Tìm hiểu vị trí và công dụng của Huyệt Thận Du

Trong y học cổ truyền, Huyệt Thận Du là một trong các huyệt đạo đặc biệt quan trọng của cơ thể. Vì vậy, châm cứu, massage và bấm huyệt Thận Du là phương pháp điều trị bệnh lý được áp dụng khá phổ biến. Vậy, cụ thể, huyệt đạo này nằm ở đâu và nó có những công dụng gì? Tác động châm cứu, bấm huyệt như thế nào để được được hiệu quả tốt nhất? Câu trả lời sẽ được Hoa Mộc Tâm An giải đáp ngay sau đây.

Huyệt Thận Du là gì? Nằm ở đâu?

Huyệt Thận Du còn được gọi là huyệt Senshu. Huyệt này thường được biết đến nhiều hơn bởi nó là huyệt đạo thứ 23 thuộc Kinh Bàng Quang, có vị trí rất quan trọng trên cơ thể. Chức năng chính của Huyệt Thận Du là bổ sung kinh khí lên tinh Túc Thiếu Âm Thận. Ngoài ra, huyệt này còn nằm trong nhóm các huyệt chính có vai trò tán khí Dương thuộc Lục phủ Ngũ tạng của cơ thể con người.

Huyệt Thận Du thường được biết đến nhiều hơn bởi đây là huyệt đạo thứ 23 thuộc Kinh Bàng Quang

Huyệt Thận Du nằm ngay trên đường tuần hoàn của cơ thể, nơi mà dòng năng lượng chính trôi chảy qua. Huyệt nằm ở phía sau, ngay chính giữa của thắt lưng, nơi rất gần với đỉnh của xương chậu, phía dưới gai đốt sống thắt lưng thứ 2. Cách đốt sống lưng 2 bên khoảng 1,5 tấc và nằm ở giữa cơ long và cơ gian sườn.

Hướng dẫn cách xác định vị trí của huyệt Thận Du

Để xác định chính xác vị trí của Huyệt Thận Du, chúng ta có thể sử dụng 4 ngón tay đặt lên giao điểm của thắt lưng rồi tiến hành các bước như sau:

  • Bước 1: Tìm vị trí gai đốt sống thắt lưng thứ 7, bởi vì đây là đốt sống nổi bật nhất ở phía sau cổ. Sau đó, bạn đếm ngược từng đốt 1 từ trên cổ xuống dưới thắt lưng.
  • Bước 2: Hãy tìm đến đốt sống thắt lưng thứ 2 theo bước đếm trên của bạn. Sau đó, bạn đo khoảng cách 1,5 tấc, bạn có thể dùng 4 đầu ngón tay khép lại loại trừ ngón cái ra, để tính tổng chiều rộng của 4 ngón sẽ tương ứng với 3 tấc. Bạn chỉ cần đánh dấu vị trí của 4 ngón tay và chia đôi khoảng cách từ điểm đó cho tới đốt sống thứ 2 theo chiều ngang thì vị trí đó chính là vị trí của huyệt Thận Du.

Trong giải phẫu, cách xác định huyệt Thận Du như sau: Ở dưới da chính là cân ngực thắt lưng của cơ lưng to, cơ răng bé sau – dưới, cơ ngang gai, cơ lưng dài, cơ gian mỏm ngang, cơ vuông thắt lưng và cơ đái – chậu. Phần da của vùng huyệt đạo này bị chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L1 hoặc là L2.

Tác dụng của việc bấm huyệt Thận Du trong các chỉ định trị liệu

Bấm huyệt Thận Du được áp dụng để điều trị nhiều vấn đề khác nhau về sức khỏe, trong đó bao gồm cả các vấn đề có liên quan đến Thận và đường tiết niệu. Ngay dưới đây là một số tác dụng khi bấm huyệt Thận Du trị liệu mà Hoa Mộc Tâm An đã tổng hợp:

Điều hòa kinh mạch và cải thiện chức năng của thận

Huyệt Thận Du tăng cường sinh lực cho thận và dương, đồng thời, hấp thụ khí và thúc đẩy hơi nước giúp điều hòa kinh mạch thận tốt hơn. Vì vậy, bấm Huyệt Thận Du thường được chỉ định để cải thiện các bệnh lý về thận và hệ thống sinh sản. Ví dụ như là di tinh, xuất tinh sớm hay rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, tiết dịch âm đạo bất thường hay bệnh sa tử cung ở phụ nữ.

Bấm huyệt Thận Du giúp điều hòa kinh mạch và cải thiện chức năng của thận

Xoa bóp huyệt Thận Du còn có tác dụng hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe đối với bệnh đau lưng, bệnh thận hay mất sức…. Do thận là cơ quan chi phối dịch thể của con người, mà thận lại ưa ấm và sợ lạnh nên.

Cho nên, việc day ấn và xoa bóp huyệt Thận du vừa tốt cho việc làm ấm lại vừa bổ dưỡng cho thận dương. Thường xuyên xoa bóp, ấn và bấm ở huyệt Thận Du trong thời gian dài để tăng lưu lượng máu đến thận và cải thiện các chức năng của thận.

Ngăn ngừa các bệnh lý mãn tính

Ngoài việc ăn thêm nhiều loại thực phẩm bổ thận như là hạt điều, các loại hạt dinh dưỡng, ngũ cốc có màu đen để bảo vệ thận thì việc xoa bóp huyệt Thận Du hàng ngày cũng rất tốt cho thận. Nhất là vào thời điểm 5 – 7 giờ chiều hàng ngày, bởi đây là thời điểm mà thận hoạt động mạnh nhất. Xoa bóp huyệt Thận Du để bạn có thể giải tỏa mệt mỏi trong ngày tại nơi làm việc hoặc tại nhà đều giúp bảo tồn thận khí một cách tốt nhất.

Tác động đúng cách vào Huyệt Thận Du có thể giúp người bệnh điều trị bệnh tiểu đường. Theo kinh nghiệm chữa trị bệnh tiểu đường của các y bác sĩ thời xưa, châm cứu hoặc xoa bóp 4 huyệt bao gồm Thận du, Thiên khu, Mệnh môn và Chí thất có tác dụng kích thích khả năng tự điều chỉnh sinh khí của cơ thể. Từ đó, giúp ổn định bài tiết insulin, giảm đề kháng insulin để hạn chế tác động của bệnh tiểu đường.

Điều trị các rối loạn ở đường tiểu tiện

Ấn huyệt Thận Du cũng là phương pháp được sử dụng để điều trị các rối loạn ở đường tiểu tiện. Trong đó, bao gồm cả chứng tiểu đêm nhiều lần, tiểu ít, tiểu nhắt hay đi tiểu không kiểm soát. Việc bấm huyệt này sẽ có thể giúp điều chỉnh chức năng Thận và đường tiết niệu, từ đó cải thiện hiệu quả các triệu chứng rối loạn ở đường tiết niệu một cách hiệu quả nhất.

Ấn huyệt Thận Du cũng là phương pháp được sử dụng để điều trị các rối loạn ở đường tiểu tiện

Tăng cường hệ miễn dịch

Huyệt Thận Du cũng được coi là huyệt đạo rất quan trọng có liên quan đến hệ miễn dịch. Việc bấm huyệt này có thể giúp cơ thể bạn có được một hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn. Từ đó, góp phần làm giảm các nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng hơn.

Điều trị đau thắt lưng

Những người đang gặp các vấn đề về đau đầu gối, đau lưng, đặc biệt là đau ở khu vực thắt lưng, có thể xem xét để tác động vào huyệt Thận Du, kết hợp với tác động vào thận. Bằng cách này, không chỉ hoạt động của thận sẽ được cải thiện hiệu quả hơn, mà người bệnh cũng sẽ nhận thấy sự cải thiện rất đáng kể với tình trạng đau lưng dưới của mình.

Dưỡng huyết 

Những người hay bị hoa mắt, mờ mắt, mệt mỏi cần phải bổ huyết, dưỡng huyết có thể cải thiện bằng cách tác động lên huyệt Thận Du. Bởi, thận đóng vai trò tạo huyết, cho nên huyệt vị này cũng thường được dùng kết hợp với huyệt Tỳ để giúp thúc đẩy quá trình tạo huyết cho cơ thể trong các trường hợp bị mất máu, thiếu máu.

Bổ ích cho xương, tuỷ 

Bởi, thận khiển xương, sản sinh ra tủy, cho nên huyệt vị này cũng được áp dụng trong điều trị các bệnh lý về xương như là bệnh thấp khớp, nhuyễn xương. Ngoài ra, tác động vào huyệt Thận Du còn có thể bồi bổ cho tủy. Chẳng hạn, khi người bệnh bị chóng mặt, trí nhớ kém, tay chân yếu, mờ mắt hay mệt mỏi nghiêm trọng và thường xuyên buồn ngủ có thể hỗ trợ điều trị cải thiện tình trạng bệnh nếu tác động vào huyệt Thận Du đúng cách.

Ấn Huyệt Thận Du được áp dụng trong điều trị các bệnh lý về xương khớp

Tăng cường thị lực

Huyệt Thận Du còn có thể cải thiện triệu chứng mờ và khô mắt hay chứng suy giảm thị lực ở người già hoặc là bệnh tăng nhãn áp và giảm thị lực ban đêm. Điều này có được là do thận là cơ quan có thể ảnh hưởng đến mắt và thị lực. Thận ấm sẽ nuôi dưỡng và làm ẩm mắt cũng như đảm bảo thị lực tốt hơn.

Nhiều chứng rối loạn mãn tính về mắt như là kém thị lực và khô mắt, nhất là ở người cao tuổi thường do thận âm hư, khiến cho mắt không còn được nuôi dưỡng hay giữ ẩm nữa. Huyệt Thận Du chính là điểm tác động lên mắt trong các trường hợp này.

Cải thiện các bệnh lý về tai

Trong Y học cổ truyền Trung Quốc, một loại sách ghi chép về y học Cổ truyền tên là Lingshu Jing – có ghi: “Thận khí chảy qua tai và thận khí nghe được ngũ âm.” Có nghĩa là Thận có tích trữ tinh khí và mở mắt thông tai. Do đó, ấn huyệt Thận Du không chỉ có thể bổ thận tráng dương, điều trị chứng đau thắt lưng mà còn cải thiện được cả các bệnh lý có liên quan đến tai, chẳng hạn như là bệnh ù tai và suy giảm thính lực.

Phục hồi vóc dáng, đẹp da

Một chức năng khác cũng khá quan trọng của thận đó chính là chuyển hóa nước và chất lỏng. Vậy nên, khi tác động lên huyệt Thận Du cũng có thể cải thiện được các bệnh về hệ tiết niệu.

Ngoài ra, ấn huyệt Thận du còn có thể tiêu trừ chứng phù nề, mệt mỏi, yếu chi dưới, chướng bụng, đau bụng hay là bệnh đau thần kinh tọa, giúp cho eo thon, săn chắc hơn, cải thiện được làn da và cấu trúc da. Từ đó, giúp cho làn da của bạn trở nên căng bóng và mịn màng hơn.

Ấn huyệt Thận Du giúp bạn phục hồi vóc dáng thon gọn và làm đẹp da hiệu quả

Hướng dẫn cách châm cứu, ấn huyệt Thận Du

Nếu bạn đang gặp các vấn đề sức khỏe có liên quan đến Thận và đường tiết niệu hay đau lưng và đau thắt lưng hoặc bệnh rối loạn tiểu tiện. Các bệnh liên quan đến tinh trùng và tình dục nam giới hoặc đơn giản là muốn tăng cường hệ miễn dịch, bạn có thể nghĩ đến phương pháp bấm huyệt Thận Du như một cách để điều trị bổ trợ.

Muốn điều trị bệnh lý hiệu quả, nắm được các kỹ thuật châm cứu, bấm huyệt Thận Du là vô cùng quan trọng. Có nhiều trường hợp người bệnh sau khi điều trị bằng phương pháp tác động và huyệt Thận Du nhưng vẫn không có cải thiện sức khỏe. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do người chữa trị đã tác động sai cách.

Ngay dưới đây, là hướng dẫn chi tiết trong từng bước trong kỹ thuật châm cứu, bấm huyệt đã được chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc nghiên cứu và chứng minh.

Cách bấm huyệt Thận Du để chữa chứng đau lưng

Phương pháp day và bấm Thận Du huyệt được các thầy thuốc Đông y khuyến nghị áp dụng trong việc điều trị các bệnh lý đau lưng có liên quan đến thận và tuần hoàn máu ở khu vực này. Kỹ thuật bấm huyệt này rất đơn giản với các bước chi tiết như sau:

  • Bước 1: Để người bệnh ngồi thẳng trên ghế hoặc là nằm sấp ở trên giường.
  • Bước 2: Xác định chính xác vị trí của huyệt Thận Du ở đâu. Sau đó, người điều trị đặt đầu ngón tay cái vào huyệt vị và tiến hành day, ấn với lực đạo vừa phải.
  • Bước 3: Tiếp tục thực hiện các động tác day, ấn trên trong thời gian khoảng 3 phút. Nên thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước lúc đi ngủ để cải thiện tình trạng lưng đau mỏi hiệu quả hơn.
Phương pháp day, ấn huyệt Thận Du được khuyến nghị áp dụng điều trị bệnh đau lưng

Cách vỗ huyệt Thận Du trị yếu sinh lý

Động tác vỗ huyệt Thận Du có tác động trực tiếp đến hệ kinh mạch ở khu vực thận, giúp nâng cao chức năng thận. Từ đó có thể hỗ trợ điều trị các chứng yếu sinh lý và giảm nhanh triệu chứng như mỏi gối, tiểu nhiều, tiểu dắt hay mệt mỏi,…

Cách vỗ huyệt Thận Du được thực hiện lần lượt theo các bước như sau:

  • Bước 1: Người bệnh cần đứng trong tư thế hơi cúi và ngả về phía trước, đặt 2 cánh tay ngang bằng với vai.
  • Bước 2: Người điều trị sẽ co các đầu ngón tay lại đồng thời khum lòng bàn tay theo hình chữ C và dùng lực từ cánh tay để vỗ vào huyệt vị. Khi vỗ, phần hõm của các ngón tay có chứa khí đập vào cùng huyệt sẽ phát ra những tiếng như là đang vỗ tay.
  • Bước 3: Thực hiện động tác vỗ huyệt Thận Du 4 lần 8 nhịp. Mỗi ngày, hãy vỗ huyệt này từ 2 – 3 lần để cải thiện tình trạng sinh lý tốt nhất.

Hướng dẫn cách châm cứu huyệt Thận Du

Trong những năm gần đây, phương pháp châm cứu huyệt đạo được các thầy thuốc áp dụng nhiều và phổ biến hơn trong thời gian trị bệnh lý. Bởi vì, châm cứu mang lại hiệu quả điều trị tốt cũng như rút ngắn được thời gian khỏi bệnh so với các phương pháp kể trên. Kỹ thuật thực hiện châm cứu huyệt Thận Du như sau:

  • Bước 1: Để người bệnh nằm sấp ở trên giường hoặc trên mặt phẳng và thả lỏng đầu óc để tinh thần được thư giãn thoải mái nhất. Đồng thời, thầy thuốc sẽ tiến hành xác định chính xác vị trí của huyệt Thận Du trên cơ thể.
  • Bước 2: Thầy thuốc sẽ sát khuẩn kim châm sạch sẽ bằng cồn chuyên dụng, sau đó tiến hành châm thẳng kim xuống huyệt vị này với độ sâu 0.5 – 1 thốn.
  • Bước 3: Tiến hành cứu 5 – 7 tráng và ôn cứu khoảng từ 10 – 20 phút. Thời gian cụ thể sẽ được thầy thuốc xác định dựa vào tình trạng bệnh cụ thể cũng như cơ địa tiếp nhận của người bệnh.
Châm cứu huyệt Thận Du được áp dụng trong thời gian điều trị bệnh lý

Những điều cần lưu ý khi chữa bệnh bằng huyệt Thận Du

Tương tự giống như các huyệt vị khác, khi tác động vào huyệt Thận Du, cả người bệnh và người thực hiện cần phải lưu ý đến một số vấn đề, cụ thể như sau:

  • Sử dụng lực đạo vừa phải và tránh dùng lực quá mạnh cũng như tránh tác động lên huyệt bằng phần cứng của tay. Bởi làm như vậy sẽ gây đau ở huyệt Thận Du và tổn thương thận.
  • Cần đảm bảo xác định chính xác vị trí huyệt Thận Du khi thực hiện trị liệu.
  • Đối với phương pháp châm cứu huyệt Thận Du, người bệnh cần đến các phòng khám Đông y để thầy thuốc có chuyên môn tiến hành điều trị, nhằm đảm bảo đúng kỹ thuật và mang đến hiệu quả trị bệnh cao cũng như an toàn cho sức khỏe.
  • Trước và sau khi châm cứu, bấm huyệt Thận Du, người bệnh không được dùng các chất kích thích hay đồ uống có cồn, không bê vác nặng hoặc là làm việc quá sức. Bởi những yếu tố này sẽ ảnh hưởng không tốt cho quá trình điều trị bệnh lý.
  • Phụ nữ đang mang thai, trẻ nhỏ, người già và người mắc bệnh suy giảm chức năng gan thận thì không được sử dụng phương pháp điều trị tác động lên huyệt Thận Du này.
  • Trong quá trình châm cứu, bấm huyệt, nếu như cơ thể có các dấu hiệu cho thấy sự bất thường như là chóng mặt, buồn nôn, đau bụng hay choáng váng,…thì cần thông báo ngay cho bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, dinh dưỡng đầy đủ chất và tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn kết hợp với trị liệu huyệt Thận Du để có kết quả điều trị cao nhất.
Phương pháp ấn huyệt Thận Du trong điều trị bệnh lý cần được thực hiện bởi những chuyên gia có trình độ chuyên môn

Trong bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về vị trí của huyệt Thận Du cũng như những tác dụng quan trọng của việc bấm huyệt Thận Du trong chỉ định trị liệu. Huyệt Thận Du được xem là một trong những huyệt đạo quan trọng nhất của y học cổ truyền của Trung Quốc và được dùng để điều trị rất nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Tuy nhiên, để việc bấm huyệt Thận Du điều trị các vấn đề sức khỏe được đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị thì phương pháp này cần được thực hiện bởi những chuyên gia có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn. Tham khảo thêm tại trang Cộng Đồng Làm Đẹp Chuẩn Y Khoa nhé !

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *