Chậm kinh, mất kinh 3 tháng có sao không? Là dấu hiệu của bệnh gì?

Chậm kinh, mất kinh 3 tháng có sao không? Là dấu hiệu của bệnh gì?Kinh nguyệt được xem là một phần không thể thiếu, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng sinh sản ở nữ giới. Việc chậm kinh, mất kinh 3 tháng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tâm lý của chị em. Vậy nguyên nhân là do đâu? Liệu đây có phải là dấu hiệu cảnh báo của bệnh lý? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới.

Mất kinh 3 tháng là gì? (vô kinh)

Mất kinh 3 tháng là tình trạng bất thường của chu kỳ kinh nguyệt, khi đến thời gian dự kiến của kỳ kinh nhưng không có sự xuất hiện của kinh nguyệt.

Chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới thường dao động trong khoảng từ 28 – 30 ngày. Nếu quá 35 ngày tính từ ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt mà kỳ kinh tiếp theo chưa bắt đầu thì được xem là chậm kinh. Trong một số trường hợp, nữ giới có chu kỳ kinh nguyệt từ 35 – 40 ngày và bình ổn như thế trong các tháng thì đây vẫn là chu kỳ kinh nguyệt bình thường.

Chậm kinh, mất kinh 3 tháng có sao không? Là dấu hiệu của bệnh gì?

Bên cạnh đó, nữ giới được chẩn đoán là vô kinh khi bỏ lỡ ít nhất ba kỳ kinh nguyệt liên tiếp.

Mất kinh 3 tháng có sao không?

Mất kinh 3 tháng có sao không?” còn tùy thuộc vào tình hình sức khỏe cụ thể của từng bệnh nhân và nguyên nhân gây ra tình trạng này. Cụ thể:

  • Nếu chu kỳ kinh nguyệt của chị em thường xuyên gặp phải tình trạng này thì có thể liên quan đến hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Nếu từ trước đến nay kinh nguyệt của chị em luôn đều đặn, không bị trễ thì tình trạng trễ kinh 3 tháng có thể là do mang thai, rối loạn nội tiết tố hoặc có liên quan đến các bệnh lý về tử cung như: viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung,…

Tuy nhiên để biết được chính xác tình trạng chậm kinh 3 tháng là do đâu, có ảnh hưởng nghiêm trọng không… nữ giới nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán chính xác căn nguyên, đồng thời tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Thời gian chậm kinh kéo dài là bất thường:

  • Chậm kinh 1 tháng
  • Chậm kinh 2 tháng
  • Chậm kinh 4 tháng

Nguyên nhân gây trễ kinh nguyệt 3 tháng liên tục

Chậm kinh 3 tháng liên tục ở nữ giới có thể xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản như:

1. Cân nặng sụt giảm đột ngột

Cân nặng sụt giảm đột ngột có tác động không nhỏ đến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới, có thể gây ra tình trạng kinh nguyệt bị mất 3 tháng. Khi cân nặng sụt giảm nhanh làm cho nội tiết tố mất cân bằng, ảnh hưởng đến sự sản sinh hormone, từ đó chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn.

2. Stress kéo dài

Estrogen và Progesterone có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản sinh nội tiết tố trong cơ thể, giúp chu kỳ kinh nguyệt diễn ra bình thường. Khi tình trạng stress kéo dài hay căng thẳng quá mức sẽ tác động lên tuyến thượng thận, làm tăng tiết hormone Cortisol. Hormone này gây ức chế quá trình hoạt động của Estrogen và Progesterone, làm xuất hiện tình trạng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, dẫn đến mất kinh ở nữ giới.

Chậm kinh, mất kinh 3 tháng có sao không? Là dấu hiệu của bệnh gì?
Căng thẳng, stress kéo dài dẫn đến tình trạng chậm kinh 3 tháng

3. Tác dụng phụ của thuốc

Bên cạnh tác dụng chữa trị hiệu quả, các thuốc cũng có một số tác dụng phụ nhất định. Khi sử dụng quá nhiều các loại thuốc như: Thuốc chống loạn thần và chống trầm cảm, thuốc giảm cân, thuốc hormone, thuốc kháng sinh,… hay một số biện pháp tránh thai như đặt vòng, tiêm hoặc cấy ghép dụng cụ tránh thai… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt, khiến phụ nữ mất kinh.

4. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Sinh hoạt khoa học, lành mạnh sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, chu kỳ kinh nguyệt đều đặn và khỏe mạnh. Việc liên tục thay đổi môi trường sống, thay đổi múi giờ (công tác, du lịch), chế độ ăn uống không hợp lý (bỏ bữa, ăn khuya, ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ,…), chế độ nghỉ ngơi bị đảo lộn (ngủ không đủ giấc, ngủ không ngon),… là các yếu tố khiến chị em bị vô kinh tạm thời hay mất kinh 3 tháng.

5. Cơ chế sản xuất quá mức prolactin

Prolactin là một loại hormone nữ giới được sản xuất bởi tuyến yên. Hormone này có tác dụng hỗ trợ điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giúp ngực phát triển và sản xuất ra sữa. Khi Prolactin trong máu tăng vượt mức quy định (nhất là trong giai đoạn nữ giới cho con bú) sẽ làm giảm Estrogen, cản trở quá trình rụng trứng, trì hoãn chu kỳ kinh nguyệt, gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều và thậm chí là mất kinh kéo dài 3 tháng.

6. Vấn đề về tuyến giáp

Các bệnh lý về tuyến giáp như: Bệnh cường giáp (xảy ra khi tuyến giáp hoạt động quá mức) sẽ làm nồng độ các hormone tăng cao, bệnh suy giáp (xảy ra khi tuyến giáp hoạt động quá kém) sản sinh không đủ hormone cung cấp cho cơ thể, khiến cho quá trình điều tiết chu kỳ kinh nguyệt gặp trở ngại, dẫn đến hiện tượng rong kinh, chậm kinh 3 tháng.

7. Hội chứng buồng trứng đa nang

Theo một số thống kê cho thấy, có khoảng 2,2 – 26,7% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (15 – 44 tuổi) mắc hội chứng buồng trứng đa nang. Khi mắc phải bệnh lý này, lượng hormone Estrogen và Androgen mất cân bằng, tác động lên buồng trứng làm cho trứng không rụng theo đúng chu kỳ, ảnh hưởng đến kinh nguyệt của nữ giới, có thể gây ra tình trạng mất kinh.

Chậm kinh, mất kinh 3 tháng có sao không? Là dấu hiệu của bệnh gì?

Hội chứng buồng trứng đa nang làm ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng, làm nữ giới mất kinh 3 tháng

8. Tiền mãn kinh sớm

Độ tuổi trung bình của nữ giới bước vào thời kỳ tiền mãn kinh là từ 40 tuổi. Trước độ tuổi này được gọi là tiền mãn kinh sớm. Trong giai đoạn tiền mãn kinh, hormone Estrogen bị sụt giảm nghiêm trọng làm biến đổi một số chức năng sinh lý trong cơ thể của nữ giới, trong đó có tình trạng thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, dẫn đến mất kinh ở chị em phụ nữ.

Mất kinh 3 tháng có phải dấu hiệu mang thai?

Mất kinh 3 tháng là một trong những dấu hiệu mang thai. Tuy nhiên, tình trạng này hiếm gặp. Thông thường khi trễ kinh 1 tháng hoặc 2 tháng thì chị em đã sử dụng que thử hoặc đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. Từ đó, sẽ sớm phát hiện tình trạng mang thai.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Tình trạng chậm kinh 3 tháng không chỉ là dấu hiệu báo mang thai mà còn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như:

  • Đa nang buồng trứng.
  • Dính buồng tử cung.
  • Viêm cổ tử cung.
  • Viêm lộ tuyến cổ tử cung.
  • Nhược giáp.
  • Suy giáp.
  • Cường giáp.

Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ như: Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt cá nhân, bệnh sử gia đình,… cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Chính vì thế, nếu chị em thuộc các nhóm trên hãy đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cách phòng ngừa các bệnh lý và cải thiện chu kỳ kinh nguyệt, hạn chế tình trạng trễ kinh 3 tháng.

Điều trị chậm kinh 3 tháng như thế nào?

Việc điều trị chậm kinh phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra và mức độ nghiêm trọng của từng nguyên nhân để đưa ra phương pháp điều trị hợp lý:

  • Nếu nguyên nhân gây mất kinh là do tình trạng căng thẳng, stress, chị em cần thay đổi thói quen sống, duy trì tinh thần thoải mái. Tập luyện các bài tập thiền, yoga giúp cho tinh thần thư giãn và cơ thể khỏe mạnh hơn.
  • Nếu tình trạng mất kinh là do các bệnh lý liên quan gây ra, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và điều trị nội khoa (bệnh lý liên quan đến tuyến giáp) hoặc phẫu thuật (đối với các khối u, tắc nghẽn và các bệnh lý phức tạp).
  • Ngoài ra, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định chị em sử dụng thuốc tránh thai hoặc dùng liệu pháp hormone để khởi động lại chu kỳ kinh nguyệt.

Biện pháp phòng ngừa tắc kinh nguyệt 3 tháng

Để bảo vệ sức khỏe phụ khoa, phòng tránh các bệnh lý nguy hiểm và phòng ngừa tình trạng tắc kinh 3 tháng, chị em cần áp dụng các biện pháp sau:

  • Vệ sinh và chăm sóc vùng kín hiệu quả, nhất là trong những ngày hành kinh, trước và sau khi quan hệ để tránh tình trạng viêm nhiễm.
  • Sử dụng các dung dịch vệ sinh có mùi nhẹ, có độ pH phù hợp. Vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng, tránh thụt sâu vào âm đạo gây tổn thương vùng kín và tạo tiền đề cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong, gây hại cho cơ thể.
  • Xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh bằng việc ăn uống khoa học, ăn các thực phẩm tốt cho sức khỏe, giàu chất đề kháng, hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo.
  • Không sử dụng các chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá,….
  • Tập luyện thể dục thể thao và nghỉ ngơi đúng giờ, ngủ đủ giấc giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
  • Không lạm dụng các loại thuốc kháng sinh hay tránh thai, chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết hoặc có chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng kinh nguyệt không đều, chậm kinh, tắc kinh.
  • Hạn chế căng thẳng, suy nghĩ quá nhiều, stress quá mức, chị em nên tìm hiểu các phương pháp hỗ trợ thư giãn như thiền, yoga,… để tâm trạng được duy trì ở trạng thái vui vẻ, ổn định.
  • Thực hiện khám phụ khoa định kỳ 6 tháng một lần để sớm phát hiện các vấn đề, bệnh lý liên quan đến phụ khoa và có liệu trình điều trị hợp lý, tránh các biến chứng xấu về sau.

Ăn uống khoa học giúp phòng ngừa tình trạng tắc kinh 3 tháng.Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã biết thêm về Chậm kinh, mất kinh 3 tháng có sao không?.Chúc bạn thành công trên con đường làm đẹp !Và nếu như có thắc mắc gì về các bệnh lí trên da cũng như tình trạng da tệ hãy liên hệ với Cộng đồng làm đẹp Việt Nam, chúng tôi rất vinh dự khi được đồng hành với bạn trên con đường làm đẹp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *