Rau mồng tơi có giá thành rẻ, dễ chế biến, hương vị thơm ngon nên được rất nhiều gia đình yêu thích. Tuy nhiên, trên các diễn đàn hiện nay, có rất nhiều tin đồn cho rằng ăn rau mồng tơi bị đau xương khớp. Các chuyên gia trả lời như thế nào về thắc mắc: “Ăn rau mồng tơi có bị đau xương khớp không?”. Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
1. Ăn rau mồng tơi có bị đau xương khớp không?
Nhiều người băn khoăn: “Ăn rau mồng tơi có bị đau xương khớp không?”, đặc biệt là những người mắc các bệnh xương khớp. Theo các chuyên gia, đây chỉ là một tin đồn vô căn cứ.
Không những vậy, loại rau này còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có giá trị như: Sắt, canxi, pectin, saponin, polysaccharide, vitamin A, B, C,… Đây đều là những chất có khả năng cải thiện hiệu quả tình trạng đau nhức xương khớp.
Trong các tài liệu y học dân gian, ông cha ta cũng sáng tạo ra rất nhiều bài thuốc giúp phục hồi vết thương, tăng cường hệ miễn dịch từ rau mồng tơi. Ăn nhiều rau mồng tơi còn là bài thuốc “tự nhiên” có tác dụng đẩy lùi oxy hóa, nhờ vào hàm lượng canxi dồi dào.
2. 5 tác dụng của rau mồng tơi
Theo y học cổ truyền, rau mồng tơi có vị chua ngọt, không độc, tính lạnh,… nên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Đến nay, nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra hàng ngàn tác dụng của loại thực vật này. Trong đó, có 5 tác dụng nổi bật là:
Chữa táo bón
Ăn nhiều rau nói chung và rau mồng tơi nói riêng sẽ kích thích nhuận tràng, lợi đại tiểu trường. Vì vậy, các thầy thuốc Đông y thường khuyên người bị táo bón, trĩ ở thể nhẹ sử dụng rau mồng tơi thường xuyên. Loại rau này cũng phát huy tác dụng rất tốt ở bà bầu và trẻ em.
Tăng cường sức khỏe mẹ bầu và thai nhi
Rau mồng tơi là nguồn cung cấp axit folic và vitamin B dồi dào. Đây chính là dưỡng chất trực tiếp làm giảm tỷ lệ khuyết tật ống thần kinh bẩm sinh ở thai nhi, nhất là tật nứt đốt sống.
Trong khi đó, chất sắt trong rau mồng tơi sẽ tham gia vào quá trình tạo tế bào mới. Từ đó, tạo ra hồng cầu, làm tăng lượng máu để cơ thể mẹ cung cấp cho thai nhi. Từ đó, ngăn chặn các bệnh về tim mạch và phòng chống ung thư.
Lợi sữa
Người xưa cho rằng nguồn sữa đầu tiên của mẹ bầu là tốt nhất dành cho trẻ nhỏ. Lúc này, mẹ có thể ăn rau mồng tơi để tăng cường lượng sữa về. Người ta đã tìm thấy trong rau mồng tơi có rất nhiều chất vitamin A3, B3, saponin và sắt,… đều rất cần thiết cho thai phụ ít sữa.
Hỗ trợ giảm cân
Ưu điểm tuyệt vời mà tạo hóa đã ban tặng cho loại rau này là chất pectin. Chất nhầy pectin có khả năng hấp thụ hiệu quả lượng cholesterol xấu và khóa màn bấm ở thành ruột. Bằng cơ chế này, lượng cholesterol không bão hòa sẽ không thể ngấm vào máu và đi đến các cơ, mà sẽ được thải ra ngoài theo đường đại tiện. Nhờ đó, cân nặng của bạn sẽ được giảm đi đáng kể trong thời gian ngắn.
Không chỉ phù hợp với những người bị thừa cân, béo phì, những người mắc bệnh mỡ máu và huyết áp cao cũng nên ăn rau mồng tơi trong các bữa ăn hàng ngày.
Chữa lành vết bỏng
Như đã nói ở trên, rau mồng tơi có thể rút ngắn thời gian chữa lành các vết thương trên cơ thể con người, đặc biệt là các vết bỏng. Nguyên nhân là do chất nhầy pectin tạo thành một lớp màng bảo vệ vết thương, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài.
Ai không nên ăn rau mồng tơi?
Tin đồn: “Ăn rau mồng tơi có bị đau xương khớp không?” là hoàn toàn sai sự thật. Tuy nhiên, nhiều người cũng không biết rằng một số đối tượng được chống chỉ định không nên ăn rau mồng tơi. Đó là:
Người mắc bệnh sỏi thận
Trong rau mồng tơi có một lượng lớn axit oxalic và pectin. Hai chất này khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành axit uric, làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu một cách nhanh chóng. Đây là một trong những nguyên nhân gián tiếp khiến bệnh gút và sỏi thận trở nên nghiêm trọng hơn. Viên sỏi trở nên to hơn, khó bị phá hủy và gây đau đớn dữ dội cho người bệnh.
Người bị tiêu chảy
Người bị tiêu chảy nên tránh xa các món ăn được làm từ rau mồng tơi. Thông thường, người ta chỉ sử dụng rau mồng tơi để nhuận tràng, chống táo bón. Nhưng đặc tính này khi được áp dụng với những người bị tiêu chảy thì bệnh sẽ càng lâu khỏi hơn. Không những vậy, một số người tiêu chảy trong thời gian dài sẽ bị mất nước, gây hoa mắt, chóng mặt và tụt huyết áp.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có được câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc: “Ăn rau mồng tơi có bị đau xương khớp không?”. Rau mồng tơi có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người nên hãy chế biến thành nhiều món ăn ngon cho cả gia đình, chị em nhé!