7 nhóm người không nên ăn gạo nếp dù thèm đến mấy

Gạo nếp là một trong những loại gạo được dùng phổ biến tại nhiều quốc gia. Không chỉ đem lại công dụng trong chế biến món ăn, gạo nếp còn được dùng vì nhiều lợi ích sức khỏe mà các thành phần có trong gạo nếp đem lại.

Nhóm người bị thừa cân, béo phì

Xôi là một món ăn làm từ gạo nếp mà chúng ta vô cùng quen thuộc. Ngoài cung cấp nhiều năng lượng, trung bình mỗi gói xôi cũng đem đến khoảng 600 calo cho cơ thể, trong khi một bát cơm cung cấp ít calo hơn, cụ thể rơi vào khoảng 130 calo. Đặc biệt, nếu bạn ăn kèm xôi với các món mặn khác như trứng kho với thịt, xúc xích,… thì cơ thể càng dung nạp nhiều calo hơn nữa. Do đó, việc ăn nhiều xôi có thể sẽ khiến bạn bị tăng cân và nâng cao khả năng bị béo phì. Chính vì vậy, nếu muốn giảm cân thì bạn nên cắt giảm các món ăn từ gạo nếp, đặc biệt là xôi khỏi chế độ ăn uống của bản thân.

7 nhóm người không nên ăn gạo nếp

Người bị thừa cân, béo phì nên hạn chế ăn gạo nếp

Đối tượng bị đau bụng

Mỗi buổi sáng, nếu bạn khởi động bằng một gói xôi hoặc bất kỳ món ăn nào đến từ gạo nếp thì sẽ có thể khiến bạn cảm thấy khó tiêu. Đặc biệt nếu bạn đang bị đau bụng thì bạn nên tránh ăn các món ăn này. Vì nếu bạn gặp khó khăn khi tiêu hóa thì sẽ có thể khiến axit trong dạ dày tăng lên và dẫn đến các tình trạng khó chịu do ợ chua, ợ hơi, trào ngược.

Người mắc bệnh mãn tính

So sánh với các loại gạo thông thường khác, hàm lượng chất béo, đường, natri và tinh bột có trong gạo nếp cao hơn nhiều. Do vậy, nếu bạn đang mắc các bệnh tiểu đường hay cao mỡ máu thì nên tránh ăn các món ăn đến từ gạo nếp để hạn chế dung nạp vào cơ thể các chất đường và tinh bột có trong gạo nếp để giảm bớt nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Bệnh nhân vừa khỏi ốm

Tình trạng khó tiêu khi ăn gạo nếp gây nên do độ dẻo và dính của gạo nếp. Hai đặc tính này tạo nên từ một thành phần tinh bột có mặt trong gạo nếp dưới dạng amylopectin. Đối với những ai vừa khỏi ốm, đặc biệt là người lớn tuổi và trẻ em (nhất là trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi), hệ tiêu hóa vẫn chưa đảm bảo được hoạt động khỏe mạnh trở lại như bình thường. Vậy nên các đối tượng này khi vừa mới khỏi bệnh thì nên tránh ăn các món được làm từ gạo nếp để hạn chế các tình trạng đầy bụng và khó tiêu.

7 nhóm người không nên ăn gạo nếp

Hệ tiêu hóa của trẻ em vừa khỏi ốm còn yếu nên không thể ăn các món từ gạo nếp

Người bị khó tiêu

Tình trạng khó tiêu khi ăn gạo nếp còn đến từ thành phần dextrin đã làm tăng độ dính và giảm độ nở sau khi nấu chín. Nếu bạn đang trong tình trạng tiêu hóa khó khăn, lời khuyên dành cho bạn là nên tránh sử dụng các món ăn đến từ gạo nếp để hạn chế tình trạng bệnh trở nặng thêm.

Đối tượng bị bệnh về dạ dày

Các thành phần có trong gạo nếp sẽ đem đến cảm giác no lâu và tình trạng khó tiêu khi ăn các món ăn đến từ gạo nếp. Đặc biệt khi bị khó tiêu thì sẽ làm gia tăng lượng axit có trong dạ dày. Chính vì thế, nếu bạn có tiền sử hoặc hiện tại đang mắc các bệnh về dạ dày thì nên hạn chế sử dụng các món ăn được làm từ gạo nếp để tránh các tình trạng ợ chua, ợ hơi gây khó chịu. Ngoài ra, nếu bạn ăn kèm gạo nếp với các gia vị như tiêu, hành, tỏi, dầu mỡ thì sẽ càng làm trầm trọng thêm cảm giác khó chịu này.

Người có cơ địa nóng, đang bị nhiệt miệng và dễ nổi mụn

Nếu bạn thuộc nhóm người có cơ địa nóng, dễ nổi mụn thì nên tránh sử dụng các món ăn được chế biến từ gạo nếp để giảm bớt tình trạng nổi mụn do nóng trong người. Trường hợp bạn đang bị nhiệt miệng hay lở miệng thì cũng không nên ăn gạo nếp để tránh làm nặng thêm các vết lở trong miệng.

7 nhóm người không nên ăn gạo nếp

Gạo nếp sẽ có thể làm nặng thêm tình trạng nhiệt miệng

Gạo nếp là một nguồn lương thực không quá xa lạ và đặc biệt phổ biến. Mặc dù các thành phần có trong gạo nếp đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng có thể thưởng thức các món ăn đến từ gạo nếp. Mong rằng bài viết này của Cộng Đồng Làm Đẹp Chuẩn Y Khoa đã đem đến cho bạn thông tin về 7 nhóm người không nên ăn gạo nếp dù thèm đến mấy để bạn có thể lưu ý và có những bữa ăn ngon miệng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *