trong kem chống nắng có thể chóng được tia UVA – UVB

Chỉ số SPF (Sun Protection Factor)

Bạn thường thấy các sản phẩm kem chống nắng có ghi SPF15, SPF30, SPF50…Vậy SPF là gì? SPF là viết tắt của từ Sunburn Protection Factor, là chỉ số chống nắng của mỗi loại kem chống nắng.

  • Thông thường con số đằng sau SPF được hiểu là thời gian bạn có thể ở ngoài nắng khi bạn có dùng và khi bạn không dùng kem chống nắng. Ví dụ SPF15 sẽ cho phép bạn ở ngoài trời nắng dài hơn 15 lần so với khi bạn không bôi kem chống nắng. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào da của từng người. Bởi nếu như da bạn phơi ngoài trời nắng chang chang không có gì bảo vệ hết mà khoảng 10 phút sau da có dấu hiệu đỏ lên nhè nhẹ thì 10 phút là sức chịu đựng của da bạn. Lấy 10 nhân với chỉ số SPF là 15 (10’x15=150’) sẽ ra được số phút mà kem chống chống có chỉ số SPF 15 bảo vệ da khỏi tia UVB.
  • Ngoài ra, chỉ số SPF còn được hiểu là chỉ số thể hiện khả năng ngăn chặn tia UVB của kem chống nắng dưới dạng %. Ví dụ SPF15% thông thường, trong điều kiện hoàn hảo, sẽ chặn được 93.4% UVB, SPF 30 là 96.7% và SPF 50 là 98% (khi ở ngoài 10 phút).
  • Và thực tế không có loại kem chống nắng nào có khả năng chống tia UV tới 100% và màu da càng sáng thì càng dễ bắt nắng hơn, cho nên, đừng nên nghĩ dùng kem chống nắng có chỉ số SPF thật cao thì da sẽ được bảo vệ tuyệt đối bạn nhé.Con số đằng sau SPF được hiểu là thời gian bạn có thể ở ngoài nắng khi bạn có dùng và khi bạn không dùng kem chống nắng

Con số đằng sau SPF được hiểu là thời gian bạn có thể ở ngoài nắng khi bạn có dùng và khi bạn không dùng kem chống nắng

Chỉ số PPD (Persistent Pigment Darkening)

  • Nếu như ảnh hưởng của tia UVB được đo lường bởi mức độ bỏng nắng, người ta dựa vào tác hại làm rám, sạm da để đo lường ảnh hưởng của tia UVA.
  • Chỉ số PPD biểu thị lượng tia UVA tiếp xúc với da sau khi đã bôi kem chống nắng, tức là chỉ số PPD sẽ đo lường mức độ chống lại sự làm tối sắc tố (pigment darkening) của kem chống nắng.
  • PPD là chỉ số được phát minh ở Nhật Bản, song lại được sử dụng phổ biến bởi L’Oreal và ở Châu Âu.
  • Cách tính của PPD hoàn toàn tương tự như SPF. Do vậy, khả năng bảo vệ của PPD có thể mô tả như sau:Giải thích các chỉ số và ký hiệu trên bao bì kem chống nắng 4

PA là gì?

  • Hiện nay, tại thị trường châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật Bản, các nhà sản xuất áp dụng chỉ số PA cho kem chống nắng.
  • PA (Protection Grade of UVA) được quy đổi từ PFA (Protection Factor of UVA, hay còn gọi là UVAPF). PFA được tính dựa trên MPPD (Minimal Persistent pigment darkening dose) – liều lượng UVA tối thiểu để tạo ra rám da trong vòng 2-4h sau khi phơi nắng.
  • PFA = MPPD của làn da được bôi kem chống nắng/ MPPD của da không được bảo vê.
  • Với cách tính này, có thể thấy, thực ra không có khác biệt giữa PPD và PFA.
  • Có 3 cấp độ thường gặp

– PA+: Chống tia UVA 40-50%

– PA++: Chống tia UVA 60-70%

– PA+++: Chống tia UVA 90%nếu chỉ số càng cao thì khả năng bảo vệ da của bạn trước tia UVA càng lớn

Thông thường, nếu chỉ số càng cao thì khả năng bảo vệ da của bạn trước tia UVA càng lớn

Broad Spectrum

  • Có rất nhiều sản phẩm kem chống nắng không có chỉ số PA, cũng không có chỉ số PPA, nhất là các sản phẩm từ Mỹ, Anh…Vậy điều đó có phải là da bạn đang không được bảo vệ trước tia UVA nếu dùng những loại kem chống nắng này? Đừng lo lắng, hãy xem xem trên sản phẩm chống nắng ấy có ghi chữ “Broad- Spectrum” không.
  • Với những sản phẩm chống nắng có SPF lớn hơn 15 có ghi chữ Broad Spectrum- Quang phổ rộng trên bao bì thì được FPA công nhận đều có khả năng bảo vệ da khỏi 2 tia UVA và UVB. Nên khi quyết định mua 1 sản phẩm chống nắng, nếu không có PA+ nhưng có SPF và Broad Spectrum thì bạn tạm hiểu là sản phẩm đó đủ điều kiện để chống nắng, bảo vệ da cho bạn rồi nhé.

Những thông tin trên chắc chắn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các thông số được ghi trên bao bì các sản phẩm kem chống nắng. Tin rằng những kiến thức bổ ích đó sẽ giúp bạn lựa chọn được cho mình những sản phẩm kem chống nắng phù hợp với đặc tính làn da của riêng mình.Chúc bạn thành công trên con đường làm đẹp !Và nếu như có thắc mắc gì về các bệnh lí trên da cũng như tình trạng da tệ hãy liên hệ với Cộng đồng làm đẹp Việt Nam, chúng tôi rất vinh dự khi được đồng hành với bạn trên con đường làm đẹp.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *