5 Loại Nám Da Phổ Biến Nhất Và Cách Nhận Biết Chính Xác

5 Loại Nám Da Phổ Biến Nhất Và Cách Nhận Biết Chính Xác

Trong bài viết ở Cộng Đồng Làm Đẹp Việt Nam, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể về 5 loại nám da phổ biến nhất và cách nhận biết chính xác. Đầu tiên, chúng ta cần hiểu nám da là gì? Đó là tình trạng da xuất hiện các đốm nâu hoặc mảng sẫm màu, thường khiến làn da không đều màu và làm giảm sự tự tin của nhiều người. Thường xuất hiện ở vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời như mặt, cổ, cánh tay. Có nhiều nguyên nhân gây nám da như di truyền, nội tiết tố, ánh nắng, viêm da, dùng thuốc hoặc mỹ phẩm không phù hợp.

Cùng đi tới nội dung chính của chủ đề của bài viết này đó là 5 Loại Nám Da Phổ Biến Nhất Và Cách Nhận Biết Chính Xác.

Mục lục

1.  Nám Mảng: Đây là dạng nám da phát triển thành từng mảng sẫm màu nằm chủ yếu ở lớp thượng bì (lớp ngoài cùng) trên bề mặt da.

Nám mảng xuất hiện trên da mạt của phụ nữ từ độ tuổi 25-50 tuổi

 

Đặc điểm: Nám mảng là loại nám da dễ nhận biết nhất vì thường xuất hiện ở dạng mảng lớn, rõ ràng trên bề mặt da. Màu sắc của nám mảng thường từ nâu nhạt đến nâu đậm.

Nguyên nhân: Do tác động từ tia UV trực tiếp từ mặt trời: việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng nám mảng. Vì khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng sẽ làm gia tăng và sản sinh ra nhiều melanin lan rộng tích tụ trên da dẫn tới tình trạng nám mảng. Do di truyền: khi bạn có người thân trong gia đình mắc nám mảng, sẽ dẫn tới tỉ lệ bạn dễ mắc nám mảng cao hơn.Chủ yếu là hai nguyên nhân trên kết hợp cùng với ảnh hưởng từ mỹ phẩm không phù hợp hoặc thay đổi nội tiết tố.

Một số dấu hiệu nhận biết nám mảng như sau:

Nám mảng xuất hiện từng mảng sắc tố sậm màu lan rộng, có màu nâu, vàng, đen hoặc xám, thường có đường viền rõ ràng. Vì nám mảng xuất hiện ở lớp trên cùng, là lớp thượng bì của da nên có thể đáp ứng điều trị tốt nếu được điều trị từ sớm. Nám da phổ biến ở phụ nữ hơn, đặc biệt là thai phụ vì đây là thời kỳ nội tiết tố trong cơ thể dễ bị thay đổi, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến nam giới. Độ tuổi: từ 20 – 40 tuổi sẽ là độ tuổi nám thường khởi phát.

2. Nám đốm: Nám đốm còn được gọi là ” nám đinh”, là một trong những tình trạng nám da khá phổ biến, so với nám mảng thì nghiêm trọng và khó trị hơn.

Tình trạng nám chân sâu
Nám chân sâu

Đặc điểm: Nám đốm thường có dạng từng đốm tròn nhỏ, sẫm màu hơn nám mảng, thường có màu nâu đen hoặc nâu xám.

Nguyên nhân: Thường do sự rối loạn nội tiết tố, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh, cộng thêm các tác động từ môi trường và tuổi tác.

Cách nhận biết: Nám đốm hình thành những vết tròn màu sẫm, có kích thước to hơn đầu đũa, xuất hiện riêng lẻ hoặc theo chùm. Nám đốm thường có chân ăn sâu dưới lớp biểu bì nên quá trình điều trị thường khó hơn so với các loại nám trên bề mặt da.

3. Nám Hỗn Hợp: nám hỗn hợp là sự kết hợp giữa 2 loại nám mảng và nám chân sâu. Loại nám này có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, phổ biến nhất là vùng sống mũi, quanh mắt, hai bên gò má và trán.

Nám Da
Nám hỗn hợp khá phổ biến hiện nay

Đặc điểm: Đây là loại nám da kết hợp giữa nám mảng và nám đốm, do đó có cả mảng nám lớn và những đốm nám nhỏ trên cùng một vùng da. Thường thấy nhất trên vùng má và trán.

Nguyên nhân: Kết hợp từ nhiều yếu tố, bao gồm yếu tố nội tiết tố, di truyền và tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.

Cách nhận biết: Nám hỗn hợp có xu hướng phát triển khá nhanh, ngày càng lan rộng và ăn sâu vào da. Nám hỗn hợp có thể quan sát được bằng mắt thường qua các dấu hiệu như: trên da có cả mảng lớn và đốm nhỏ với các sắc độ khác nhau, phân bố không đồng đều, vết nám có xu hướng đậm màu hơn khi ra nắng.

4. Nám Sắc Tố Do Nội Tiết: hay còn gọi là “nám chân sâu”. Nám da sinh ra do sự rối loạn nội tiết dẫn đến sự mất cân bằng các hormone trong cơ thể mà hình thành nên các nốt tăng sắc tố trên bề mặt da.

Đặc điểm: Loại nám da này thường xuất hiện do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, đặc biệt ở phụ nữ mang thai, sau khi sinh hoặc khi sử dụng các loại thuốc tránh thai. Màu sắc thường nhạt hơn so với nám mảng và nám đốm.

Nguyên nhân: Do sự thay đổi nội tiết tố khiến hắc sắc tố melanin tăng sinh không đồng đều, cụ thể là trong:  giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh; do dùng thuốc tránh thai đặc biệt là thuốc tránh thai có chứa progestin, nám da có thể xuất hiện ngay trong giai đoạn đang dùng thuốc hoặc sau khi dùng thuốc 2 – 3 tháng; những trường hợp bị rối loạn kinh nguyệt đôi khi cũng có thể gây nên nám da;…

Cách nhận biết: Nám da nội tiết thường xuất hiện dưới dạng các đốm nâu đậm màu, soi đèn có thể thấy các điểm trung tâm tập trung nhiều tế bào sắc tố hơn, đậm màu. Các mảng nám nhạt màu, mờ và có xu hướng tăng lên khi nội tiết tố thay đổi. Nám chân sâu thường xuất hiện chủ yếu đối xứng hai bên gò má, đôi khi xuất hiện ở vùng thái dương, trán hay cánh tay, hiếm khi có ở các vùng khác trên cơ thể. Nám chân sâu không điều trị có thể bị lan tỏa nhanh chóng sang các vị trí lân cận.

5. Nám Do Lão Hóa

Đặc điểm: Nám da do lão hóa là dạng nám da hình thành do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Thường có màu nâu sẫm, xuất hiện cùng các dấu hiệu lão hóa khác như nếp nhăn và da chùng.

Nguyên nhân: khiến da trở nên mỏng hơn và dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, dẫn đến sự xuất hiện của các đốm sậm màu.Tuổi tác khiến làn da dần mất đi độ đàn hồi, làm cho các hắc sắc tố melanin tích tụ và xuất hiện nám.

Cách nhận biết: Các đốm nâu xuất hiện cùng các dấu hiệu lão hóa khác như da chùng, nhăn. Màu sắc của nám da thường đậm và xuất hiện ở độ tuổi trung niên.

Qua bài viết này, Cộng Đồng Làm Đẹp Việt Nam đã đưa ra các phân tích cụ thể về 5 loại nám phổ biến nhất và cách nhận biết chính xác nhằm mục đích bổ sung thêm các kiến thức làm đẹp cho mọi người, hãy bảo vệ làn da của mình khỏi những tác nhân gây ra nám. Chúc các bạn thành công trên con đường làm đẹp của mình.

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *