BUỒNG TRỨNG LÀ GÌ? CẤU TẠO, VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG CỦA CƠ QUAN PHỤ NỮ

Buồng trứng là gì?

Buồng trứng là các tuyến nhỏ có hình bầu dục nằm ở hai bên tử cung của phụ nữ, là nơi sản xuất và lưu trữ trứng (còn gọi là noãn). Đây cũng là cơ quan cũng tạo ra các hormone là Estrogen và Progesterone giúp kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt và quá trình mang thai.

Ngoài ra, hai loại hormone này cũng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển các đặc điểm giới tính ở nữ giới khi dậy thì như thay đổi sắc vóc, phát triển nang lông trên cơ thể…

Hai buồng trứng trong cơ thể người phụ nữ

Bác sĩ Mai Ngân cho biết, cơ thể phụ nữ có hai buồng trứng gồm một bên phải và một bên trái. Thông thường chúng có màu hồng nhạt và bề mặt nhẵn nhụi khi chưa dậy thì. Bước sang tuổi dậy thì, bề mặt buồng trứng sẽ sần sùi bởi việc rụng trứng hàng tháng khiến vỏ buồng trứng bị rách và để lại sẹo. Khi đến tuổi mãn kinh, không còn hiện tượng rụng trứng nên bề mặt sẽ nhẵn nhụi trở lại.

Buồng trứng ở vị trí nào?

Bác sĩ Mai Ngân cho biết, buồng trứng nằm ở hai bên tử cung, trên thành chậu hông bé, phía sau vòi tử cung và dưới eo chậu trên khoảng 10mm. Buồng trứng được giữ cố định bởi một số cơ và dây chằng trong khung xương chậu, kết nối với tử cung thông qua các ống dẫn trứng. (2)

Bác sĩ Mai Ngân cũng cho biết vị trí của buồng trứng sẽ khác nhau ở mỗi người tùy vào số lần sinh nở. Đối với phụ nữ chưa từng trải qua sinh nở, buồng trứng sẽ ở tư thế đứng, trục dọc nằm thẳng đứng.

Vị trí của buồng trứng trong cơ thể

Cấu tạo của buồng trứng

Buồng trứng được cấu tạo gồm 3 phần chính: (3)

  • Bề mặt: được hình thành bởi lớp biểu mô có hình khối đơn giản được gọi là biểu mô mầm, dưới lớp biểu mô này là một nang mô có liên kết dày đặc.
  • Vỏ: gồm một mô liên kết với nhiều nang noãn, mỗi nang chứa một tế bào trứng và được bao quanh bởi một lớp tế bào nang.
  • Tủy: được hình thành bởi một lớp mô có liên kết khá lỏng lẻo và mạng lưới mạch máu thần kinh.

Khi bé gái chào đời, trong lớp vỏ đã có những nang trứng nguyên thủy, mỗi nang trứng có một tế bào trung tâm gọi là noãn. Đến tuổi dậy thì, các nang trứng nguyên thủy này sẽ phát triển thành các nang trứng trưởng thành, chín và rụng, tạo nên hiện tượng rụng trứng ở nữ giới.

Chức năng của buồng trứng

Buồng trứng giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt và sự thụ thai ở nữ giới. Cụ thể là: (4)

Sản xuất hormone Estrogen và Progesterone

Buồng trứng là nơi sản xuất hai loại hormone sinh dục rất quan trọng đối với sức khỏe sinh sản ở nữ giới là Estrogen và Progesterone. Trong đó:

  • Estrogen: là hợp chất steroid được tổng hợp tại buồng trứng từ cholesterol và acetyl coenzyme A, được sản xuất nhiều nhất vào nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt trước thời điểm rụng trứng.

Hormone Estrogen giúp hình thành và duy trì các đặc tính sinh dục nữ khi bước sang tuổi dậy thì như phát triển cơ quan sinh dục, thay đổi sắc vóc, giọng nói trong trẻo, dáng đi uyển chuyển…

Ngoài ra, Estrogen còn tác động đến tử cung, cổ tử cung và vòi trứng nhằm giúp trứng đã thụ tinh dễ dàng di chuyển vào buồng tử cung. Estrogen cũng tác động lên tuyến vú, âm đạo và hệ thống xương. Đó là lý do vì sao nếu cơ thể thiếu Estrogen, phụ nữ dễ gặp tình trạng loãng xương.

  • Progesterone: là hợp chất steroid được tổng hợp từ cholesterol hoặc acetyl coenzyme A, được sản xuất nhiều vào nửa sau chu kỳ kinh nguyệt.

Hormone Progesterone có vai trò kích thích bài tiết ở niêm mạc tử cung vào nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt, giúp chuẩn bị niêm mạc tử cung để sẵn sàng đón trứng đã thụ tinh vào làm tổ. Ngoài ra, Progesterone còn tác động lên vòi trứng, cổ tử cung, tuyến vú và thân nhiệt.

