Các huyệt trên mặt gồm những huyệt nào?

Các huyệt trên mặt có vai trò quan trọng vì ảnh hưởng tới hầu hết các nội tạng trong cơ thể. Bấm huyệt ở mặt là phương pháp trị liệu từ lâu đời của Y Học Cổ Truyền trong điều trị một số bệnh lý cũng như làm đẹp. Vậy các huyệt trên mặt gồm những huyệt nào và có công dụng gì?

1. Các huyệt đạo trên mặt

 

  • Huyệt Bách hội: Điểm gặp nhau của đường đi ngang hai đỉnh vành tai với đường dọc cơ thể. Bấm huyệt này có tác dụng điều trị đau đầu, ngạt mũi, trúng phong, ù tai, hoa mắt, mất ngủ,…
  • Huyệt Đầu duy: Vị trí huyệt này nằm nơi góc trán, cách bờ chân tóc 0,5 thốn, trên đường khớp đỉnh trán, từ huyệt Thần Đình đo ra 4 thốn. Bấm huyệt này có tác dụng trị đau nửa đầu, đau thần kinh trước trán, mí mắt rung giật.
  • Huyệt Dương bạch: Ở trước trán, nằm trên đường thẳng qua chính giữa mắt, phía trên lông mày 1 thốn. Bấm huyệt này giúp điều trị liệt mặt, đau đầu, bệnh về mắt
  • Huyệt Toản trúc: Nằm ở đầu 2 lông mày. Bấm huyệt này thường được dùng để chữa hoa mắt, mờ mắt, đau đầu, liệt dây thần kinh mặt,…
  • Huyệt Ấn đường: Nằm chính giữa đường nối hai đầu lông mày. Bấm huyệt này để chữa các chứng đau đầu.
  • Huyệt Quyền liêu: Có vị trí ở bên cạnh gò má. Bấm huyệt quyền liêu giúp trị liệt mặt, cơ mặt co giật, đau răng, đau dây thần kinh sinh ba.
  • Huyệt Nhân trung: Nằm ở vùng môi trên, vị trí ở chính giữa của vùng rãnh lõm nối liền sống mũi và môi. Bấm huyệt này giúp hỗ trợ điều trị ngất, chóng mặt, méo mặt, co giật
  • Huyệt Nghinh hương: Là giao điểm của đường ngang qua chân cách mũi và rãnh mũi – miệng. Bấm huyệt Nghinh hương giúp điều trị phù mặt, liệt mặt
  • Huyệt Địa thương: Nằm trên đường ngang qua mép và rãnh mép mũi. Bấm huyệt địa thương giúp trị liệt mặt, đau dây thần kinh tam thoa, chảy nước dãi.
  • Huyệt Thừa tương: Nằm ở đáy chỗ lõm, chính giữa và dưới môi dưới, nằm trên đường bổ dọc giữa hàm dưới. Bấm huyệt này giúp điều trị méo miệng, đau răng, sưng lợi, chảy nước dãi,…
Các huyệt trên mặt có vai trò quan trọng vì ảnh hưởng tới hầu hết các nội tạng trong cơ thể

2. Lợi ích của phương pháp bấm huyệt trên mặt

 

Bấm huyệt là liệu pháp trong Y Học Cổ Truyền sử dụng lực của ngón tay tác động trực tiếp lên các huyệt đạo trên da nhằm thúc đẩy lưu thông khí huyết và điều trị một số bệnh lý.

Bấm các huyệt vùng mặt giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý như: Bệnh mắt, bệnh tai, đau đầu, đau răng, rối loạn tiền đình, liệt dây thần kinh số VII,…

Trong làm đẹp, bấm các huyệt trên mặt giúp thúc đẩy hoạt động hô hấp và dinh dưỡng ở da, giúp da tăng độ đàn hồi, mịn màng, ngoài ra, các huyệt trên mặt để massage da săn chắc hơn. Ứng dụng của bấm huyệt mặt trong chăm sóc sắc đẹp có thể kể đến như: Làm đẹp da, nâng cơ mặt, thông cơ mặt, thon gọn mặt,…

Với những công dụng kể trên và những ưu điểm của một liệu pháp trị liệu an toàn, không xâm lấn; bấm các huyệt trên mặt đang ngày càng được ưa chuộng và được nhiều chị em quan tâm.

3. Cách bấm các huyệt vùng mặt

 

Bấm huyệt cần được thực hiện đúng cách mới có thể đem lại hiệu quả và đảm bảo an toàn khi trị liệu. Dưới đây là cách bấm các huyệt ở mặt được áp dụng phổ biến trong Y Học Cổ Truyền:

  • Bấm các huyệt trên mặt theo chiều kim đồng hồ; ngoài ra còn có thể kết hợp gõ, vỗ hoặc kết hợp xoa bóp khắp vùng huyệt để tăng hiệu quả điều trị.
  • Sử dụng lực đủ mạnh, nếu bấm quá nhẹ sẽ không phát huy tác dụng tốt.
  • Nên thực hiện bấm huyệt 2 đến 3 lần mỗi ngày và duy trì hàng tuần.
Bấm các huyệt trên mặt theo chiều kim đồng hồ

4. Lưu ý khi bấm các huyệt trên mặt

 

Bấm các huyệt vùng mặt là một phương pháp khoa học được áp dụng từ hàng ngàn năm trong Y Học Cổ Truyền. Tuy nhiên, bạn không nên kỳ vọng việc bấm các huyệt trên mặt có thể trị bệnh triệt để mà không cần dùng thuốc. Khi thực hiện bấm huyệt vùng mặt, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Trị liệu bấm huyệt chỉ đem lại hiệu quả cao khi thực hiện đúng cách và đủ liệu trình.
  • Bấm huyệt thường chỉ đóng vai trò như biện pháp hỗ trợ điều trị và cần kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để đem lại hiệu quả cao nhất.
  • Không xoa bóp bấm huyệt mặt khi da đang bị bầm tím, sưng, viêm, có vết thương hay đang bị đau cấp tính ở vùng mặt, cổ hoặc tai.
  • Không nên tự bấm huyệt mặt tại nhà nếu không có kiến thức cơ bản về huyệt vị.

Như vậy, trong Y Học Cổ Truyền, bấm huyệt là biện pháp hỗ trợ, thường không phải là biện pháp điều trị chính. Do đó, bạn chỉ nên kỳ vọng hiệu quả của phương pháp này ở mức duy trì, hỗ trợ, không nên coi đây là biện pháp chủ chốt để điều trị bệnh và khi thực hiện bấm các huyệt trên mặt cần được hướng dẫn và theo dõi bởi người có chuyên môn hoặc nên tìm tới các cơ sở trị liệu uy tín để được thực hành bấm huyệt đúng cách. Tham khảo thêm tại trang Cộng Đồng Làm Đẹp Chuẩn Y Khoa nhé !

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *