Đa phần mọi người khi bị viêm da cơ địa thường ít nhất một lần lựa chọn các mẹo chữa dân gian để khắc phục triệu chứng bệnh. Và bài viết này của Cộng Đồng Làm Đẹp Chuẩn Y Khoa sẽ cung cấp đến bạn những mẹo chữa đơn giản, dễ làm và hiệu quả nhất hiện nay.
1.Cách nhận biết bệnh viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là một bệnh mạn tính phát triển theo đợt, xuất hiện ở nhiều nhóm đối tượng từ trẻ em đến người già. Tùy vào độ tuổi, mức độ diễn tiến bệnh mà có những triệu chứng khác nhau. Cụ thể:
-
Mức độ nhẹ: Da khô, ngứa, có hoặc không xuất hiện nổi mẩn đỏ, chưa ảnh hưởng gì nhiều đến sinh hoạt và làm việc hàng ngày.
-
Mức độ trung bình: Da bị khô, ngứa với tần suất nhiều hơn, thỉnh thoảng xuất hiện mẩn đỏ, mụn nước, chảy dịch, tăng sự ngứa ngáy khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt và làm việc.
-
Mức độ nặng: Da khô ráp, người bệnh lúc nào cũng trong trạng thái ngứa ngáy khó chịu, các mẩn đỏ, mụn nước lan rộng, vùng da bị tổn thương thấy rõ như chảy máu, rỉ nước, mưng mủ,… ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng ngủ cũng như đời sống sinh hoạt hàng ngày.
15+ mẹo chữa viêm da cơ địa đơn giản, hiệu quả dễ thực hiện tại nhà
Với những trường hợp bệnh viêm da cơ địa nhẹ, da chưa bị viêm rộng sang các vùng da khác, không bị mưng mủ hay rỉ máu trên da có thể tham khảo các mẹo chữa tại nhà sau đây:
Lá đơn đỏ
Theo YHHĐ, lá đơn đỏ giàu chất chống oxy hóa có tác dụng giảm viêm kháng khuẩn rất cao, đẩy lùi các triệu chứng viêm da cơ địa. Còn theo Đông Y, lá đơn đỏ có vị cay, hơi đắng, tính bình, ít độc có tác dụng thanh nhiệt giải độc, dùng để trị mụn nhọt, mẩn ngứa hiệu quả.
Để sử dụng lá đơn đỏ chữa viêm da cơ địa, bạn thực hiện như sau:
-
Dùng 1 nắm lá đơn đỏ đun sôi, chắt lấy nước uống.
-
Uống liên tục trong khoảng 7 – 10 ngày để đẩy lùi triệu chứng.
Mật ong
Mật ong có chứa vitamin e, chất chống oxy hóa rất có lợi cho việc điều trị viêm da cơ địa. Hơn hết, trong Đông Y, mật ong cũng được xem như là một vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giảm đau.
Để dùng mật ong chữa viêm da cơ địa, bạn thực hiện như sau:
-
Sử dụng 4 – 6 thìa mật ong pha với 200ml nước ấm để uống mỗi ngày.
Tắm lá khế
Lá khế có vị chua chát, tính bình, có công dụng thanh nhiệt tiêu viêm. Đó cũng là lý do mà dân gian thường sử dụng lá khế để chữa ngứa, viêm da, khô da.
Mặt khác, theo YHHĐ lá khế giàu chất khoáng (như sắt, kẽm, magie, vitamin C,..), chất chống oxy hóa (flavonoid, tanin và saponin,…) giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm ngứa và cải thiện tình trạng khô da.
Để giảm triệu chứng của viêm da cơ địa bằng lá khế, bạn thực hiện 1 trong những cách như sau:
-
Tắm lá khế: Đun sôi một nắm lá khế trong 3 – 5 phút chắt lấy nước pha với nước lạnh đủ ấm để tắm mỗi ngày.
-
Bôi lá khế lên da: Lấy lá khế rửa sạch, để ráo nước, cho vào chảo, sao cho vàng rồi đem nghiền nát thành bột bôi lên vùng da bị viêm.
-
Xông hơi lá khế: Đun lá khế khoảng 3 – 5 phút rồi tiến hành xông hơi khoảng 30 phút.
-
Uống lá khế: Đun nước lá khế trong 3 – 5 phút, chắt lấy nước cốt để uống, mỗi ngày 2 lần, uống liên tục trong vòng 10 ngày
Nha đam
Nha đam giàu các vitamin, chất chống oxy hóa rất tốt cho làn da, có tác dụng làm sạch, sát trùng, giúp da phục hồi tổn thương nhanh chóng.
