Sai lầm kinh doanh Spa. Rất nhiều bạn tin rằng chỉ cần giỏi nghề spa là đã có thể kinh doanh spa thành công. Suy nghĩ này không hề sai, nhưng chưa đủ sức thuyết phục. Bởi kinh doanh spa thành công còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Đó là lý do rất nhiều chủ spa dù có tay nghề cao nhưng vẫn thất bại.
Trong bài viết dưới đây, SPA DI DỘNG. VN xin chia sẻ lý do vì sao giỏi nghề spa chưa chắc đã kinh doanh spa thành công nhé!
13 Sai lầm kinh doanh Spa dẫn đến lỗ, thất bại cần tránh ( P1 )
1/ Không am hiểu thị trường
Luôn nhớ câu “biết người biết ta trăm trận, trăm thắng!”. Nếu bạn đang có ý tưởng học spa để sau này mở làm chủ, hãy xác định trước hết bạn muốn mở ở đâu, đối tượng khách hàng của mình là những ai?
Tình trạng mà rất nhiều người gặp phải đó là không biết mình mở ở đâu, nhu cầu khách hàng nơi định mở như nào đã đi học spa dẫn đến không có khách hoặc không có dịch vụ phù hợp để hút khách.
Ví dụ như rất nhiều bạn khu vực nông thôn, tuyến huyện xã bỏ tiền lên thành phố lớn để đi học nghề. Lúc học và làm ở các spa lớn thấy “ôi, sao mà dễ kiếm tiền thế, thích thế!”
Hào hứng về huy động tất cả vốn liếng, vay nợ để về mở một cái spa to oạch ra. Mới mở có bạn bè người thân đến mở hàng cho một chút, nhưng họ mua dịch vụ lại chả thấy có cái nào cần hay trong tầm khả năng nên cũng không sử dụng dịch vụ lần 2.
Thấy ít khách dồn tiền chạy quảng cáo, phát tờ rơi khắp nơi. Nhưng dịch vụ quảng cáo lại chẳng phù hợp với nhu cầu khách hàng xung quanh nên vẫn không có nhiều khách đến.
Từ đang làm ở thành phố chốt dịch vụ giá cao, khách hiểu biết nhiều về da, chịu khó chăm da. Dịch vụ đa số là trẻ hoá, căng bóng, thư giãn. Oạch cái về quê làm mấy dịch vụ đó khách chê không thấy hiệu quả bằng kem cô đang dùng (kem trộn), giá gì cao ngất ai dám làm, đi chăm sóc da cơ bản mà sao da không thấy trắng , tư vấn sản phẩm thì sao đắt thế, sao nhiều thứ thế….
Đa số mọi người rất sốc khi mới mở spa ở quê, nản chí, nhanh đóng cửa bởi các bạn không thể phục vụ được nhu cầu của KH địa phương. Không thể tìm ra các giải pháp phù hợp khách hàng, không chạm vào nỗi đau, mong muốn của khách hàng thì sao có khách hàng đến với mình!
Một ví dụ khác:
– Nếu đối tượng khách hàng là những người trẻ tuổi, những người đang đi làm… bạn nên cung cấp các dịch vụ chăm sóc da, làm đẹp…
– Nếu đối tượng khách hàng là những bà nội trợ, những người cao tuổi bạn nên cung cấp các dịch vụ chăm sóc cơ thể như massage body, massage chân.
Bạn phải hiểu rõ thị hiếu và nhu cầu của khách hàng, cũng đừng để chao đảo vì không có dịch vụ giải quyết đúng nhu cầu của khách
Vậy nên trước khi đi học spa, hãy xem xét trước nhu cầu của khu vực bạn mở có đối tượng tiềm năng nào, nhu cầu thực sự của họ là gì? Khả năng chi trả bao nhiêu? Hành vi tiêu dùng của họ như thế nào? Để tìm nơi học đúng, lựa chọn đúng dịch vụ mũi nhọn phát triển!
