Điều Trị Mụn Bọc Ở Cằm Hiện Quả Nhanh Không Gây Thâm Mụn
mụn bọc ở cằm điều trị khỏi được. Nhiều người bệnh cải thiện tình trạng mụn bọc sau vài tháng chăm sóc và điều trị. Tuy nhiên, mụn bọc là tình trạng mạn tính và có thể để lại sẹo thâm. Vì vậy, ngay cả khi làn da người bệnh được chữa khỏi thì cũng cần chăm sóc da để giảm thiểu các vết thâm mụn
1.Thế nào mụn bọc ở cằm ?
Mụn bọc ở cằm là những nốt mụn sưng đỏ, cứng, nổi gồ trên da và có kích thước lớn hơn so với các loại mụn khác. Bên trong mụn bọc có chứa dịch màu trắng vàng và mủ. Khi sờ hoặc vô tình chạm vào nốt mụn sẽ gây đau nhức và khó chịu. Mụn bọc ở cằm xuất hiện khi có sự viêm nhiễm trên bề mặt da hoặc xâm nhập sâu vào cấu trúc da, vì thế sau khi điều trị có thể để lại những vết sẹo lõm.
2.Nguyên nhân mụn bọc ở cằm mà bạn cần biết .
điều trị mụn bọc ở cằm hiệu quả và triệt để, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân gây mụn. Vậy nguyên nhân gây ra mụn bọc ở cằm là gì?
- Rối loạn nội tiết tố: Mụn bọc ở cằm thường xảy ra phổ biến ở phụ nữ do có liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố. Lượng hormone androgen tăng cao kích thích sự sản xuất bã nhờn trên da và làm tắc nghẽn lỗ chân lông, dẫn đến việc hình thành mụn bọc. Ngoài ra, các bệnh lý liên quan đến nội tiết như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) cũng làm mất cân bằng hormone estrogen, progesterone, testosterone và có thể gây ra mụn bọc ở cằm.
- Tuyến bã nhờn tiết dầu quá mức: Việc sản sinh dầu quá mức có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn phát triển, từ đó hình thành các loại mụn như mụn cơm, mụn bọc, mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn thịt, mụn nội tiết…
- Mỹ phẩm kém chất lượng, không phù hợp: Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với làn da có thể gây kích ứng và lão hóa da nhanh chóng. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập vào da và gây mụn bọc, đặc biệt là ở khu vực có lỗ chân lông nhiều và kích thước lớn như cằm.
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học: Việc tiêu thụ thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh và chế biến sẵn có có thể tăng nguy cơ mụn trên da, đặc biệt là mụn bọc ở cằm. Bên cạnh đó, các thói quen sinh hoạt không lành mạnh như thức khuya, căng thẳng, mệt mỏi, sử dụng rượu bia và thuốc lá cũng có thể góp phần vào việc hình thành mụn bọc.
- Thường xuyên mọc mụn ở cằm do di truyền: Theo nghiên cứu, nguy cơ bị các vấn đề về da như viêm tiết bã nhờn, da dầu, mụn trứng cá sẽ tăng lên 80% nếu có người thân trong gia đình bị các vấn đề này.
- Làm sạch da không đúng cách: Vệ sinh da không đúng cách khiến dầu thừa, vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ trên da, làm cho da mặt đột nhiên nổi nhiều mụn, nhất là nơi tập trung nhiều tuyến bã nhờn như vùng cằm.
- Thói quen nặn mụn bằng tay: Có nên nặn mụn bằng tay không? Thói quen nặn mụn bằng tay có thể gây viêm da, nhiễm trùng và nhiễm khuẩn do vi khuẩn từ tay tiếp xúc với da và xâm nhập qua các vết thương. Cố nặn mụn bằng tay cũng có thể làm tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt là mụn bọc, mụn viêm và mụn mủ, vì điều này dễ gây nhiễm trùng, sưng, viêm, đau đớn và khó chịu.
- Lông mọc ngược vào da: Việc nhổ hoặc cạo lông mặt không đúng cách có thể dẫn đến hiện tượng lông mọc ngược đâm vào da, từ đó hình thành mụn bọc ở cằm, gây ngứa ngáy và đau nhức.
- Thức khuya, ngủ không đủ giấc: Thói quen thức khuya và thiếu ngủ có thể làm mất cân bằng hệ thống sinh học của cơ thể, gây rối loạn nội tiết tố, làm giảm sức đề kháng và tăng tiết bã nhờn trên da mặt. Điều này dẫn đến sự xuất hiện của mụn bọc, đặc biệt là ở vùng da có nhiều tuyến mồ hôi, bã nhờn như vùng chữ T (trán, mũi, cằm) và hai bên má.
- Tắc nghẽn lỗ chân lông: Lỗ chân lông bị bít tắc khiến bụi bẩn, dầu thừa, tế bào chết và sợi bã nhờn không thể thoát ra và gây ra tình trạng mụn bọc ở vùng xung quanh cằm.
- Vi khuẩn P.Acnes: Vi khuẩn P.Acnes sử dụng dầu nhờn trên da làm thức ăn, gây viêm nhiễm và hình thành mụn. Khi quá trình viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng, mủ tích tụ và tạo ra những nốt mụn bọc ở cằm có kích thước lớn, gây đau nhức và ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ.
3.Cách Điều trị mụn bọc ở cằm hiện quả nhanh không gây thâm mụn. Lưu ý điều trị mụn bọc ở cằm
Dưới đây là những cách giúp các bạn làm giảm mụn bọc an toàn và nhanh chóng:
- Làm sạch kỹ vùng da bị mụn bọc : Hằng ngày, chúng ta cần đảm bảo làn da luôn được làm sạch, không chỉ riêng khi có mụn. Đây cũng là một cách đơn giản nhất để hạn chế tình trạng mụn bọc ở cằm. Sau một ngày dài, da tiếp xúc với nhiều bụi bẩn và vi khuẩn, việc làm sạch sâu da giúp loại bỏ khói bụi và dầu thừa trên da – nguyên nhân chính gây tắc nghẽn lỗ chân lông, hình thành mụn. Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng nước tẩy trang và sữa rửa mặt để làn da được làm sạch sâu hơn từ bên trong, vì chỉ sử dụng nước không đủ để làm sạch da hoàn toàn.
- Chườm đá lạnh lên khu vực mụn bọc ở cằm : Việc chườm đá lạnh là một trong những phương pháp nhanh nhất để giảm sưng và trị mụn bọc ở cằm. Đá lạnh có khả năng làm dịu và giảm sưng của mụn. Chỉ cần nhẹ nhàng chườm đá lạnh lên nốt mụn bọc ở cằm trong khoảng 5 – 10 phút để mang lại cảm giác dễ chịu và giảm sưng tấy một cách hiệu quả. Tuy nhiên, để tránh đá lạnh làm tổn thương da, bạn nên đặt một miếng vải mỏng lên da trước khi áp đá trực tiếp lên.
- Trị mụn bọc ở cằm bằng kem đặc trị : Việc sử dụng kem bôi đặc trị trực tiếp lên da là một giải pháp an toàn cho việc điều trị các trường hợp mụn bọc ở cằm trong giai đoạn đầu. Để trị mụn bọc ở cằm hiệu quả, bạn có thể sử dụng kem bôi đặc trị chứa các thành phần sau:
- Benzoyl Peroxide: Hợp chất có tác dụng diệt khuẩn, giảm nhân mụn, chống lại hoạt động của vi khuẩn P. acnes và hạn chế tình trạng đề kháng. Benzoyl Peroxide có thể dùng kết hợp với các thuốc kháng sinh hoặc Retinoid, dùng ở nồng độ 2,5 đến 10%.
- AHA/BHA/PHA: Những thành phần nằm trong hầu hết các sản phẩm: sữa rửa mặt trị mụn, kem dưỡng ẩm cho da mụn nhạy cảm,… Các hoạt chất treatment trị mụn này hoạt động trên bề mặt da và thâm nhập vào bên trong để loại bỏ các lớp sừng, đẩy nhân mụn bên trong mụn bọc ở cằm ra ngoài và làm sạch lỗ chân lông, thoát khí.
- Retinoid:Kem trị mụn bọc Retinoid là một dẫn xuất vitamin A thường dùng kết hợp với kháng sinh dạng uống để điều trị mụn. Không nên bôi Retinoid và đi ra ngoài nắng vì có thể sẽ làm tăng nhạy cảm ánh nắng với mụn bọc. Khi dùng Retinoid bôi ngoài trị mụn bọc ở cằm sẽ có cảm giác kim châm khích, da khô bong tróc và tăng sắc tố da.
Cách trị mụn bọc ở cằm bằng liệu pháp y tế : Đối với mụn bọc ở cằm trung bình và nặng, ổ mụn đã ăn sâu dưới nang lông nên cần sử dụng những liệu pháp chuẩn y khoa để điều trị hiệu quả
- Trị mụn bọc ở cằm bằng kháng sinh đường uống : Đối với những bạn gặp tình trạng mụn bọc ở cằm nặng hơn thường được chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Các kháng sinh dùng trong điều trị mụn bọc gồm Doxycycline và Minocycline. Cách sử dụng là nên uống khác sinh này khi bụng rỗng để không làm giảm hiệu quả hấp thụ các hoạt chất.
- Cách trị mụn bọc ở cằm với Isotretinoin dạng uống : Isotretinoin dạng uống có tác dụng làm giảm kích thước tuyến bã nhờn, hạn chế dầu tiết ra, giảm sự xâm nhập của vi khuẩn P. acnes và kháng viêm. Khi điều trị mụn bọc ở cằm với Isotretinoin sẽ bắt đầu từ liều lượng thấp tùy theo thể trạng. Trong quá trình điều trị cần theo dõi tình trạng nốt mụn thường xuyên để nếu có bất thường sẽ dừng điều trị và thay đổi sang phương pháp khác phù hợp.
Cần lưu ý điều gì khi điều trị mụn bọc?
Sau khi điều trị mụn bọc, người bệnh cần thực hiện một số phương pháp ngăn mụn bọc bao gồm:
- Hạn chế chạm tay lên mặt.
- Không tự ý cạy, nặn mụn.
- Dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ, mỹ phẩm không chứa gốc dầu, gốc nước và gây nổi mụn.
- Dùng sữa rửa mặt và dưỡng ẩm đều đặn 2 buổi/ngày, cụ thể vào mỗi sáng và tối.
- Khi rửa mặt hãy rửa nhẹ nhàng, tránh chà mạnh.
- Chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế các thực phẩm có đường và sữa.
- Thường xuyên tập thể dục,ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Không hút thuốc lá, không uống bia rượu.
Mụn bọc ở cằm gây đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người mắc phải. Hy vọng những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp các bạn hiểu được nguyên nhân gây mụn, phương pháp trị mụn bọc và cách chăm sóc da mụn hiệu quả nhất. Đặc biệt, không được tự ý nặn mụn bọc tại nhà.