Những sai lầm cần tránh khi dùng mộc nhĩ . Mộc nhĩ là thực phẩm quen thuộc nhưng cũng là vị thuốc có tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, để phát huy tác dụng tốt với sức khỏe, người dùng cần biết cách sử dụng đúng và tránh các thực phẩm kỵ với mộc nhĩ.
1. Một số bài thuốc có mộc nhĩ
Mộc nhĩ tên gọi khác là nấm tai gỗ, nấm tai mèo. Tên khoa học Auricularia auricula judae, là loại nấm mọc ở thân gỗ mục, mang màu nâu nhạt, có hình dạng giống chiếc tai mèo.
– Hỗ trợ điều trị mỡ máu cao, chống nghẽn mạch:
Mộc nhĩ 10g, thịt lợn nạc 50g, 5 quả táo tàu đen, 3 lát gừng, đổ vào 6 chén nước, sắc như sắc thuốc Bắc, chỉ còn 2 chén, thêm muối rồi ăn như canh, mỗi ngày 1 lần, ăn liên tục hằng ngày.
– Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, bệnh mạch vành:
Mộc nhĩ 10g, ngân nhĩ 10g, ninh nhừ nêm đường phèn vừa đủ, ăn trước khi ngủ.
– Đại tiểu tiện ra máu:
Mộc nhĩ 50g, sao tồn tính, tán nhuyễn để uống.
– Trị kinh nguyệt ra nhiều, tiểu tiện vàng ít:
Mộc nhĩ 30g, đường cát 15g. Mộc nhĩ xào lửa nhỏ, thêm nước khoảng 300ml, sau khi chín nêm đường dùng.
– Chữa đại tiện không thông:
Mộc nhĩ 30g, hải sâm 30g, phèo lợn 200g. Phèo rửa sạch, cắt đoạn nhỏ, cùng mộc nhĩ, hải sâm nấu chung, sau khi nêm nếm gia vị thì dùng.
Ngoài ra, một nghiên cứu tại Đại học Kyung Pook, Hàn Quốc cho biết, chiết xuất mộc nhĩ có khả năng tiêu hiệt khối u phổi, xương, dạ dày do mộc nhĩ có chứa polysocharide, chất xơ, canxi. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn để đánh giá khả năng chống ung thư của mộc nhĩ.
2. Lưu ý khi sử dụng mộc nhĩ
2.1 Những người không nên ăn mộc nhĩ
– Phụ nữ mang thai: Mộc nhĩ có tác dụng hoạt huyết, tiêu ứ bất lợi cho quá trình sinh trưởng và ổn định của thai nhi.
– Người tiêu hóa kém, người đầy bụng, đi ngoài phân lỏng, nhiễm hàn không nên ăn vì mộc nhĩ có tính hàn, vì sẽ làm cho tình trạng bệnh nặng thêm.
– Người có cơ địa dị ứng với mộc nhĩ không được dùng.
– Người bị rối loạn đông máu hoặc mới bị chảy máu (sau khi nhổ răng, chảy máu mũi, phẫu thuật…), không nên ăn vì mộc nhĩ ức chế tiểu cầu, hoạt huyết gây hại cho cơ thể.
Phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều mộc nhĩ do ảnh hưởng tới thai nhi.
2.2 Những thực phẩm kỵ mộc nhĩ
– Thịt vịt: Cả mộc nhĩ và thịt vịt đều có tính hàn nên ăn vào sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa, gây đau bụng, tiêu chảy.
– Ốc: Kết hợp hai thứ này dẫn tới đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa do cả mộc nhĩ và ốc đều có tính hàn.
– Củ cải trắng: Khi dùng chung 2 loại này có thể xảy ra phản ứng hóa học phức tạp gây hại cho cơ thể.
2.3 Sơ chế mộc nhĩ đúng cách trước khi dùng
Trước khi sử dụng, bạn cần rửa sạch mộc nhĩ dưới vòi nước, nhất là chú ý rửa các khe mộc nhĩ, tránh hiện tượng chất bẩn bị đọng lại.
Để sơ chế và bảo quản mộc nhĩ đã qua sơ chế đúng cách, bạn nên ngâm mộc nhĩ khô bằng nước lạnh trong 1-2h. Khi đã chắt bỏ nước, cắt bỏ phần chân là bạn có thể sử dụng ngay.
Nếu không sử dụng ngay, bạn cần để mộc nhĩ đã sơ chế ráo nước, đậy nắp kín để trong tủ lạnh 3-5 ngày.
Khi ngâm nước thấy mộc nhĩ đã sủi bọt, xuất hiện đục, dính, có mùi lạ nên vứt bỏ, vì đó là dấu hiệu mộc nhĩ đã hỏng có nhiễm vi khuẩn, tạo độc tính cho mộc nhĩ.
Nấu mộc nhĩ chín kỹ tránh vi khuẩn, ký sinh trùng, giúp món ăn ngon, bổ hơn. Khi ăn mộc nhĩ có bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần đến cơ sở y tế khám chữa kịp thời.
3. Sai lầm cần tránh khi dùng mộc nhĩ
3.1 Ăn mộc nhĩ tươi
Mộc nhĩ tươi có chứa chất morpholine nhạy cảm ánh sáng, do đó, ăn mộc nhĩ tươi khiến cơ thể khi tiếp xúc với ánh sáng có thể gây ngứa, phù nề. Vì vậy, xưa nay người dùng đều dùng mộc nhĩ khô do trong quá trình phơi, sấy, độc tố mất đi, an toàn cho người dùng.
3.2 Ngâm mộc nhĩ bằng nước nóng
Ngâm mộc nhĩ bằng nước nóng khiến mộc nhĩ dễ bị mủn dính, ăn không ngon. Ngâm mộc nhĩ bằng nước nóng khiến mộc nhĩ nở nhanh, không đào thải hết chất độc gây hại cho cơ thể.
3.3 Ăn mộc nhĩ ngâm lâu
Không nên ngâm mộc nhĩ lâu quá 8h, quá thời gian này vi khuẩn sinh sôi gây nhiều độc tố cho cơ thể.