Tranexamic Acid là gì? Tại sao các thương hiệu dược mỹ phẩm nổi tiếng trên toàn thế giới đều lựa chọn hoạt chất Tranexamic Acid trong điều trị nám, tăng sắc tố sau viêm? Đâu là sản phẩm trị nám chứa Acid Tranexamic đang được tin dùng và tín đồ skincare tìm mua nhiều hiện nay.
Những thắc mắc của các bạn về hoạt chất Tranexamic Acid sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu để có thể đưa ra quyết định nên hay không nên đầu tư các sản phẩm chứa Tranexamic Acid trong liệu trình điều trị nám sạm, đốm nâu, tàn nhang, đồi mồi.
Tranexamic Acid (TXA) có nguồn gốc từ acid amin lysine, đây là một dẫn xuất tổng hợp có khả năng hòa tan trong nước và thuộc danh sách thuốc thiết yếu của WHO hay còn được gọi là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn cần thiết trong y tế. Ban đầu, Tranexamic Acid được biết đến là một loại thuốc có tác dụng chống tiêu fibrin, ức chế sự phân hủy fibrin trong cục máu đông.
Vậy nên, chúng được sử dụng trong điều trị hay ngăn ngừa mất máu quá nhiều. Nguyên nhân có thể do chấn thương lớn, chảy máu sau sinh, phẫu thuật, nhổ răng, chảy máu cam và kinh nguyệt nhiều. Tranexamic Acid cũng được sử dụng cho bệnh phù mạch di truyền và có thể dùng bằng đường uống hay tiêm vào tĩnh mạch.
Và hiện tại Tranexamic Acid còn trở thành hoạt chất tiềm năng trong ngành làm đẹp nhờ được chứng minh bằng các nghiên cứu lâm sàng với khả năng điều chỉnh quá trình hình thành sắc tố da.
2. Vì sao Tranexamic Acid được ứng dụng trong điều trị nám, tăng sắc tố sau viêm?
Nám da (melasma) là chứng rối loạn tăng sắc tố phổ biến của chị em phụ nữ. Hiện nay, dù có nhiều lựa chọn điều trị nám nhưng việc điều trị tận gốc còn gặp nhiều khó khăn. Thông thường, các phương pháp này giúp giảm sự hình thành hắc tố (thuốc bôi) và loại bỏ sắc tố melanin có sẵn (peel da và laser). Nhưng hiệu quả trị nám thường không duy trì được lâu và dễ tái phát hay làm tăng sắc tố sau viêm.
Theo các nghiên cứu lâm sàng, Tranexamic Acid có thể ngăn ngừa sự kích hoạt của tế bào hắc tố bởi ánh sáng mặt trời, ảnh hưởng của nội tiết tố và tế bào sừng bị thương thông qua ức chế hệ thống kích hoạt Plasminogen. Vậy nên, TXA vừa làm giảm sự hình thành của nám vừa giảm khả năng tái phát nám sau khi sử dụng các phương pháp điều trị khác. Cụ thể, Tranexamic Acid sẽ tác động trên 3 con đường liên quan trực tiếp đến sự hình thành sắc tố gồm có:
- Hoạt động trên tế bào Melanocyte: Hạn chế hoạt động tyrosinase của melanocyte bằng cách ức chế sản xuất prostaglandin.
- Tế bào sừng (tế bào chứa sắc tố melanin): Làm gián đoạn quá trình viêm gây ra sự hình thành sắc tố có thể do tác động bên ngoài hay những tổn thương trên làn da như mụn trứng cá, laser, peel…
- Trên tế bào mạch máu: Giảm sự hình thành mạch máu thông qua ức chế yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF). Vậy nên, mang lại hiệu quả điều trị nám có liên quan đến tăng sinh mạch máu.
Ngoài công dụng trị nám sạm, Tranexamic Acid còn mang lại tác dụng giảm thâm đỏ sau mụn, tổn thương da và các vùng giãn mao mạch, giúp màu da đồng đều hơn. Cũng chính vì những lý do này mà hoạt chất Tranexamic Acid được ứng dụng trong điều trị nám, tăng sắc tố sau viêm. Đây cũng được xem thành phần trị nám làm sáng da đang trở thành xu hướng và hot hiện nay.