Lăn kim là gì? Cách chăm sóc da sau lăn kim an toàn và hiệu quả

Lăn kim là một phương pháp làm đẹp được nhiều chị em ưa chuộng hiện nay. Tuy nhiên, tác dụng và hiệu quả thật sự của lăn kim là gì, cũng như cách chăm sóc sau khi thực hiện như thế nào để đảm bảo an toàn. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!

1.Lăn kim là gì?

Lăn kim còn được biết đến với tên gọi là lăn kim vi điểm hay liệu pháp tăng sinh collagen. Thủ thuật này sử dụng một dụng cụ lăn chứa hàng nghìn mũi kim nhỏ và di chuyển nhẹ nhàng trên bề mặt da của bạn.

Phương pháp này hoạt động bằng cách tạo ra các lỗ nhỏ li ti trên da, từ đó giúp kích thích sản xuất collagen và tăng độ đàn hồi cho làn da. Mặc dù vẫn còn nhiều nghi ngờ nhưng lăn kim được xem như là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu cho làn da, không gây tổn thương và mất rất ít thời gian phục hồi.

Tuy nhiên, quá trình phục hồi sẽ khác nhau tùy thuộc vào độ dài kim được sử dụng trong điều trị. Kim càng dài thì vết thương da càng sâu, dẫn đến việc kéo dài thời gian chăm sóc da sau điều trị

Lăn kim giúp kích thích sản xuất collagen và tăng độ đàn hồi cho da

2.Có nên đi lăn kim trị mụn không?

Lăn kim trị mụn là phương pháp làm đẹp được ưa chuộng và đánh giá cao về tác dụng trị mụn cám, mụn ẩn cũng như ngăn ngừa và khắc phục các vấn đề do mụn. Điều này xuất phát từ khả năng làm sạch nhân mụn dưới da, thu nhỏ lỗ chân lông, giúp tăng độ đàn hồi và trẻ hóa cho làn da.

Tuy vậy thông qua quá trình trải nghiệm, nhiều người cho rằng đây không phải là một phương pháp hoàn hảo dành cho mọi đối tượng. Lăn kim thích hợp nhất với những người bị mụn ẩn, lỗ chân lông quá to,…

Câu hỏi đặt ra là có nên đi lăn kim trị mụn hay không? Trước hết bạn nên tiến hành thăm khám để kiểm tra tình trạng mụn và làn da của mình. Sau đó thực hiện theo những lời khuyên cũng như liệu trình phù hợp từ bác sĩ da liễu.

Không nên thực hiện liệu pháp lăn kim nếu bạn gặp phải một trong các trường hợp sau: viêm da cơ địa, trứng cá đỏ, mụn cóc, có vết thương hở, sẹo lồi.

 

Cần tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước khi thực hiện lăn kim trị mụn

3.Lăn kim có tác dụng gì?

Liệu pháp lăn kim mang lại nhiều lợi ích trong chăm sóc da và trị sẹo

Giúp trẻ hóa làn da

Lăn kim không chỉ sắp xếp lại các sợi collagen cũ dưới da mà còn kích thích tăng sinh collagen mới. Qua đó giúp da trở nên mịn màng, săn chắc, đồng thời thu nhỏ lỗ chân lông hiệu quả.

Ngoài áp dụng ở mặt, lăn kim còn góp phần làm săn chắc, tăng độ đàn hồi các vùng da chảy nhão ở bụng, đùi, cánh tay,…

Điều trị mụn trứng cá

Liệu pháp lăn kim trị mụn kết hợp chiếu sóng điện từ tần số cao (sóng RF) có hiệu quả trong việc phá hủy tuyến bã nhờn dưới da, ngăn ngừa tình trạng tiết bã. Từ đó làm giảm nguy cơ hình thành mụn trứng cá, giúp làn da sáng mịn và khỏe mạnh.

Giảm sạm da và quầng thâm quanh mắt

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng lăn kim là một phương pháp hiệu quả giúp làm giảm tình trạng sạm da và quầng thâm quanh mắt, đồng thời việc kết hợp lăn kim còn làm tăng khả năng thẩm thấu các dưỡng chất trị nám giúp nhân đôi hiệu quả điều trị.

