Đi khám phụ khoa có cần cạo lông không? Ảnh hưởng gì nếu để yên?

Đi khám phụ khoa có cần cạo lông không? Ảnh hưởng gì nếu để yên?Khám phụ khoa là một trong những phương pháp góp phần phòng ngừa các bệnh lý về phụ khoa và chăm sóc tốt sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Đối với những chị em lần đầu đi khám phụ khoa thường khá hoang mang, lo lắng về vấn đề “Đi khám phụ khoa có cần cạo lông không? Ảnh hưởng gì nếu để yên?”.Hiểu được điều đó,  chi tiết thắc mắc này với chị em thông qua bài viết bên dưới.

Vai trò của lông “vùng kín”

Lông vùng kín còn được gọi là lông mu, thường xuất hiện xung quanh bộ phận sinh dục ngoài, ở gần gò mu phía trên âm hộ của phụ nữ khi nữ giới bắt đầu bước vào giai đoạn của tuổi dậy thì. Lông vùng kín thường ngắn (khoảng từ 4 – 6cm), mềm và thường ở dạng cong (chiếm khoảng 82%), có màu đen sẫm. Tùy vào cơ địa của từng người và các yếu tố khác như gen, hormone mà lông mu có thể mọc rậm rạp hay thưa thớt.

Lông vùng kín được xem như là lớp đệm có vai trò giữ ấm cho các bộ phận sinh dục xung quanh vùng kín, ngăn cản bụi bẩn, vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác xâm nhập từ bên ngoài vào âm đạo, bảo vệ vùng kín khỏi các mầm bệnh. Ngoài ra, lông mu còn làm giảm sự ma sát trong quá trình quan hệ tình dục giúp da và các bộ phận sinh dục vùng kín không chịu tổn thương khi dương vật xâm nhập vào.

Đi khám phụ khoa có cần cạo lông không? Ảnh hưởng gì nếu để yên?

Đi khám phụ khoa có cần cạo lông không?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia và bác sĩ, nữ giới có thể cạo hoặc không cạo lông vùng kín khi tiến hành khám phụ khoa. Điều này không ảnh hưởng đến quá trình cũng như kết quả thăm khám của chị em. Chính vì thế, nữ giới không nên lo lắng hay băn khoăn về vấn đề này, hãy chuẩn bị một tâm trạng thoải mái, vệ sinh sạch sẽ vùng kín trước khi thăm khám.

Sở dĩ chị em quan tâm đến vấn đề này một phần là do tâm lý ngại ngùng, cảm thấy e ngại khi thăm khám phụ khoa mà vùng kín quá rậm rạp; một phần vì lo lắng lông vùng kín sẽ cản trở, gây khó khăn trong lúc bác sĩ thực hiện các thao tác kiểm tra, xét nghiệm cũng như điều này có khả năng làm sai lệch kết quả thăm khám.

Lông vùng kín có ảnh hưởng đến quá trình khám của bác sĩ?

Như đã đề cập phía trên, lông vùng kín không ảnh hưởng đến quá trình kiểm tra, thăm khám của bác sĩ. Tuy nhiên, chị em cũng nên hạn chế cạo lông mu trước khi khám phụ khoa (trừ trường hợp lông quá dài và rậm rạp) để tránh tình trạng gây tổn thương “cô bé”, gây viêm nhiễm và tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo gây hại khi cạo lông không đúng cách. Ngoài ra nếu nữ giới thường xuyên cạo lông thì lượng lông mọc lại có xu hướng nhiều, dày, cứng hơn và với tốc độ nhanh hơn so với bình thường.

Đi khám phụ khoa có cần cạo lông không? Ảnh hưởng gì nếu để yên?

Quá trình khám phụ khoa sẽ diễn ra như thế nào?

Khám phụ khoa giúp tầm soát và kiểm tra sức khỏe phụ khoa hiện tại của nữ giới. Vì thế, tùy vào tình hình thực tế của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định chị em thực hiện các xét nghiệm (nếu cần). Tuy nhiên, về cơ bản, quá trình khám phụ khoa gồm các bước sau:

  • Trao đổi với người bệnh: Đây là bước đầu tiên giúp bác sĩ có thể nắm được sơ lược các vấn đề về tuổi tác, các dấu hiệu bất thường mà người bệnh gặp phải, tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình bệnh nhân,… Từ đó, bác sĩ sẽ có cái nhìn tổng quan về tình trạng sức khỏe hiện tại của nữ giới và tiếp tục chỉ định chị em thực hiện các bước thăm khám phù hợp khác.

Đi khám phụ khoa có cần cạo lông không? Ảnh hưởng gì nếu để yên?

Bác sĩ trao đổi với bệnh nhân một số vấn đề về tuổi tác, tiền sử bệnh lý,….
  • Khám tổng quát: Ở bước này, bác sĩ sẽ dùng mắt và tay để thăm khám tổng quát các bộ phận trực quan bên ngoài của người bệnh như vùng ngực, các cơ quan sinh dục như gò mu, môi lớn, môi bé, âm vật,… xem có điều gì bất thường không.
  • Khám âm đạo và tử cung: Đầu tiên, bác sĩ sẽ dùng gel bôi trơn bôi vào các vị trí xung quanh vùng cần kiểm tra. Tiếp đến, dùng 1 – 2 ngón tay đã được đeo găng tay y tế đặt vào âm đạo của người bệnh để kiểm tra kích thước, hình dạng của tử cung và thăm dò các khối u (nếu có). Sau đó, bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ chuyên dụng như mỏ vịt để xâm nhập vào bên trong vùng kín nhằm tiếp tục quan sát và kiểm tra những điểm bất thường của các cơ quan nằm sâu bên trong.

Tìm hiểu thêm: Khám phụ khoa bằng mỏ vịt là gì?

  • Xét nghiệm: Khi phát hiện những điểm bất thường trong quá trình khám âm đạo và tử cung, bác sĩ sẽ lấy những mẫu dịch tế bào ở các cơ quan nghi ngờ mắc bệnh để xét nghiệm PAP, xét nghiệm HPV, xét nghiệm nội tiết tố,… Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm khác như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu (nếu cần thiết). Điều này giúp bác sĩ có đủ cơ sở để kết luận vấn đề phụ khoa mà nữ giới đang gặp phải.
  • Tư vấn và hẹn lịch tái khám: Sau khi thăm khám và có kết quả, bác sĩ sẽ trao đổi với người bệnh những vấn đề mà bệnh nhân đang gặp phải, đồng thời tư vấn, cho lời khuyên và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả, phù hợp với từng người bệnh. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ căn dặn, hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc (nếu có) và hẹn lịch tái khám để xem xét tình trạng bệnh tình và tính hiệu quả của phương pháp điều trị.

Những lưu ý khác trước khi đi khám phụ khoa

Để đảm bảo quá trình thăm khám diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và cho kết quả chính xác nhất, khi đi khám phụ khoa, chị em nên lưu ý các điểm sau:

  • Vệ sinh vùng kín: Chị em nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước khi bắt đầu quá trình thăm khám. Điều này giúp cho các cơ quan thông thoáng, bác sĩ dễ dàng thực hiện các kiểm tra. Tuy nhiên, chị em không nên thụt rửa quá sâu âm đạo sẽ gây nên tình trạng tổn thương các bộ phận liên quan ở bên trong, mất cân bằng môi trường âm đạo, dễ gây viêm nhiễm. Từ đó, kết quả kiểm tra không có độ chính xác cao.
  • Không đi khám phụ khoa vào những ngày hành kinh: Vào những ngày này, cơ thể của nữ giới khá nhạy cảm, đau nhức, máu kinh chảy ồ ạt ra bên ngoài sẽ làm cho quá trình thăm khám diễn ra khó khăn, bác sĩ sẽ không quan sát được cụ thể và rõ ràng các bộ phận bên trong âm đạo. Ngoài ra, lúc này cổ tử cung mở rộng hơn bình thường để đẩy máu kinh và các lớp niêm mạc bong tróc ra bên ngoài nên nếu sử dụng dụng cụ chuyên khoa xâm nhập vào sẽ dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, tấn công và gây hại cho ống dẫn trứng, nội mạc tử cung,…

Tham khảo: Nên khám phụ khoa khi nào?

  • Ăn sáng: Bữa sáng vô cùng quan trọng đối với cơ thể, vì thế nếu chỉ thăm khám phụ khoa định kỳ thì chị em không nên nhịn ăn sáng. Trong trường hợp chị em vừa khám phụ khoa, kèm khám sức khỏe tổng quát thì trong một số trường hợp, bác sĩ khám tổng quát sẽ yêu cầu lấy máu khi nhịn đói để thực hiện các xét nghiệm liên quan.
  • Không quan hệ tình dục: Chị em nên ngưng thực hiện quan hệ tình dục trước ít nhất 2 ngày khi có ý định thăm khám phụ khoa. Điều này góp phần hạn chế tình trạng viêm nhiễm, giảm bớt số lượng vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo giúp cho kết quả kiểm tra chính xác hơn.
  • Giữ tinh thần thoải mái: Khi thăm khám phụ khoa, chị em nên thả lỏng tâm trạng, giữ tinh thần thoải mái. Lúc này các cơ xung quanh vùng sàn chậu sẽ được thư giãn đồng thời giãn nở rộng ra giúp cho quá trình thăm khám diễn ra dễ dàng hơn và không gây đau nhức cho chị em. Bên cạnh đó, nữ giới nên giữ tinh thần lạc quan, cởi mở chia sẻ với bác sĩ các vấn đề riêng tư như tiền sử bệnh, thời gian quan hệ tình dục,… để bác sĩ có thể nắm được tình trạng sức khỏe cơ bản chị em.

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã biết thêm về Đi khám phụ khoa có cần cạo lông không? Ảnh hưởng gì nếu để yên?.Chúc bạn thành công trên con đường làm đẹp !Và nếu như có thắc mắc gì về các bệnh lí trên da cũng như tình trạng da tệ hãy liên hệ với Cộng đồng làm đẹp Việt Nam, chúng tôi rất vinh dự khi được đồng hành với bạn trên con đường làm đẹp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *