Ánh sáng sinh học Ứng dụng trong đời sống. Ánh sáng sinh học đang ngày càng được quan tâm và ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực sức khoẻ, làm đẹp của con người hiện nay. Hãy cùng CỘNG ĐỒNG LÀM ĐẸP tìm hiểu ánh sáng sinh học là gì và có chức năng gì!
Ánh sáng sinh học là gì?
Ánh sáng sinh học là một phương pháp kỹ thuật để đạt được các hiệu ứng sinh học của ánh sáng ban ngày trong một môi trường ánh sáng nhân tạo.
Phương pháp chiếu sáng này bắt chước chu kỳ ánh sáng tự nhiên vào ban ngày, thay đổi nhiệt độ màu và cường độ xuyên suốt ngày. Có thể mô tả một cách đơn giản như sau: ánh sáng sẽ sáng và trắng hơn trong buổi sáng và mờ hơn và ấm hơn vào buổi tối.
2.Các loại ánh sáng sinh học Ứng dụng trong đời sống
Ánh sáng sinh học là sự kết hợp của một hoặc nhiều ánh sáng có bước sóng trong vùng quang phổ nhìn thấy được bằng mắt thường (đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím), tức là có bước sóng từ khoảng 380 nm đến 700 nm, có tác dụng điều trị một số bệnh lý hoặc cải thiện tình trạng da nên thường được sử dụng trong môi trường y tế, thẩm mỹ hoặc văn phòng và nó cũng bắt đầu trở nên phổ biến hơn trong việc sử dụng trong gia đình.
Ánh sáng đỏ giúp giảm thiểu nếp nhăn
Ánh sáng đỏ có bước sóng mạnh, quang phổ rộng 620 – 780nm có tác động mạnh mẽ nhất đến năng lượng tế bào da, từ đó có tác dụng kích thích sự sống tế bào, tăng tuần hoàn máu, tăng cường việc sản sinh tế bào, collagen dưới da, đồng thời tăng cường việc thay thế tế bào cũ bằng tế bào mới.
Điều này có thể làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn, chống lão hóa, đều màu da, trẻ hóa, tăng khả năng lưu thông máu cho da.
Ánh sáng xanh lục – xanh lá giúp điều tiết dầu nhờn
Là loại ánh sáng tự nhiên có tác dụng trung hòa, làm sạch và xoa dịu da. Ánh sáng xanh lục thường được sử dụng trong việc điều trị mụn ẩn với tác động kích thích nhân mụn trồi lên và điều tiết chức năng các tuyến nhờn của da.
Ánh sáng xanh dương giúp giảm thiểu sự xuất hiện của mụn
Ngoài khả năng kết hợp với ánh sáng đỏ và xanh lục giúp giảm thiểu mụn, chăm sóc da thì ánh sáng xanh dương còn giúp tăng cường sự tỉnh táo, tăng trí nhớ, nâng cao chức năng nhận thức và nâng cao tình trạng tâm sinh lý con người.
Ánh sáng vàng phục hồi làn da tổn thương
Loại ánh sáng kết hợp của màu lam và màu đỏ có tác dụng kích thích hệ thống mạch và thần kinh, tăng khả năng miễn dịch và hỗ trợ hệ tiêu hóa, có khả năng phục hồi và tăng sự cân bằng cho những vùng da nhạy cảm.
Ánh sáng tím tăng khả năng miễn dịch
Ánh sáng tím giúp cơ thể tạo vitamin D, tăng tuần hoàn máu và hoạt động của hệ miễn dịch, tăng khả năng hấp thụ oxy của tế bào, thải độc tố cho da, hữu ích cho việc khử trùng, tiệt trùng và điều trị một số bệnh ngoài da.
Ánh sáng cam (Phối hợp giữa đỏ và vàng)
Ánh sáng này chuyên trị cho những trường hợp về da bị xỉn màu sai lệch về màu sắc, khô nám sạm da. Khi sử dụng ánh sáng này da sẽ mềm đi và trắng dần dễ hấp thụ các dưỡng chất từ mỹ phẩm hơn và có hiệu quả nhanh chóng rõ rệt.
Ánh sáng trắng (Phối hợp giữa nhiều ánh sáng) giúp trị rạn nứt da
Công dụng của ánh sáng trắng là trị rạn nứt da đồng thời hỗ trợ điều trị tốt các bệnh về xương khớp và tiêu hóa.
3. Ứng dụng trong đời sống
Về ngành y học
Việc điều trị xương khớp bằng ánh sáng sinh học cường độ cao giúp tái tạo các mô bị tổn thương, giảm đau hiệu quả gia tăng khả năng phục hồi cao cho người bệnh, nhất là những người cao tuổi có vấn đề về xương khớp.
Ngành thẩm mỹ
Sử dụng ánh sáng sinh học trong công nghệ thẩm mỹ đang ngày càng phổ biến, không chỉ làm đẹp da mà còn giúp da chắc khỏe, loại bỏ các tác nhân gây bệnh nằm ẩn sâu trong da, thúc đẩy nhanh quá trình lành vết thương giúp làn da được phục hồi và khỏe mạnh, mịn màng.
Công nghệ điện tử
Ngoài ra, ánh sáng sinh học còn có xuất hiện ở nhiều nguồn khác nhau như: đèn huỳnh quang, đèn huỳnh quang compact, đèn LED, TV màn hình phẳng, màn hình máy tính, điện thoại thông minh và màn hình máy tính bảng…
Việc sử dụng ánh sáng sinh học giúp điều chỉnh mức độ của các Hormone như Melatonin, Cortisol và Serotonin, tất cả các yếu tố quan trọng trong việc giữ cân bằng hệ thống sinh học của chúng ta. Việc không tiếp xúc với ánh sáng ban ngày có thể gây ra rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi mãn tính và ngay cả trầm cảm.
Chính vì thế ánh sáng sinh học nên được xem xét cho bất kỳ môi trường nào mà mọi người dành nhiều thời gian không tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên như: văn phòng, nhà xưởng, nhà máy, xí nghiệp, gia đình …
Mong rằng những chia sẻ trên CỘNG ĐỒNG LÀM ĐẸP sẽ giúp bạn hiểu thêm về ánh sáng sinh học, ứng dụng cũng như những lợi ích mà chúng mang lại trong đời sống của chúng ta nhé.