Trị sẹo

Các vi kim tác động lên da bằng cách kích thích sản sinh collagen giúp làm đầy sẹo rỗ do mụn trứng cá gây ra và cải thiện tình trạng da một cách đáng kể. Kỹ thuật này còn được sử dụng cho các loại sẹo khác như sẹo chấn thương, sẹo phẫu thuật, sẹo bỏng và sẹo thủy đậu.

4.Cách sử dụng lăn kim an toàn và hiệu quả

Thực hiện chính xác theo các bước hướng dẫn dưới đây để tránh các rủi ro và tình trạng nhiễm trùng không mong muốn.

  • Bước 1: Khử trùng dụng cụ

Khử trùng kim lăn bằng cồn isopropyl 70% trong 5 – 10 phút.

  • Bước 2: Rửa mặt

Rửa sạch làn da bằng sữa rửa mặt có độ pH cân bằng dịu nhẹ. Nếu lăn kim bạn sử dụng dài hơn 0,5mm, hãy lau mặt kim bằng cồn isopropyl 70% trước khi thực hiện.

  • Bước 3: Sử dụng kem gây tê nếu cần

Tùy thuộc vào khả năng chịu đau mà bạn có thể quyết định nên bôi kem gây tê hay không. Tuy nhiên, nếu sử dụng kim lăn trên 1mm bạn chắc chắn sẽ cần một ít kem gây tê do có thể gây chảy máu li ti theo từng vết lăn kim.

Trường hợp sử dụng kem gây tê, hãy làm theo khuyến cáo của nhà sản xuất và báo cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ phản ứng dị ứng nào. Đảm bảo lau sạch kem trước khi bắt đầu liệu pháp.

  • Bước 4: Bắt đầu lăn kim

Chia khuôn mặt thành nhiều phần giúp quá trình thực hiện dễ dàng hơn. Tránh lăn ở vùng hốc mắt

 

Chia khuôn mặt thành nhiều phần giúp quá trình lăn kim dễ thực hiện hơn

Tiến hành lăn theo một hướng và nhấc con lăn lên sau mỗi lần thực hiện, lặp lại khoảng 4 lần, tần suất lặp lại còn phụ thuộc vào khả năng chịu đau và độ nhạy cảm của da bạn. Sau khi lăn theo một hướng, tiến hành lăn theo hướng vuông góc ở cùng một vùng da. Ví dụ: Sau khi lăn ngang trán, quay lại và lặp lại quy trình theo chiều dọc. Thực hiện đến khi tất cả vùng da đều được điều trị.

  • Bước 5: Rửa sạch mặt với nước

Sau khi thực hiện lăn kim xong chỉ cần rửa mặt sạch với nước.

  • Bước 6: Vệ sinh dụng cụ lăn

Làm sạch dụng cụ bằng chất tẩy rửa không mùi. Cho con lăn vào trong hộp nhựa cùng với hỗn hợp nước xà phòng và lắc mạnh xung quanh con lăn nhưng tránh va chạm vào các cạnh. Cồn không hòa tan được các protein có trong da và máu nên không thể sử dụng để vệ sinh dụng cụ.

  • Bước 7: Khử trùng dụng cụ lăn

Khử trùng con lăn lại bằng cồn isopropyl 70% trong 10 phút, sau đó đựng trong hộp kín.

  • Bước 8: Chăm sóc da cơ bản

Chỉ sử dụng sữa rửa mặt và kem dưỡng ẩm nhẹ nhàng. Không sử dụng các hoạt chất như benzoyl peroxide, acid salicylic, tretinoin.

Thực hiện lăn kim theo đúng các bước hướng dẫn để đảm bảo an toàn và hiệu quả

5.Bao lâu nên lăn kim một lần?

Tần suất thực hiện lăn kim sẽ khác nhau tùy thuộc vào độ dài kim

Phụ thuộc vào độ dài kim lăn bạn sử dụng mà tần suất thực hiện lăn kim cũng khác nhau, cụ thể như sau:

  • Chiều dài kim 0,25mm: có thể thực hiện mỗi ngày.
  • Chiều dài kim 0,5mm: thực hiện 1 – 3 lần một tuần.
  • Chiều dài kim 1mm: thực hiện mỗi 10 – 14 ngày 1 lần.
  • Chiều dài kim 1,5mm: thực hiện cách nhau 3 – 4 tuần 1 lần.
  • Chiều dài kim 2mm: thực hiện sau mỗi 6 tuần 1 lần.

Việc tái tạo collagen là một quá trình diễn ra chậm. Hãy đảm bảo da bạn được phục hồi hoàn toàn trước khi thực hiện một liệu trình khác.

6.Cách chăm sóc da sau lăn kim

Sau khi lăn kim da mặt bạn có thể xuất hiện các triệu chứng như: chảy máu, đỏ trong vài giờ, cảm giác như cháy nắng và có thể sưng nhẹ. Một số tình trạng ít gặp hơn bao gồm: đốm đen hoặc sáng trên da, các nếp nhăn trên mặt, vết loét lạnh, sưng hạch bạch huyết hay nhiễm trùng.

Để đạt được hiệu quả điều trị sau khi thực hiện lăn kim, bạn hãy sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm, làm dịu da và hỗ trợ tăng sinh collagen.

Trong số đó, mặt nạ giấy là sản phẩm đầu tiên được khuyên dùng không chỉ vì sự tiện lợi mà chúng còn chứa các thành phần tuyệt vời giúp kích thích sản sinh collagen, hỗ trợ chống lão hóa, làm đều màu da và tăng khả năng bảo vệ da.

Đắp mặt nạ giấy là phương pháp tiện lợi giúp bảo vệ da sau lăn kim

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm khác có chứa các thành phần như: vitamin C, niacinamide, acid hyaluronic (HA) và yếu tố tăng trưởng biểu bì.

Tuy nhiên, việc sử dụng vitamin C có thể gây kích ứng da vì tính acid của nó. Do đó, hãy dùng vitamin C vài ngày trước khi thực hiện lăn kim và lưu ý rằng chỉ cần 3 lần thoa vitamin C 20% mỗi ngày để làm da bão hòa vitamin C

7.Sau lăn kim bao lâu da trở lại bình thường?

Có nghiên cứu cho rằng, việc sử dụng đơn trị liệu với kim lăn 1,5mm để trị sẹo mụn hoặc làm mờ vết nhăn chỉ trong thời gian ngắn từ 2 đến 3 buổi đã mang lại hiệu quả tích cực.

Việc tiếp tục trị liệu có thể sẽ mang lại kết quả tốt hơn. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cho thấy sau 3 buổi điều trị hay thậm chí đến 6 tháng sau khi kết thúc lần điều trị cuối cùng kết quả vẫn duy trì như cũ.

Hãy lưu ý rằng đừng thực hiện lăn kim khi bạn đang bị mụn trứng cá. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước khi tiến hành

Da có thể hồi phục sau 2 đến 3 buổi nếu được điều trị tích cực

Lưu ý quan trọng khi thực hiện phương pháp lăn kim

Bất kể nguyên nhân nào khiến bạn quyết định thực hiện phương pháp lăn kim đều nên lưu ý đến các vấn đề sau:

  • Lựa chọn địa điểm lăn kim uy tín ở các bệnh viện da liễu lớn như Bệnh viện Da liễu Trung ương ở Hà Nội hay Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh.
  • Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ trước và sau quá trình lăn kim.
  • Thực hiện vệ sinh vùng da vừa lăn kim sạch sẽ và nhẹ nhàng để tránh trầy xước da.
  • Nên bổ sung các thực phẩm giàu protein và vitamin C hàng ngày để đẩy nhanh quá trình phục hồi da.
  • Không sử dụng đồ nếp, đồ tanh, hải sản, rau muống, thịt bò, chất kích thích và đồ uống có cồn sau 3 – 4 tuần lăn kim để tránh để lại sẹo.
  • Bạn có thể sử dụng các sản phẩm dưỡng da sau một tuần lăn kim, đặc biệt nên sử dụng kem chống nắng có SPF từ 30 trở lên hàng ngày.
  • Đảm bảo luôn ăn uống đủ chất, chế độ sinh hoạt phù hợp, tinh thần thoải mái.
  • Không tự ý sử dụng các sản phẩm ngoài liệu trình của bác sĩ để bôi lên vùng da lăn kim.

Bổ sung thực phẩm giàu protein và vitamin C hàng ngày giúp làn da nhanh hồi phục hơn

Hy vọng bài viết trên của Cộng Đồng Làm Đẹp Chuẩn Y Khoa đã cung cấp cho bạn những thông tin về phương pháp lăn kim, tác dụng cũng như cách chăm sóc sau khi thực hiện liệu pháp. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *