1. Đặc điểm cây rau ngót
Cây rau ngót thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae, có tên khoa học là Sauropus androgynus. Bên cạnh đó, cây rau ngót còn được gọi với nhiều tên gọi khác như cây bồ ngót, cầy bù ngót, rau tuốt, hắc diện thần,…
Hình ảnh rau ngót
Cây rau ngót là loại cây bụi phát triển nhanh, thân cây nhẵn, nhiều cành sum xuê, mọc thẳng, vỏ cây màu xanh lục khi về già có màu nâu nhạt.
Lá cây rau ngót mọc so le nhau có màu xanh bóng, mép lá nguyên có hình bầu dục nhọn ở cuối lá dài khoảng 1.5cm, rộng khoảng 1cm, cuống lá ngắn, các lá già sẽ có màu đậm hơn.
Hôa mọc đơn lẻ trải dài theo lá thường có màu đỏ sậm, hoa cái mọc ở trên còn hoa đực ở dưới.
Quả có màu trắng, hình cầu, cuống lá dài khoảng 1cm có màu xanh thường mọc ở nách lá, bên trong có hạt, hạt có vân nhỏ.
2. Cây rau ngót có mấy loại?
- Rau ngót ta: Là loại cây rau ngót nhỏ với chiều cao có thể lên đến 0.9 – 1m, nhiều cành mọc thẳng và thường được thu hái liên tục.
- Rau ngót Tàu
- Rau ngót Thái Lan
- Rau ngót Nhật: Nó còn được gọi với tên gọi khác là cây rau diễn, là loại thân gỗ nhỏ, phân nhiều cành, nhiều lá, cao 1.5-2m. Rau ngót Nhật lành tính, có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là hai loại vitamin A và C giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, nhuận tràng,…
- Rau ngót rừng: Loại rau này rất được săn đón bởi đây là món ăn lạ miệng, Không có quanh năm mà chỉ có vào khoảng tháng 2 – 3 âm lịch hàng năm. Cây ngót rừng không phải là loại cây nhỏ, thân bụi như rau ngót ta mà là loại cây thân gỗ cao hơn đầu người và thường chỉ mọc trên các vách đá ở các vùng núi như Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên.
3. Thành phần hoá học
Hiện nay cây bồ ngót vẫn chưa được làm rõ các hoạt chất để làm thuốc.
Tuy nhiên, trong lá rau ngót có chứa nhiều các axit amin cần thiết, cứ trong 100g rau ngót sẽ có khoảng 0.34g treonin, 0.25g phenylalanin, 0.24g leuxin, 0.17 izoleuxin, 0.16g lysin, 0.13g metionin, 0.05g tryptophan và 0.017g valin. Ngoài ra còn có vitamin A, vitamin C cao hơn hẳn so với cam, chanh, bưởi,… Điều cần lưu ý là lá rau ngót sau khi bị dập nát sẽ mất đi hàm lượng vitamin C, vì vậy nên sử dụng rau tươi và nấu xong ăn ngay là cách tốt nhất.
4. Tác dụng dược lý – Rễ cây bồ ngót có tác dụng gì?
Trong đông y rễ cây bồ ngót có tác dụng gì?
Theo đông y, lá rau ngót có vị ngọt bùi, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, cầm huyết, bổ huyết, nhuận tràng, sinh cơ, tiêu viêm, sát khuẩn.
Rễ cây bồ ngót có vị hơi đắng, ngọt nhạt có tác dụng tiêu độc, chữa ban sởi, tiểu dắt, sốt cao, viêm phổi,…
Mỗi ngày chỉ sử dụng 20 – 40g rễ tươi hoặc lá tươi đem giã rồi sắc lấy nước uống. Hoặc có thể lấy 20 – 40g rễ tươi hoặc lá tươi giã nát, hoà cùng với một ít nước, vắt bỏ bã lấy 100ml nước, chia làm 2 lần uống trong ngày hoặc lấy phần bã đắp lên vùng bị đau hoặc bị tổn thương.
Trong y học hiện đại rễ cây bồ ngót có tác dụng gì?
- Rau ngót có tác dụng lợi tiểu, giải độc, giải nhiệt.
- Các chất phytochemical trong rau ngót có tác dụng tăng cường ham muốn. Chưa kể, chất sterol trong bồ ngót có thể hoạt động như hormone tình dục giúp kích thích hưng phấn. Đồng thời, chúng còn giúp cải thiện và tăng chất lượng cũng như số lượng tinh trùng ở nam giới.
- Rau ngót khá giàu protein nhưng ít calo và lipid, vì vậy có thể được sử dụng để thay thế protein động vật trong khẩu phần ăn và giúp hỗ trợ giảm cân
- Một số nghiên cứu cho thấy rằng rau củ chứa lượng insulin cao, vì vậy, sử dụng thường xuyên có thể giúp kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể và ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tiểu đường.
- Hoạt chất Papaverine trong lá rau ngót có tác dụng chống co thắt cơ trơn, đồng thời giúp làm giãn mạch máu, nếu sử dụng thường xuyên sẽ giúp hạ huyết áp ở những người cao huyết áp.
- Lá bồ ngót chứa một lượng vitamin C và các chất dinh dưỡng khác giúp nâng cao hệ thống miễn dịch của cơ thể, chống lại các tác nhân gây hại và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.
5. Những bài thuốc chữa bệnh từ cây rau ngót
Chữa chảy máu cam
Lấy lá rau ngót rửa sạch, giã nát rồi thêm một ít đường hoà cùng với một lượng nước vừa đủ rồi dùng uống trực tiếp hoặc có thể dùng bã nhét vào mũi đang chảy máu.
Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư vú
Bài thuốc dân gian này giúp ngăn chặn và ức chế sự di căn của khối u, được thực hiện bằng cách chọn rễ cây rau ngót đã được trồng từ 2 năm trở lên (lấy phần phình to sát rễ phía dưới). Sau đó rửa sạch, chặt và loại bỏ phần rễ bám quanh củ. Tiếp đó chuẩn bị một cái khắp có nắp đậy rửa thật sạch rồi phơi cho khô. Lấy củ rễ bồ ngót mài lên nắp khắp, cần cho thêm vài giọt nước để dễ mài và củ ra được nhiều dược chất hơn. Mài được một muỗng cà phê thì cho vào chén (loại chén ăn cơm thường ngày) cho thêm một ít nước ấm tráng lấy phần nước thuốc còn dính trên khắp, cho thêm nước ấm vào đầy chén và uống hết.
Chữa đau mắt đỏ
lấy 50g lá rau ngót, 30g rễ cỏ xước, 30g rau má, 30g lá dâu, 30g lá tre cùng với 10g lá chanh (tất cả đều ở dạng tươi) sắc đặc lấy phần nước chia làm nhiều lần uống trong ngày