Để dùng nha đam chữa viêm da cơ địa, bạn thực hiện như sau:
-
Nha đam tươi tước vỏ, lấy phần thịt bôi trực tiếp lên vùng da bị viêm để giảm triệu chứng ngứa.
Lá đinh lăng
Theo Đông Y, lá đinh lăng có vị nhạt, hơi đắng, có tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc rất tốt. Riêng YHHĐ, lá đinh lăng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe làn da như các acid amin, các vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6, C, lysin,… giúp kháng viêm mạnh, đẩy lùi các triệu chứng viêm da cơ địa.
Để dùng lá đinh lăng chữa viêm da cơ địa, bạn thực hiện như sau:
-
Lá đinh lăng rửa sạch, để ráo nước, đem đi giã nhỏ với muối trắng để bô trực tiếp lên vùng da bị viêm.
Tỏi
Tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát khuẩn rất tốt. Đặc biệt, trong tỏi có chứa các chất chống oxy hóa như allicin giúp nâng cao hệ miễn dịch cho da, tăng cường hàng rào bảo vệ da, phục hồi làn da bị thương tổn nhanh chóng.
Để sử dụng tỏi, bạn thực hiện như sau:
-
Ngâm mật ong và tỏi trong 2 tuần để uống 1 thìa/1 lần, ngày 2 lần.
-
Bạn cũng có thể giả tỏi chắt lấy nước để bôi lên vùng da bị tổn thương.
Lá lốt
Lá lốt chứa các hợp chất hữu cơ như beta-caryophylen, benzylaxetat, piperolotin,… có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau, tránh bội nhiễm viêm da cơ địa.
Để dùng lá lốt, bạn thực hiện như sau:
-
Lá lốt rửa sạch, để ráo nước, giã nát rồi bôi lên vùng da bị viêm, kiên trì thực hiện đều đặn trong vòng 1 tuần.
Dầu dừa
Dầu dừa chứa nhiều axit lauric, vitamin A, vitamin E, đây đều là những chất cung cấp độ ẩm cho da, kháng viêm, giúp da phục hồi nhanh chóng.
Cách sử dụng:
-
Dùng dầu dừa bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương 2 lần/ ngày.
Lá trà xanh
Trà xanh giàu chất chống oxy hóa flavonoid, vitamin E có tác dụng đẩy lùi tình trạng viêm da lan rộng, giúp da mịn màng, phục hồi cấu trúc da nhanh chóng.
Cách sử dụng:
-
Dùng trà xanh để uống hàng ngày hoặc có thể đun trà xanh để tắm, 3 lần/ tuần.
Lá trầu không
Theo đông y, lá trầu không có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, giảm ngứa. Đặc biệt theo các nghiên cứu cũng cho thấy lá trầu không chứa nhiều hoạt chất quý như Diastase, Estragol có tác dụng chống oxy hóa, kích thích cơ thể tái tạo làn da mới khỏe mạnh, hồng hào hơn.
Cách sử dụng:
-
Lấy 10 lá trầu không rửa sạch, vò nát đun sôi với nước trong 10 phút.
-
Tiếp theo bạn chắt lấy nước lá trầu, để nguội pha với ít muối trắng để ngâm rửa vùng da bị viêm.
-
Riêng phần xác lá trầu bạn có thể dùng để đắp trực tiếp lên da rồi rửa lại với nước sạch.
Cây sài đất
Theo Y học cổ truyền, sài đất có tác dụng sát trùng, kháng viêm, tiêu viêm, giảm ngứa, ức chế phản ứng dị ứng trên da.
Cách thực hiện:
-
Sài đất tươi rửa sạch, phơi khô, lấy 50g sài đất khô đem sắc với 1 lít nước cho tới khi còn 50ml thì dừng lại.
-
Chắt lấy nước chia làm 2 phần để uống trong ngày.
Lá bàng
Lá bàng có tính mát, chứa hoạt chất tanin flavonoid, phytosterol,…dồi dào, có tác dụng đẩy lùi các triệu chứng như ngứa, mụn nước, mụn rộp,… giảm viêm nhiễm, giúp vết thương mau lành.
Cách thực hiện:
-
Hái 1 nắm lá bàng non rửa sạch, ngâm với nước muối 20 phút.
-
Sau đó vò nát lá bàng đem đi đun sôi với 1 lít nước.
-
Để nước nguội rồi ngâm rửa vùng da bị viêm, thực hiện mỗi ngày 1 lần.
Lá đu đủ
Theo Đông y, lá đu đủ có tính hàn, vị hơi đắng, mùi hắc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, mát gan, phát huy hiệu quả trong việc giảm ngứa cho da, làm mát da. Trong Tây y, lá đu đủ chứa enzym trung hòa độc tố và ức chế vi khuẩn, vì vậy lá đu đủ cũng thường được dùng để chữa viêm da cơ địa.
Cách thực hiện như sau:
-
Chuẩn bị 100g lá đu đủ già, rửa sạch + 100ml giấm táo + 1 củ gừng tươi.
-
Tiếp theo, lá đu đủ thái nhỏ, gừng thái lát đem vào nồi cùng giấm táo, đun sôi với nước cho đến khi cạn.
-
Sau đó, dùng hỗn hợp đã nấu đắp lên vùng da bị viêm.
Lá ổi
Lá ổi có vị chua, chát, tính bình, không độc, dùng để chữa ngứa, rôm sảy. Đặc biệt lá ổi cũng chứa các chất chống oxy hoá như polyphenol, tanin, vitamin C phát huy tác dụng chống viêm, sát khuẩn hiệu quả.
Cách thực hiện:
-
Lá ổi rửa sạch giã nát bôi trực tiếp lên vùng da bị viêm trong 10 – 15 phút.
Dầu cám gạo
Dầu cám gạo là một nguyên liệu phổ biến, chứa nhiều axit béo có lợi cho sức khỏe, đặc biệt nó còn có tác dụng cấp ẩm rất tốt, cải thiện triệu chứng viêm da cơ địa, giúp vùng da bị tổn thương phục hồi nhanh chóng.
Cách thực hiện:
-
Bôi dầu cám gạo trực tiếp lên da vào mỗi sáng hoặc mỗi tối trước khi đi ngủ. Lưu ý trước khi bôi dầu cám gạo cần làm sạch da với nước ấm.
Hành hoa
Hành hoa chứa các hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn, ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các tác nhân gây viêm da cơ địa.
Cách thực hiện:
-
Chuẩn bị 100g hành hoa, 2 thìa muối hạt, 1,5 lít nước sạch.
-
Hành hoa rửa sạch, cắt thành từng đoạn. Nước sạch đem đun sôi rồi cho hành hoa vào, đun tiếp 5 – 10 phút rồi tắt bếp.
-
Nước để nguội thì đem ngâm rửa vùng da bị viêm.
Giấm táo
Giấm táo chứa axit citric có tác dụng ngăn chặn sự phát triển, lan rộng của vi khuẩn, đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm, ngứa da.
Cách thực hiện:
-
Dùng 1ml giấm táo hòa tan với 10ml nước, lấy bông thấm vào hỗn hợp để thoa lên vùng da bị viêm.
Chườm lạnh
Chườm lạnh là mẹo chữa viêm da cơ địa được nhiều người áp dụng bởi khi chườm lạnh, mạch máu sẽ co lại, giảm cung cấp oxy, giảm chuyển hóa, từ đó giúp giảm sản sinh histamin (chất gây ngứa), khắc phục tình trạng viêm da, ngứa da.
Cách thực hiện:
-
Lấy khăn bông bọc đá lạnh chườm vào vùng da bị viêm.
Mỡ trăn
Mỡ trăn chứa khoảng 16 loại axit béo, có hàm lượng omega 3 rất cao, chứa nhiều thành phần kháng khuẩn tốt phát huy tác dụng điều trị những vết thương hở, giúp da sản sinh các tế bào mới nhanh chóng.
Cách thực hiện:
-
Làm sạch da bằng nước ấm
-
Lấy một ít mỡ trăn để bôi lên vùng da bị viêm, mát xa nhẹ nhàng để mỡ trăn thấm vào da tốt hơn.
-
Nên thực hiện 2 – 3 lần/ tuần để cảm nhận hiệu quả rõ nhất.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Trường hợp bạn đã sử dụng các mẹo chữa viêm da cơ địa ở trên nhưng tình trạng bệnh vẫn không cải thiện. Đặc biệt các triệu chứng bệnh diễn tiến rõ rệt hơn như nổi mụn nước, ngứa, mẩn đỏ toàn thân thì bạn nên chủ động đến các cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị.
Lời khuyên khi sử dụng mẹo chữa viêm da cơ địa
Để quá trình chữa viêm da cơ địa tại nhà diễn ra thuận lợi và hiệu quả, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
-
Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường ăn nhóm thực phẩm tốt cho da (rau xanh, hoa quả,…); Hạn chế nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng (hải sản, đồ ăn đóng hộp,…).
-
Uống nhiều nước, ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
-
Không nên gãi ngứa khiến vùng da bị tổn thương nặng hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng da.
-
Ưu tiên mặc đồ quần áo thoáng mát.
-
Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên như bui phấn, nước hoa, lông động vật,
Các mẹo chữa viêm da cơ địa chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, chứ không thể thay thế các phương pháp điều trị chuyên sâu. Theo đó, người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc thảo dược đã được nghiên cứu bài bản, kiểm chứng về độ hiệu quả rõ ràng.