2/ Kiến thức rỗng – Tay nghề kém
Không biết các bạn có tự tin khi mở spa với quy mô nhỏ hoặc lớn mà cứ mơ mơ hồ hồ cứ nghĩ là có khách nhận tiền xong làm hết không hết gì cũng được chưa ( thất Đức lắm nha ). Thấy công nghệ nào hay hay là đi chuyển giao các sản phẩm về làm có tiền mà bản thân không hiểu nguyên nhân cơ chế là nó như thế nào
Mình đã chứng kiến một spa tầm trung nhưng không dịch vụ nào ra một dịch vụ nào không có dịch vụ mũi nhọn, không maketing …, bởi do kiến thức họ không sâu, họ không chuẩn bị gì để phát triển thương hiệu, ngày được vài ba khách có khi cả ngày không có khách nào,từ đó mình rút ra một bài học từ thất bại của người đi trước
Một phần khách hàng bây giờ rất thông minh nếu không có kiến thức chuyên môn dễ bị khách vặn lại rồi khi đó lại mang nhục luôn ấy chứ (đi mở spa làm mà bị khách dạy lại chắc kiếm cái hố chui xuống)
Để làm chủ một spa dù nhỏ hay lớn thì cũng đặt cái “TÂM “của mình vào nó, chuẩn bị thật kĩ càng chứ làm mà chỉ để thể hiện thì tiếng “LÀNH” được đồn xa là sụp tiệm nhanh như một cơn bão qua.
3/ Không hiểu về thiết kế spa, thương hiệu
Muốn mở spa, kinh doanh spa hiệu quả, việc đầu tiên bạn cần phải tìm được địa điểm kinh doanh, thiết kế không gian spa, thương hiệu một cách bài bản và chuyên nghiệp nhất. Là một người giỏi nghề, chưa chắc bạn đã giỏi những điều trên, nếu bạn tự làm đôi khi chỉ tốn thời gian và dẫn đến phát sinh chi phí nhiều hơn so với dự tính ban đầu.
Mình là phụ nữ nên nhiều khi vấn đề về xây dựng thiết kế mình không hề giỏi, đây gần như là điểm yếu nhất của mình
4/ Thiết kế liệu trình dịch vụ spa
Thiết kế dịch vụ spa là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu của spa. Nhắm đúng đối tượng và giá cả dịch vụ sao cho phù hợp. Không thể nghĩ dịch vụ nào mình cũng làm tốt, nên đưa ra giá quá cao so với đối tượng xung quanh khu vực.
Giá thành dịch vụ và bảng giá dịch vụ là chiến lược lâu dài thiết yếu của spa đó
5/ Mua dụng cụ, thiết bị spa
Cho dù bạn mở spa lớn hay nhỏ, bạn cũng không thể nào am hiểu hết tất cả dụng cụ và thiết bị spa cần thiết. Bạn có thể là người giỏi về nghề, nhưng bạn sẽ khó có thể nắm bắt được những máy móc thiết bị mới ra sao, máy nào hiệu quả và phù hợp với spa của bạn. Chưa kể là việc phải mua những vật dụng, dụng cụ và nội thất nho nhỏ khác. Chỉ nghĩ thôi đã thấy mệt rồi, đúng không nào?
6. Tuyển dụng nhân viên spa
Bạn giỏi nghề, không có nghĩa bạn sẽ tuyển dụng được những nhân viên giỏi, phù hợp và chuyên nghiệp. Nhân viên spa là một trong những yếu tố kết nối quan trọng cho sự thành công của một dịch vụ spa. Hầu hết khách hàng tiềm năng trong tương lai đều được giới thiệu bởi những khách hàng mà bạn đã phục vụ tốt từ ngày khai trương. Do đó, đây cũng là một trong những yếu tố mà bạn cần phải chú trọng khi kinh doanh spa.
RẤT NHIỀU BẠN QUAN TÂM TỚI CÁC YẾU TỐ ĐỂ TUYỂN NHÂN VIÊN SPA! Mình xin nêu ra 1 số bí quyết cơ bản sau đây nhé !
Spa vẫn là lĩnh vực được đánh giá là ‘’khát’’ nhân lực bởi số lượng nhân viên lành nghề, giỏi thực sự và trau dồi đầy đủ kỹ năng, kinh nghiệm thực sự rất hiếm. Với nhà tuyển dụng, không khó để tuyển nhân viên spa, song để ‘’lọc’’ được hệ thống nhân viên thực sự chất lượng, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của spa trong tương lai là điều không dễ. Dưới đây là một số bí quyết giúp nhà quản lý tuyển chọn được nhân viên lành nghề cho spa của mình.
Ngoại hình ưa nhìn
Bản chất của ngành spa là làm đẹp, do đó việc có ngoại hình ưa nhìn không chỉ có lợi cho bản thân ứng viên mà còn là bộ mặt của spa. Chẳng ai lại nỡ từ chối cái đẹp, cũng chẳng ai không yêu thích cái đẹp, đặc biệt trong ngành spa đẹp chính là chuẩn mực và mục đích mà cơ sở nào cũng hướng tới.
Khách hàng sẽ nghĩ như thế nào khi mà một trung tâm làm đẹp nhưng nhân viên lại có hình thức kém tươi tắn, xinh xắn? Việc hoài nghi về chất lượng dịch vụ là điều hoàn toàn có căn cứ trong những trường hợp này. Do đó, việc thuyết phục họ tin dùng sẽ khiến bạn tốn thời gian, công sức hơn rất nhiều.
Khả năng giao tiếp tốt
Nếu như hình thức là yếu tố để gây ấn tượng ban đầu với khách hàng thì kỹ năng giao tiếp chính là ‘’chìa khóa’’ giúp bạn giữ chân khách hàng. Minh chứng rõ ràng nhất là doanh thu của nhiều cơ sở từ lượng khách quay lại chiếm tới 80% trong tổng doanh số của cả tháng.
Làm đẹp thôi chưa đủ, việc ứng xử khéo léo, tinh tế, nhẹ nhàng để làm hài lòng khách hàng sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội thăng tiến hơn trong công việc. Vốn hiểu biết về chuyên môn như sức khỏe, làm đẹp hay các vấn đề của cuộc sống sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc của các ‘’thượng đế’’ khi cần. Việc giao tiếp trong quá trình thực hiện dịch vụ giúp mang lại không khí thoải mái, dễ chịu vừa là cách giữ chân khách hàng đồng thời cũng là một cách xây dựng hình ảnh đẹp của spa trong mắt khách hàng.
Kỹ năng giao tiếp có thể là bẩm sinh nhưng phần lớn là do rèn luyện được. Khi tuyển nhân viên spa, nhà tuyển dụng có thể đưa ra một số tình huống hoặc câu hỏi mang tính chất gợi mở để ‘’kiểm tra’’ khả năng ứng xử linh hoạt, thích nghi nhanh của ứng viên. Dĩ nhiên một buổi phỏng vấn thật khó để có thể đánh giá được tất cả nhưng về cơ bản, nếu ứng viên có kỹ năng giao tiếp tốt, họ sẽ biết cách thể hiện mình để tỏa sáng trước nhà tuyển dụng.
Am hiểu về chuyên môn
Khác với các ngành nghề khác, spa là nghề không coi trọng bằng cấp. Chất lượng công việc được đánh giá dựa trên thực tế khách hàng và năng lực của bản thân nhân viên là chính, bởi sự trải nghiệm của khách hàng mới là yếu tố quyết định đến dịch vụ của bạn. Trên thực tế, ở Việt Nam cũng chưa hề có một trường lớp nào đào tạo chính thống về ngành spa, thay vào đó sẽ là những trung tâm dạy nghề mang tính chất ngắn hạn.
Để có được một nhân viên spa lành nghề, giỏi kỹ năng, bạn cần phải tuyển dụng rất tỉ mỉ. Không chỉ thành thạo các kiến thức về da để tư vấn cho khách hàng, am hiểu các loại máy móc, thiết bị mà các nhân viên spa còn phải thực hiện dịch vụ chuyên nghiệp hơn cả chủ tiệm spa bởi họ mới là người trực tiếp tham gia vào liệu trình làm đẹp.
Thông thường, các học viên tại trung tâm spa sẽ được học trọn gói đầy đủ các phương pháp làm đẹp, song lời khuyên cho các nhà tuyển dụng là nên ưu tiên những ứng viên biết tất cả các dịch vụ nhưng thành thạo một vài kỹ năng nhất định như massage, bấm huyệt, xông hơi,… Việc này sẽ có lợi cho việc tập trung nâng cao tay nghề của ứng viên và cũng hướng tới sự phát triển chuyên nghiệp cho spa trong tương lai.
Nhìn chung việc tuyển nhân viên spa có thể đi theo nhiều hướng, căn cứ vào mục tiêu phát triển, tiềm lực kinh tế của spa, song về cơ bản vẫn phải đảm bảo các kỹ năng cứng là nắm vững kiến thức, kỹ thuật chăm sóc da và sức khỏe, thường xuyên trau dồi thêm về dinh dưỡng làn da, máy móc thiết bị,… đồng thời linh hoạt trong việc học hỏi nhanh để đưa spa phát triển hơn nữa.
Tính cách tỉ mỉ cẩn thận
Mỗi ngành nghề có những đặc thù và đòi hỏi riêng ở các nhân viên, với spa cũng vậy. Sự tỉ mỉ, cẩn thận, tính cách nhẹ nhàng và quan trọng hơn hết là thái độ đặt lên hàng đầu là những điều mà nhà tuyển dụng luôn cần phải chú ý khi tuyển nhân viên spa. Một ứng viên tính tình cục cằn, ăn nói nửa chừng, kém duyên, thái độ thô lỗ rất khó gây được thiện cảm với người đối diện và khách hàng sẽ không bao giờ hài lòng khi họ phải bỏ tiền ra để nhận được chất lượng phục vụ như vậy.
Nhà tuyển dụng là người rất tinh tế và nhanh nhạy trong việc nhìn người, do đó chỉ một hành động nhỏ cũng có thể phản ánh được tính cách thực tế của bạn có hợp với công việc hay không? Đi muộn so với giờ phỏng vấn chứng tỏ bạn là người thiếu trách nhiệm, thông tin liên lạc không chính thống là minh chứng cho sự không chuyên nghiệp sau này hay sai chính tả trong CV chứng tỏ sự cẩu thả với công việc mình làm,….
Yêu nghề và kiên trì
Ngoài những tố chất trên thì lòng yêu nghề và sự kiên trì sẽ là điểm cộng lớn giúp bạn được đánh giá cao. Niềm đam mê vừa là động lực vừa là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công trong bất cứ ngành nghề nào. Với nghề spa, việc kiên trì thực hành nhiều sẽ giúp bạn nâng cao tay nghề, đồng thời những lúc gặp khó khăn, áp lực, chính lòng yêu nghề sẽ giúp bạn vượt qua và kiên định với con đường mình đã chọn.
Với ngành spa nói riêng và các ngành không đòi hỏi bằng cấp nói chung thì nhân viên chính là tấm gương phản ánh chất lượng dịch vụ. Vì thế, việc tuyển nhân viên spa cần phải chỉn chu ngay từ đầu vào để đảm bảo sự phát triển bền vững của spa theo đúng định hướng và mục tiêu đặt ra.
Mặc dù nguồn nhân lực ngành spa là vô cùng dồi dào nhưng để tuyển được nhân viên tốt, lành nghề thì không phải chuyện ngày một ngày hai. Nhà tuyển dụng cần có sự đầu tư về thời gian, công sức cộng với một số bí quyết nhỏ trên đây, hy vọng sẽ mang về cho công ty đội ngũ nhân lực chất lượng nhất.
Chiến lược: nói đến chiến lược có vẻ ngôn ngữ trừu tượng đối với chị. Nhưng thực tế tất cả spa lớn đều có chiến lược, chiến thuật cụ thể để phát triển cũng như vượt qua những khó khăn. Khi làm spa mà không có chiến lược kế hoạch đầu tư phát triển và truyền thông rõ ràng. Không có sản phẩm tốt, nhân sự không tốt, marketing không có. Chắc chắn spa không sống được và cái kết là thanh lý Spa