Măng tây được mệnh danh là “rau hoàng đế” bởi những lợi ích quý giá đến từ nguồn dinh dưỡng của nó. Hơn nữa, măng tây có thể kết hợp với những loại thực phẩm khác để tạo ra những món ăn thơm ngon giàu chất dinh dưỡng và rất dễ ăn. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến măng tây, bạn cần nắm được măng tây kỵ gì để tránh gây hại cho sức khỏe.
Thành phần dinh dưỡng của măng
Cộng Đồng Làm Đẹp Chuẩn Y Khoa sẽ chia sẻ với bạn đọc về thành phần dinh dưỡng của măng tây trước khi trả lời thắc mắc “măng tây kỵ gì?”. Theo đó, măng tây được xem là một trong những loại rau có chứa hàm lượng dinh dưỡng cân bằng nhất. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho biết, trong 90g măng tây được luộc chín có chứa thành phần dinh dưỡng như sau:
- Năng lượng: 20 Kcal;
- Chất béo: 0,2g;
- Chất xơ: 1,8g;
- Chất đạm: 2,2g;
- Carbohydrate: 3,7g;
- Đường: 1,2g;
- Vitamin K: 45,5mcg;
- Natri: 13mg.
Ngoài ra, dựa trên lượng tiêu thụ tham khảo hàng ngày (RDI) cho thấy, trong 90g măng tây có chứa:
- Vitamin K: 51% RDI;
- Vitamin B9 (Folate): 34% RDI;
- Vitamin B1 (Thiamine): 13% RDI;
- Vitamin B2 (Riboflavin): 11% RDI.
Măng tây cũng cung cấp một lượng các chất dinh dưỡng khác như vitamin A, vitamin C, kali, sắt và phospho. Măng tây rất tốt cho sức khỏe, đồng thời cũng là lựa chọn ưu tiên của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Vậy lợi ích của măng tây là gì?
Lợi ích của măng tây
Măng tây là một loại rau chứa ít chất béo, ít calo và giàu chất dinh dưỡng nên rất tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số lợi ích của măng tây có thể kể đến như:
Hỗ trợ giảm cân
Măng tây chứa ít chất béo, ít calo và giàu chất xơ. Chất xơ có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, từ đó thúc đẩy quá trình giảm cân. Mặt khác, việc tiêu thụ măng tây còn giúp giảm chứng táo bón và giảm lượng cholesterol. Bạn có thể kết hợp ăn măng tây cùng với trứng gà luộc để bổ sung protein cho cơ thể trong quá trình giảm cân.
Ngăn ngừa nhiễm trùng tiểu
Măng tây được xem như là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên, có tác dụng đào thải muối và chất lỏng ra khỏi cơ thể. Theo Y học cổ truyền, măng tây được sử trong điều trị bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu.
Tăng cường hệ miễn dịch
Măng tây có nhiều sắc tố anthocyanin có tác dụng chống oxy hoá, từ đó giúp chống lại các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Đồng thời, trong măng tây có chứa vitamin E hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, bạn không nên nấu măng tây chín quá kỹ để tránh làm biến mất những vitamin và khoáng chất này.
Tốt cho sức khỏe sinh sản
Trong măng tây có chứa hàm lượng chất saponin protodioscin tương đối cao. Theo một đánh giá được thực hiện vào năm 2012 cho biết, saponin protodioscin có tác dụng hỗ trợ sức khỏe của buồng trứng, kích thích tăng cường ham muốn tình dục của phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh và giúp chống lại các tế bào ung thư buồng trứng.
Bên cạnh đó, saponin protodioscin cũng được xác định là có tác dụng tăng cường sản xuất testosterone, hỗ trợ phục hồi khả năng cương dương và tăng cường ham muốn ở nam giới.
Tăng cường sức khỏe đường ruột
Một loại prebiotic có trong măng tây được gọi là inulin rất có lợi cho sức khoẻ của đường ruột. Theo đó, inulin có tác dụng thúc đẩy sự cân bằng ổn định của vi khuẩn tốt trong đường ruột hay còn được gọi là men vi sinh. Từ đó làm giảm ruột khí và giúp cho hệ tiêu hoá của bạn hoạt động tốt hơn.
Bên cạnh đó, inulin còn là một chất xơ có tác dụng hút nước bào ruột, giúp làm mềm phân và hỗ trợ bạn đi đại tiện dễ dàng hơn. Như vậy, việc ăn nhiều măng tây có thể giúp bạn đi tiêu đều đặn và ngăn ngừa tình trạng táo bón.
Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong măng tây có hàm lượng axit folic tương đối cao. Axit folic là một chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển hoàn thiện của thai nhi. Do đó, măng tây mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thai kỳ.
Chính vì thế, việc bổ sung măng tây trong chế độ ăn hàng ngày của thai phụ có thể hỗ trợ ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở não bộ hoặc cột sống của thai nhi.
Cải thiện tâm trạng
Măng tây rất giàu folate – một loại vitamin B có tác dụng giúp tinh thần trở nên phấn chấn hơn và tránh bị căng thẳng, stress.
Với những lợi ích được nêu ở trên, bạn nên thêm măng tây vào chế độ ăn uống hàng ngày để tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, măng tây kỵ gì vẫn là một vấn đề cần được làm rõ để tránh những rủi ro tiềm ẩn cho sức khỏe. Vậy măng tây kỵ gì?
Măng tây kỵ gì?
Từ trước đến nay, chúng ta đã biết khi kết hợp các loại thực phẩm đại kỵ với nhau có thể gây ra những tác dụng phụ như ngộ độc, dị ứng. Chẳng hạn như khi kết hợp trái cây với hải sản dễ gây ra tình trạng đầy hơi và đau bụng. Vậy măng tây kỵ gì?
Theo thống kê, tính đến nay vẫn chưa có thông tin nào cho thấy măng tây kỵ với loại thực phẩm nào. Thực tế, măng tây có thể kết hợp với hầu hết các loại thực phẩm khác để chế biến ra nhiều món ăn thơm ngon và giàu dinh dưỡng.
Tuy nhiên, một số đối tượng sau không nên tiêu thụ măng tây, bao gồm:
- Bệnh nhân cao huyết áp: Người mắc bệnh cao huyết áp cần thận trọng khi sử dụng măng tây trong các bữa ăn hàng ngày. Bởi măng tây có thể gây ra phản ứng với thành phần của thuốc huyết áp, từ đó làm giảm huyết áp một cách đột ngột và ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
- Người bị phù nề: Những người bị suy tim, suy thận… thường mắc phải chứng phù nề. Trong khi đó, việc tiêu thụ măng tây có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm ở những đối tượng này. Vì thế, những người bị phù nề do bệnh lý cần hạn chế ăn măng tây.
- Người bị bệnh gout: Chất purin trong măng tây rất tốt cho não bộ nhưng lại là nguyên nhân làm tăng nồng độ axit purin trong máu. Do đó, nếu ăn nhiều măng tây có thể dẫn đến bệnh gout.
Một số lưu ý cần biết khi sử dụng măng tây
Bên cạnh những thông tin về măng tây kỵ gì, bạn đọc cũng cần lưu ý đến một số vấn đề sau khi chế biến và tiêu thụ măng tây, cụ thể như sau:
- Cách chọn mua măng tây: Lựa chọn mua măng tây có độ bóng cao, có màu xanh non ở ngoài và càng về phía ngọn thì càng đậm màu, tránh lựa chọn những cành măng tây bị sẹo, sâu. Đồng thời, mua măng tây ở những cửa hàng uy tín, tránh mua măng tây không rõ nguồn gốc.
- Không nấu măng tây quá chín: Măng tây được nấu quá chín không chỉ làm tiêu hao đi các chất dinh dưỡng quý hiếm mà còn khiến măng tây bị mềm nhũn và ăn không ngon.
- Chế biến ngay: Măng tây nên được chế biến ngay khi mua về để đảm bảo được độ tươi và giòn.
- Không nên ăn quá nhiều: Cũng như các loại thực phẩm khác, bạn không nên ăn quá nhiều măng tây, chỉ nên ăn từ 2 – 3 bữa măng tây mỗi tuần.
- Bảo quản: Bạn nên bảo quản măng tây bằng cách bọc chúng trong khăn giấy ẩm rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh để măng tây giữ được độ tươi ngon.
Măng tây là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích rất tốt cho sức khỏe. Việc tìm hiểu “măng tây kỵ gì” và những lưu ý cần biết khi tiêu thụ măng tây sẽ giúp bạn chế biến và sử dụng loại thực phẩm này hiệu quả hơn.