Tác dụng của nấm mỡ đối với sức khỏe như thế nào? Nấm mỡ là một loại nấm rất được ưa chuộng trên thế giới bởi loại nấm này giàu chất dinh dưỡng và đặc biệt có thể ăn sống.
Nấm mỡ được dùng phổ biến trong các bữa ăn của gia đình Việt. Tuy nhiên, tác dụng của nấm mỡ thì lại ít người biết đến. Bạn hãy tham khảo bài viết trên CỘNG ĐỒNG LÀM ĐẸP sau để tìm hiểu những giá trị dinh dưỡng có trong loại nấm mỡ, lợi ích của nấm mỡ với sức khỏe như thế nào và cách chế biến, bảo quản đúng cách ra sao.
Tìm hiểu về nấm mỡ
Đặc điểm nấm mỡ
Nấm mỡ có tên khoa học là agaricus bisporus và tên thường gọi là button mushroom, có nguồn gốc từ vùng đồng cỏ châu Âu và Bắc Mỹ và từ những năm 2000 được trồng phổ biến ở Việt Nam.
Trong tự nhiên có nhiều loại nấm mỡ, trong đó phổ biến nhất là nấm mỡ nâu xám và nấm mỡ trắng. Nấm mỡ có hình một chiếc khuy áo với mũ vun tròn hình cầu và mũ nấm có đường kính từ 5 – 10cm, phía dưới mũ nấm là các vách sản sinh bào tử hẹp. Thân nấm hình trụ, ngắn (chỉ cao khoảng 2 – 3cm), đặc tròn.
Nấm mỡ có nguồn gốc ở vùng ôn đới. Nhiệt độ 24 – 25 độ C thích hợp trong giai đoạn hệ sợi phát triển và 16 – 18 độ C cho giai đoạn hình thành cây nấm.
Dinh dưỡng trong nấm mỡ
Nấm mỡ chứa các thành phần dinh dưỡng rất đa dạng, bao gồm protein, axit amin, chất xơ, các loại vitamin như B1, B2, C, D và khoáng chất. Do đó, tác dụng của nấm mỡ với sức khỏe cũng rất lớn.
Nấm mỡ không chỉ chứa nhiều loại vitamin B mà còn có Selen, một chất chống oxy hóa mạnh giúp chống oxy hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa tổn thương cho các tế bào và mô.
Vitamin D giữ vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc răng, xương thông qua cơ chế phân phối phốt pho và canxi trong cơ thể. Nấm mỡ là một trong số ít thực vật chứa vitamin D.
Đặc biệt, nấm mỡ giàu dinh dưỡng nhưng lại ít calo nên rất có ích đối với những người đang thực hiện ăn kiêng để giảm cân.
Tác dụng của nấm mỡ với sức khỏe
Công dụng theo y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, nấm mỡ có vị ngọt, tính mát, giúp bổ tỳ ích khí, tiêu thực lý khí, nhuận phế hóa đàm, đặc biệt tốt với những người có biểu hiện ăn không ngon, biếng ăn, chán ăn, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, với phụ nữ thiếu sữa sau sinh, người viêm gan mạn tính, người có lượng bạch cầu suy giảm.
Công dụng theo y học hiện đại
Hiện nay chất PS-K được chiết xuất trong nấm mỡ có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể, nâng cao sức đề kháng, kháng ung thư. Nghiên cứu này đã được chứng minh ở một số bệnh nhân mắc ung thư vú và ung thư da.
Các bác sỹ hay chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên dùng nấm mỡ làm thức ăn hàng ngày hoặc sử dụng một số loại thuốc có thành phần nấm mỡ để điều trị một số chứng như suy giảm bạch cầu hay viêm gan mạn tính.
Để mang lại hiệu quả cao hơn, bạn có thể dùng nấm mỡ kết hợp cùng một số thực phẩm khác như ngũ vị tử, nâng hiệu quả chữa bệnh lên mức 73%. Không những thế, nấm mỡ còn có công dụng làm giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu, giúp ổn định đường máu, duy trì và nâng cao khả năng hoạt động của tuyến tụy. Vậy nên, những người mắc bệnh tiểu đường, tim mạch hay ung thư nên bổ sung nấm mỡ vào khẩu phần hàng ngày. Nấm mỡ chứa hàm lượng carbohydrate hay còn gọi là mannogalactans có tác dụng chữa bệnh hiệu quả.
Nấm mỡ phòng ngừa ung thư vú
Theo kết quả nghiên cứu của trường đại học Tây Úc được đăng trên Tạp chí Quốc tế về Ung thư vào năm 2009, nấm mỡ có hiệu quả đối với những người mắc ung thư vú.
Các chuyên gia y tế đã khuyên rằng, một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất có kết hợp cùng với nấm mỡ sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc một số bệnh ung thư nguy hiểm, đặc biệt là ung thư vú. Tác dụng của nấm mỡ trong phòng chống nguy cơ ung thư vú có được là do hàm lượng chất aromatase, chất này khi được dung nạp vào trong cơ thể sẽ kích thích nâng cao hàm lượng estrogen, làm suy giảm enzym ức chế được sự lây lan của các tế bào ung thư vú.
Nấm mỡ được xem là an toàn, không độc hại, ít gây tác dụng phụ hay dị ứng nên yên tâm khi dùng cho gia đình. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng lượng agaritine có trong nấm mỡ khá cao, có thể hình thành hydrazin có khả năng phát sinh bệnh ung thư. Vì vậy, để ngăn ngừa chất độc hại, bạn chỉ nên ăn nấm khi đã được nấu chín. Đồng thời, bạn nên lựa chọn kỹ càng đúng loại nấm mỡ để tránh những hậu quả khó lường trước.
Lưu ý trong sơ chế và bảo quản nấm
Nấm mỡ có thể được sử dụng ở nhiều dạng khác nhau: nấm tươi, đông lạnh, sấy khô, đóng hộp hoặc dạng bột. Tuy nhiên, nấm tươi ở nhiệt độ phòng chỉ đảm bảo chất lượng trong thời gian ngắn, nên sử dụng trong vòng 24 giờ kể từ khi thu hoạch. Do đó, các phương pháp bảo quản như đông lạnh, đóng hộp và phơi khô giúp kéo dài thời gian sử dụng nấm mà không làm mất đi chất dinh dưỡng có trong nấm và ảnh hưởng đến tác dụng của nấm mỡ.
Cách sơ chế
Dùng dao cắt gốc nấm, rửa nấm bằng cách rửa dưới vòi nước chảy hay thả nấm vào chậu nước và đảo nhẹ. Không nên ngâm nấm trong nước quá lâu bởi nấm dễ hút nước sẽ làm mất vị ngon ngọt tự nhiên của nấm và làm nấm bị nhũn.
Nấm mỡ có thể sử dụng trong nhiều món khác nhau như món xào, món canh, món súp, món nướng, làm salad. Điểm đặc biệt ở nấm mỡ là có thể ăn sống.
Cách bảo quản nấm mỡ
Nấm mỡ tươi
Bảo quản lạnh: Nấm mỡ thích hợp với thời tiết lạnh do có xuất xứ từ Bắc Mỹ và Châu Âu. Bạn cần để nấm trong ngăn mát tủ lạnh và bảo quản ở nhiệt độ dao động từ 5 – 8 độ C.
Đóng hộp: Sau khi thu hoạch nấm, nên cắt gốc, làm sạch qua sau đó đựng trong hộp, khay hoặc trong bao hút chân không để tránh tình trạng nấm bị dập nát.
Sấy khô: Đây là một trong những phương pháp bảo quản nấm được dùng phổ biến và đem lại hiệu quả cao. Nấm mỡ có thể được sấy khô ở nhà máy hoặc tự sấy khô ở nhà bằng cách rửa sạch, thái nhỏ và sấy ở nhiệt độ 60 – 70 độ C, trong khoảng thời gian là 5 – 7 tiếng.
Nấm mỡ khô
Cách bảo quản nấm mỡ khô rất đơn giản. Bạn chỉ cần để nấm ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Nhìn chung, bạn hãy bổ sung nấm mỡ vào bữa ăn gia đình để cung cấp thêm nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Để giữ nấm được tươi lâu và vẫn giữ lại đủ chất dinh dưỡng, hãy làm theo cách sơ chế, bảo quản nấm như hướng dẫn trong bài viết trên.
>>>XEM THÊM : CỘNG ĐỒNG LÀM ĐẸP !