Cải ngồng và những công dụng tuyệt: Cải ngồng là một trong những loại rau cải phổ biến nhất, có thể chế biến được nhiều món ăn ngon như luộc, hấp, xào, trộn,… là loại rau có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin và chất khoáng, chất chống oxy hóa, chất xơ,… cải ngồng đem đến cho sức khỏe rất nhiều lợi ích.
Rau cải ngồng có mặt trong rất nhiều mâm cơm của gia đình Việt. Với vị ngon giòn tự nhiên, cải ngồng rất được ưa chuộng để chế biến nhiều món ngon. Ngoài ngon miệng, cải ngồng còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Để biết ăn cải ngồng có tác dụng gì, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
1. Giá trị dinh dưỡng của rau cải ngồng
Rau cải ngồng có tên tiếng Anh là Chinese Broccoli. Ngoài gọi là cải ngồng, loại rau này còn được một số địa phương gọi là cải làn, cải rổ. Vị của cải ngồng được miêu tả có sự tương đương với bông cải xanh và cải bẹ xanh nhưng không có vị đắng, giòn và ngon.
Rau cải ngồng có nguồn gốc ban đầu từ Trung Quốc nên có tên tiếng Anh như trên. Theo chuyên gia, giá trị dinh dưỡng của cải ngồng rất đa dạng, giàu dưỡng chất bổ dưỡng cho cơ thể. Ngoài ăn lá và thân của cải ngồng, loại rau này còn có thể ăn được cả phần hoa màu vàng.
Cải ngồng được dùng chế biến rất nhiều món ăn ngon, hấp dẫn như cải ngồng luộc, cải ngồng xào tỏi, cải ngồng hấp cải ngồng xào thịt bò, cải ngồng nhúng lẩu,… Ăn rau cải ngồng bấy lâu nay nhưng liệu bạn đã biết hết thành phần dinh dưỡng trong cải ngồng chưa? Nếu chưa, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu khám phá ngay nhé.
Thành phần dinh dưỡng có trong cải ngồng bao gồm:
Beta-caroten: Một trong những chất dinh dưỡng không thể không kể đến khi nói về cải ngồng, đó là tiền chất của vitamin A là beta-caroten. Bổ sung dạng vitamin A này thường xuyên có công dụng bảo vệ thị lực, hỗ trợ mắt sáng khỏe và tăng cường hoạt động của nhiều cơ quan khác.
Các loại vitamin B, C, K: Tác dụng chính của các loại vitamin này từ cải ngồng là hỗ trợ đề kháng, tăng cường sức khỏe, bổ sung thêm vi chất cho cơ thể và thúc đẩy hấp thu chất dinh dưỡng khác hiệu quả hơn.
Chất khoáng: Hàm lượng khoáng chất có trong cải ngồng khá dồi dào, điển hình có thể kể đến như canxi, sắt, magie, kali, natri,… có công dụng bảo vệ xương chắc khỏe, tránh nguy cơ loãng xương, thiếu máu, mất cân bằng điện giải,…
Folate: Rau cải ngồng là nguồn bổ sung rất nhiều chất folate – một trong những chất cực kỳ quan trọng với bà bầu bởi nếu thiếu có thể khiến trẻ dễ bị dị tật bẩm sinh, kém phát triển, có khiếm khuyết trên cơ thể và trí não,…
Nhìn chung, rau cải ngồng là loại rau nhiều chất dinh dưỡng và thích hợp để làm rau ăn hàng ngày. Ngoài những chất dinh dưỡng kể trên cải ngồng còn rất giàu chất xơ, có tác dụng tốt với hệ tiêu hóa, tim mạch và tuần hoàn. Để khám phá tác dụng của rau cải ngồng, mời bạn tiếp tục theo dõi bài viết.
2. Công dụng của rau cải ngồng với sức khỏe
Dựa vào giá trị dinh dưỡng nêu trên có thể thấy, cải ngồng có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, trong đó nổi bật nhất phải kể đến là:
Tăng cường miễn dịch: Thành phần vitamin và chất khoáng dồi dào hỗ trợ rất tốt cho hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng tự nhiên và giảm nguy cơ mắc bệnh vặt. Theo nghiên cứu, 100g cải ngồng có thể bổ sung đến 75% nhu cầu về vitamin C trong ngày, đây là loại vitamin quan trọng với hệ miễn dịch cũng như làn da.
Làm đẹp da: Thành phần vitamin C cao khiến rau cải ngồng trở thành một trong những loại rau ăn thường xuyên giúp da tươi sáng và đẹp hơn đấy. Bổ sung vitamin C kích thích tăng sinh collagen tự nhiên, bảo vệ da khỏi gốc tự do và làm sáng, mịn da từ sâu bên trong.
Bảo vệ thị lực: Nói đến tác dụng tốt của rau cải ngồng thì không thể bỏ qua lợi ích mà loại rau này đem đến cho mắt. Lượng vitamin A trong cải ngồng có thể giúp mắt ngăn chặn các dấu hiệu lão hóa, từ đó đề phòng nhiều bệnh liên quan đến thị lực như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, quáng gà,…
Có lợi cho tiêu hóa: Chất xơ dồi dào trong thành phần dinh dưỡng của cải ngồng hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, điều trị và phòng chống chứng táo bón, đầy hơi khó tiêu, ợ nóng,… sau khi ăn.
Ngừa bệnh loãng xương: Các chuyên gia cho biết, khi bạn duy trì ăn 3 – 4 bữa cải ngồng trong tuần, nguy cơ mắc bệnh loãng xương được giảm thiểu đến 30%. Điều này đến từ hàm lượng canxi cao trong cải ngồng. Ngoài ra, loại rau này còn giàu vitamin K hỗ trợ hấp thụ canxi vào xương hiệu quả hơn.
Giảm cân: Nếu bạn đang ăn kiêng thì cải ngồng là thực phẩm rất nên thêm vào chế độ ăn vì calo trong cải ngồng khá thấp, giá trị dinh dưỡng cao và còn tạo cảm giác no lâu, tránh đầy bụng, tăng cường trao đổi chất.
Đề phòng bệnh tim mạch: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ăn cải ngồng nói riêng và các loại rau họ cải nói chung có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhờ việc kiểm soát cholesterol trong máu, hạ lipid máu và tránh nguy cơ mỡ máu cao.
Ổn định huyết áp: Các nghiên cứu về tác dụng của rau cải ngồng cho thấy đây là loại rau rất tốt cho việc hạ huyết áp và ổn định huyết áp. Những bệnh nhân cao huyết áp ăn cải ngồng đều đặn có chỉ số huyết áp ở mức ổn định và cải thiện về triệu chứng bệnh.
Ngừa bệnh thiếu máu: Ăn rau cải ngồng đều đặn là cách để bổ sung chất khoáng sắt rất hiệu quả. Bổ sung đầy đủ sắt trong chế độ ăn uống có tác dụng ngừa nguy cơ mắc bệnh thiếu máu do thiếu lượng sắt cần thiết. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bệnh nhân thiếu máu nên ăn thêm rau họ cải, đặc biệt là cải ngồng để cải thiện nhanh hơn.
Có lợi cho bệnh nhân bị hen suyễn: Nghiên cứu khoa học công khai kết quả của cải ngồng với bệnh hen suyễn, các chỉ số đều khá ấn tượng. Mức folate trong máu của bệnh nhân hen suyễn tăng đến hơn 40% và đây cũng là yếu tố quan trọng để hỗ trợ điều trị, giảm triệu chứng của bệnh.
Lưu ý khi bổ sung cải ngồng vào thực đơn
Mặc dù cải ngồng là loại rau có nhiều dưỡng chất và tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn sai cách hoặc lạm dụng quá nhiều, không đa dạng các loại rau trong bữa ăn có thể dẫn đến tác dụng phụ như thiếu chất. Vì vậy bạn cần lưu ý những điều sau:
- Người bị đau dạ dày nên tránh ăn quá nhiều cải ngồng vì có thể gây phản ứng đầy bụng, chướng bụng rất khó chịu.
- Người mắc bệnh thận cũng nên hạn chế ăn nhiều rau cải ngồng.
- Rau cải ngồng có thể làm hạ huyết áp nên mẹ bầu không nên ăn quá 3 bữa/tuần và người bệnh cao huyết áp cũng không nên lạm dụng cải ngồng.
- Người bị trào ngược dạ dày thực quản cần hạn chế cải ngồng trong bữa ăn.
- Nên chọn mua cải ngồng từ các nơi bán uy tín như siêu thị hay các cửa hàng bách hóa, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh mua các loại rau không nhãn mác.
- Không nên ăn cải ngồng khi rau đã có dấu hiệu dập nát, hư thối.
- Trước khi ăn cần làm chín kỹ, sơ chế sạch sẽ với nước muối loãng.
Hy vọng qua những chia sẻ trên đây từ Nhà thuốc Long Châu về cải ngồng đã giúp bạn hiểu hơn về loại rau này cũng như biết cách ăn đúng, trường hợp nào không nên ăn,… để bảo vệ sức khỏe và tận dụng hết tác dụng của cải ngồng. Nếu ăn cải ngồng bị đầy bụng khó tiêu bạn nên ngừng ăn và vận động nhẹ nhàng hoặc đến gặp bác sĩ nếu tình trạng này kéo dài.
Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc tư vấn hãy liên hệ với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của Cộng Đồng Làm Đẹp qua kênh Facebook chính thức: Cộng Đồng Làm Đẹp Chuẩn Y Khoa .Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn trong việc đạt được làn da khỏe mạnh và đẹp nhất!