Theo một số nghiên cứu về tác dụng của cải ngồng cho thấy, loại rau này giúp hạ huyết áp rất tốt, thích hợp cho bệnh nhân cao huyết áp. Tuy nhiên bà bầu là đối tượng dễ tụt huyết áp. Vậy bà bầu ăn cải ngồng được không? Hãy cùng giải đáp thắc mắc trên và thêm gợi ý mốt số món ngon từ cải ngồng.
1. Thành phần dinh dưỡng có trong rau cải ngồng
Trước khi đi sâu tìm hiểu và giải đáp thắc mắc bà bầu ăn cải ngồng được không, bạn cũng cần biết giá trị dinh dưỡng của loại rau này để từ đó biết được liệu rau cải ngồng có tốt cho sức khỏe hay không, có phù hợp với bà bầu không. Chia sẻ từ các chuyên gia cho biết, cải ngồng có các chất dinh dưỡng gồm:
- Vitamin A;
- Vitamin C;
- Beta-caroten;
- Chất chống oxy hóa;
- Vitamin nhóm B;
- Chất xơ;
- Vitamin K;
- Folate;
- Flavonoid;
- Phytochemical.
Dựa trên những thành phần dinh dưỡng có trong cải ngồng có thể thấy, cải ngồng là loại rau rất nhiều chất dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Phân tích cho thấy lượng vitamin C có trong 100g cải ngồng có thể đáp ứng đến 75% nhu cầu vitamin C trong ngày của 1 người trưởng thành, đây là lượng vitamin C ấn tượng trong một loại rau. Vậy bà bầu ăn cải ngồng được không? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.
2. Giải đáp: Bà bầu ăn cải ngồng được không?
Sức khỏe bà bầu và chế độ ăn uống khi mang thai có mối liên quan mật thiết. Nếu chọn sai thực phẩm hoặc ăn các thực phẩm gây kích thích tử cung co bóp có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai rất cao, không hề tốt cho cả mẹ và bé. Vậy liệu rằng bà bầu ăn cải ngồng được không và vì sao?
Rau cải ngồng thuộc họ rau cải, có hoa màu vàng và khi ăn có vị hơi đắng nhẹ, một số loại cải ngồng hoàn toàn không có vị đắng, ăn rất giòn và ngọt, được miêu tả gần giống với vị của bông cải xanh. Rau cải ngồng được biết đến với thành phần dinh dưỡng cao, dồi dào chất xơ, vitamin và chất khoáng có lợi cho sức khỏe.
Về vấn đề bà bầu ăn cải ngồng, đáp án cần dựa trên nhiều yếu tố như cơ địa sức khỏe của bà bầu, tần suất ăn cải ngồng, số lượng cải ngồng mỗi lần ăn, cách ăn, chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày,… Giải đáp cặn kẽ nhất bà bầu ăn cải ngồng được không, các chuyên gia cho rằng phụ nữ mang thai nên bổ sung thêm cải ngồng vào chế độ ăn uống.
Mặc dù bà bầu dễ bị tụt huyết áp, trào ngược dạ dày,… được cho là không thích hợp để ăn cải ngồng nhưng thực tế, nếu kiểm soát tần suất và số lượng cải ngồng trong mỗi bữa ăn vừa phải, thích hợp với tình trạng sức khỏe sẽ giảm thiểu được tác dụng phụ, đem đến rất nhiều lợi ích cho bà bầu, chẳng hạn như:
Tốt cho hệ tiêu hóa: Vì là một loại rau thuộc họ cải nên rau cải ngồng cũng có hàm lượng chất xơ khá ấn tượng, hữu hiệu trong việc cải thiện tiêu hóa. Theo nghiên cứu, có đến 60% bà bầu bị táo bón thai kỳ và tình trạng này kéo dài có thể gây bệnh trĩ và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Thay vì uống thuốc bạn có thể thêm cải ngồng vào bữa ăn để bổ sung nhiều chất xơ hơn, tốt cho tiêu hóa, giảm thiểu táo bón và ngừa các bệnh liên quan đến đường ruột.
Bảo vệ tim mạch: Rất nhiều nghiên cứu cho thấy ăn cải ngồng với mức độ vừa phải có thể giúp hạn chế nguy cơ mắc một số bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, mỡ máu,… Điều này đến từ việc cải ngồng bổ sung cho cơ thể nhiều dưỡng chất như vitamin A, C, B, K, canxi, kali, magie, natri,… và nhiều chất chống oxy hóa, bảo vệ thành mạch khỏe mạnh, ngăn ngừa đột quỵ.
Sáng mắt: Bà bầu ăn cải ngồng được không? Câu trả lời là có, rau cải ngồng bổ sung thêm vitamin A và beta-caroten giúp mắt của cả mẹ và bé được nuôi dưỡng tốt hơn, hạn chế khả năng mắc bệnh hoặc tật về mắt.
Bảo vệ da: Nhiều bà bầu khi mang thai không khỏi lo lắng làn da sạm hơn, các vết rạn trên bụng, đùi, bắp tay,… khiến chị em hết sức tự ti. Khi này, bạn cần tăng cường dưỡng chất bên trong, điển hình là vitamin C để da sản sinh nhiều collagen hơn, hỗ trợ cải thiện vấn đề da xỉn màu, thiếu sức sống, rạn da, thâm nám, đồi mồi trên da. Ăn nhiều rau xanh cũng giúp bà bầu chống lại dấu hiệu lão hóa da như chảy xệ, nếp nhăn,… nữa đấy.
Tóm lại, trả lời cho câu hỏi bà bầu ăn cải ngồng được không, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích nên bổ sung đa dạng các loại rau, trong đó có cải ngồng. Nếu bạn lo lắng cải ngồng có thể gây tụt huyết áp, trào ngược dạ dày, ợ nóng, đầy bụng,… thì nên kiểm soát tần suất ăn không quá 3 bữa/tuần.
3. Gợi ý một số món ngon từ cải ngồng cho bà bầu
Bạn muốn ăn cải ngồng để bổ sung dinh dưỡng trong quá trình mang thai nhưng chưa biết nên chế biến cách nào để ngon miệng, giữ được nhiều dưỡng chất nhất? Vậy hãy tham khảo ngay những món ngon cho bà bầu từ cải ngồng sau đây.
Canh rau cải ngồng và hải sản
Hải sản tốt cho bà bầu vì bổ sung nhiều chất khoáng và đặc biệt là canxi, khoáng chất cần có cho sự phát triển xương của trẻ. Cách nấu canh cải ngồng hải sản như sau:
- Chuẩn bị 100g tôm tươi, 100g mực, 1 bó rau cải ngồng, 5 tai nấm đông cô, gia vị vừa đủ.
- Hải sản sơ chế, rửa sạch, thái miếng vừa ăn và để ráo.
- Phi thơm hành tỏi băm nhuyễn rồi cho hải sản vào xào sơ, thêm nấm đông cô ngâm nở và nước canh vừa đủ ăn.
- Nhặt sạch rau cải ngồng và cắt khúc, nước canh sôi thả rau vào, nêm nếm lại gia vị và chờ canh sôi lại là có thể dùng được.
Rau cải ngồng xào thịt bò
Rau cải ngồng giàu vitamin và chất khoáng còn thịt bò lại giàu sắt, protein nên đây là món ăn có lợi cho bà bầu, giảm nguy cơ thiếu máu, thiếu canxi trong thời gian mang thai. Cách làm như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm có 150g thịt bò tươi, 1 bó cải ngồng, 1 củ tỏi và 1 củ gừng nhỏ.
- Thịt bò mua về bạn đem rửa sạch với muối và ít rượu trắng để khử mùi tốt hơn.
- Thái lát thịt bò mỏng vừa ăn và ướp với tỏi, gừng băm nhuyễn và ít gia vị.
- Rau cải ngồng nhặt rửa sạch, ngâm nước muối loãng để làm sạch rau.
- Bắc chảo lên bếp, chảo nóng bạn cho thịt bò xào chín tái rồi trút ra đĩa, cho tiếp cải ngồng lên xào chín, cho phần thịt bò khi nãy vào, đảo đều, nêm nếm gia vị vừa ăn là xong.
Mong rằng với những chia sẻ trên đây từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi bà bầu ăn cải ngồng được không cũng như biết thêm một số tác dụng của cải ngồng với bà bầu, cách nấu cải ngồng thơm ngon hơn. Để tránh tác dụng phụ khi ăn quá nhiều cải ngồng, bà bầu chỉ nên kiểm soát mức độ ăn từ 2 – 3 bữa/tuần, mỗi bữa khoảng 100 – 150g cải ngồng là được.