Vai trò của Estrogen và Progesterone trong cơ thể

Giải phóng trứng để thụ tinh

Mỗi buồng trứng có hàng nhìn nang noãn, mỗi nang noãn là những túi nhỏ chứa trứng chưa trưởng thành.

Hàng tháng từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt, hormone FSH kích thích nang trứng, khiến các nang trứng ở một trong hai buồng trứng trưởng thành. Đến ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt, hormone hoàng thể LH tăng đột ngột khiến buồng trứng giải phóng trứng, còn gọi là hiện tượng rụng trứng.

Trường hợp trứng gặp tinh trùng sẽ diễn ra quá trình thụ tinh. Sau đó trứng đã thụ tinh bắt đầu di chuyển qua một cấu trúc rỗng và hẹp, được gọi là ống dẫn trứng để đến tử cung. Khi trứng đã thụ tinh di chuyển qua ống dẫn trứng, nồng độ Progesterone trong cơ thể tăng cao để chuẩn bị niêm mạc tử cung sẵn sàng cho quá trình mang thai.

Trường hợp trứng không gặp tinh trùng để thụ tinh, trứng sẽ được phân hủy và đẩy ra bên ngoài cùng với lớp niêm mạc tử cung, hình thành kinh nguyệt.

Mô tả quá trình rụng trứng ở phụ nữ

Kích thước của buồng trứng

Bác sĩ Mai Ngân cho biết, từ khi sinh ra bé gái đã có hai buồng trứng, một bên phải và một bên trái, mỗi buồng có đường kính khoảng 1cm và nặng khoảng 250-350mg. Khi đến tuổi dậy thì, bởi sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, chúng sẽ tăng dần kích thước.

Kích thước trung bình của buồng trứng là khoảng 4cm. Kích thước này sẽ thay đổi trong suốt cuộc đời và sẽ tăng gấp đôi khi phụ nữ mang thai. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, kích thước sẽ giảm dần khi phụ nữ bước sang tuổi 30.

Kích thước của buồng trứng có ảnh hưởng đến việc mang thai không?

Thông thường kích thước có mối liên hệ mật thiết với số lượng trứng trong độ tuổi sinh sản. Nếu phụ nữ có buồng trứng nhỏ đồng nghĩa lượng dự trữ trứng thấp, nhiều nguy cơ gặp khó khăn khi mang thai.

Tuy nhiên, phụ nữ có buồng trứng kích thước lớn không đồng nghĩa với việc dễ thụ thai và mang thai. Kích thước lớn có thể là vấn đề của buồng trứng đa nang hoặc khối u, những bất thường trong rụng trứng và cũng gây khó khăn khi mang thai.

Những bệnh lý thường gặp ở buồng trứng

Buồng trứng là cơ quan sinh sản chính ở nữ giới, vì thế bất kỳ bất thường nào ở buồng trứng đều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Một số bệnh lý thường gặp ở buồng trứng mà chị em cần lưu ý, gồm:

Các dấu hiệu cho thấy buồng trứng bất thường

Tùy vào bệnh lý mắc phải tại buồng trứng mà chị em có thể gặp nhiều triệu chứng khác nhau. Nhìn chung, chị em có thể nhận biết sớm bất thường ở buồng trứng thông qua các triệu chứng điển hình sau:

  • Đau ở vùng bụng;
  • Đau vùng chậu;
  • Buồn nôn hoặc tiêu chảy;
  • Đau bụng kinh;
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều;
  • Không xảy ra hiện tượng rụng trứng;
  • Dịch tiết âm đạo bất thường.

Cộng Đồng Làm Đẹp  khuyến cáo, ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường, chị em cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng, tìm nguyên nhân để có hướng can thiệp điều trị kịp thời và hiệu quả.

Lời khuyên để bảo vệ buồng trứng khỏe mạnh

Để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý ở buồng trứng, bác sĩ Mai Ngân chia sẻ một số lưu ý chị em cần biết:

  • Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống khoa học, cần bổ sung nhiều loại rau củ quả, tránh những loại thức ăn nhanh, chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ…
  • Uống đủ lượng nước cơ thể cần.
  • Tập luyện thể dục thể thao điều độ, phù hợp với thể trạng và sức khỏe.
  • Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng hoặc stress kéo dài.
  • Duy trì mức cân nặng cân đối.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp, tránh tình trạng viêm nhiễm.
  • Quan hệ tình dục chung thủy và lành mạnh, sử dụng biện pháp bảo vệ trong trường hợp muốn ngừa thai, hạn chế việc mang thai ngoài ý muốn dẫn đến phá thai.
  • Thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ hoặc theo chỉ định riêng của bác sĩ.

Thực tế cho thấy, không phải ai cũng hiểu rõ và biết cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe buồng trứng. Các chuyên gia Sản Phụ khoa khuyến cáo, chị em cần trang bị kiến thức về các cơ quan sinh sản để chủ động bảo vệ sức khỏe và thiên chức thiêng liêng của mình. Tham khảo thêm tại trang Cộng Đồng Làm Đẹp Chuẩn Y Khoa nhé !

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *