Chậm kinh 2 tháng có sao không? Nguyên nhân gây ra bệnh vì đâu?Chậm kinh là trường hợp thường gặp ở chị em phụ nữ, là dấu hiệu phổ biến báo hiệu tình trạng mang thai cũng như cảnh báo một số bệnh lý mà cơ thể có thể gặp phải. Vậy chậm kinh 2 tháng có sao không? Nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Hãy cùng tìm hiểu các vấn đề sau thông qua bài viết bên dưới.
Cần biết gì về tình trạng chậm kinh (trễ kinh)
Chu kỳ kinh nguyệt được xem là vòng lặp tuần hoàn, là hiện tượng sinh lý xảy ra hàng tháng ở phụ nữ. Thông thường chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới là 28 – 30 ngày (thời gian được tính từ ngày đầu tiên kinh nguyệt xuất hiện đến ngày đầu tiên của chu kỳ tiếp theo). Trong một số trường hợp, chu kỳ kinh nguyệt có thể ngắn hơn (21 ngày) hoặc dài hơn (35 – 40 ngày) và đều đặn như vậy qua hàng tháng thì vẫn được xem là một chu kỳ kinh nguyệt bình thường.
Chậm kinh (trễ kinh) là tình trạng chu kỳ kinh nguyệt tới trễ hơn so với bình thường ít nhất là 7 ngày (tức 35 ngày trở về sau). Đây là tình trạng thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản, là một trong những dấu hiệu đầu tiên xuất hiện báo hiệu nữ giới đang mang thai.
Nguyên nhân gây chậm kinh 2 tháng
Chậm kinh 2 tháng ở nữ giới thường bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:
1. Mang thai
Mang thai là hiện tượng trứng đã được thụ tinh thành công, tạo thành hợp tử và tiếp tục phát triển thành thai nhi. Đây là nguyên nhân cơ bản và thường gặp nhất dẫn đến tình trạng chậm kinh 2 tháng ở phụ nữ. Khi mang thai, các lớp niêm mạc tử cung sẽ không bong tróc và theo đường âm đạo ra bên ngoài cơ thể tạo thành máu kinh như bình thường mà sẽ tiếp tục ở lại trong cơ thể, xếp vào nhau tạo thành lớp dày nhận nhiệm vụ nuôi dưỡng thai nhi. Chính vì thế, khi mang thai chu kỳ kinh nguyệt sẽ không xuất hiện.
2. Mãn kinh sớm
Mãn kinh sớm là tình trạng nữ giới bước vào giai đoạn mãn kinh sớm hơn độ tuổi được dự kiến. Thông thường độ tuổi mãn kinh ở nữ giới là từ 45 – 55 tuổi, trước độ tuổi này được gọi là mãn kinh sớm. Khi bước vào thời kỳ mãn kinh, hormone Estrogen và Progesterone có hiện tượng bị sụt giảm nghiêm trọng. Đây là 2 loại hormone có vai trò thiết yếu trong việc duy trì sự ổn định của nội tiết tố, góp phần hỗ trợ quá trình mang thai và chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ được diễn ra đều đặn.
3. Stress
Stress hay căng thẳng quá mức sẽ sản sinh ra hormone Cortisol với số lượng vượt mức quy định. Hormone này tác động trực tiếp lên hai loại hormone khác có vai trò điều tiết sự cân bằng của nội tiết tố, giữ sự ổn định cho chu kỳ kinh nguyệt là Estrogen và Progesterone. Chính vì thế, khi phụ nữ gặp một cú sốc hay bị stress sẽ dẫn đến tình trạng mất kinh đột ngột hay chậm kinh kéo dài hai tháng hoặc nhiều hơn.
4. Cho con bú
Khi nữ giới cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ sẽ làm cho chị em bị mất kinh. Điều này xảy ra là do hormone tạo ra sữa là Prolactin tác động lên cơ thể làm cho nội tiết tố bị rối loạn, cơ thể ngừng rụng trứng từ đó kinh nguyệt không xuất hiện. Khi nữ giới không cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ nữa thì kinh nguyệt sẽ xuất hiện bình thường trở lại.
5. Biện pháp tránh thai
Tránh thai là biện pháp giúp nữ giới hạn chế tình trạng mang thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên việc sử dụng một số biện pháp tránh thai như: Thuốc tránh thai chỉ chứa progestin (viết tắt là POP), thuốc ngừa thai dạng tiêm, que cấy tránh thai chứa progestin, vòng tránh thai (IUD),… cũng mang đến tác dụng phụ là tình trạng trễ kinh.
6. Sụt cân đột ngột
Sụt cân đột ngột có tác động trực tiếp đến tình trạng chậm kinh 2 tháng hoặc lâu hơn ở nữ giới. Khi phụ nữ đột ngột bị sụt giảm cân sẽ làm cho các nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn, các hormone tiết ra không cung cấp đủ để quá trình điều tiết chu kỳ kinh nguyệt diễn ra bình thường, vì thế dẫn đến tình trạng mất kinh.
7. Buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là tình trạng xuất hiện các nang nhỏ nằm trong buồng trứng. Buồng trứng đa nang là bệnh lý phụ khoa ở nữ giới do sự mất cân bằng nội tiết tố nữ, tăng nồng độ nội tiết tố nam, tác động trực tiếp lên buồng trứng, ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Những chị em mắc phải hội chứng này sẽ dẫn đến tình trạng chậm kinh.
8. Vấn đề nội tiết tố
Nội tiết tố đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự bình ổn của chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Khi nội tiết tố bị rối loạn, tăng hay giảm nồng độ đột ngột sẽ dẫn đến tình trạng chậm kinh 2 tháng ở nữ giới. Cụ thể:
- Hormone Prolactin tăng quá cao sẽ làm ức chế hormone Estrogen và Progesterone, gây ảnh hưởng quá trình điều tiết chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân phổ biến làm tăng lượng hormone Prolactin trong cơ thể là bệnh lý u tuyến yên tăng tiết hormone Prolactin.
- Các bệnh lý về tuyến giáp như cường giáp (sản xuất quá nhiều hormone) hay suy giáp (không sản xuất đủ lượng hormone cần thiết) sẽ làm quá trình trao đổi chất, điều tiết chức năng của các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng, trong đó có chu kỳ kinh nguyệt, dẫn đến tình trạng trễ kinh.
- Bên cạnh đó, một số bệnh lý liên quan đến sự rối loạn của hormone Steroid, tiêu biểu như hội chứng Cushing cũng có tác động đến quá trình kinh nguyệt đến trễ 2 tháng ở nữ giới.
9. Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền cũng là một trong những nhân tố có tác động khá lớn đến quá trình sinh sản, sự phát triển của các bộ phận sinh dục và chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Bao gồm:
- Gen là nhân tố tạo nên tế bào cho cơ thể, có yếu tố di truyền và mang những đặc điểm riêng, cá thể hóa của từng người. Khi gen có những biến đổi bất thường, có thể khiến cho nữ giới không có kinh nguyệt hay kinh nguyệt bị ảnh hưởng, tiêu biểu là hiện tượng vô kinh nguyên phát hay hội chứng Turner.
- Một số tình trạng di truyền khác gây nên sự khác biệt ở bộ phận sinh dục như hội chứng kháng androgen. Khi mắc phải hội chứng này, nữ giới thường sẽ không có buồng trứng hoặc tử cung cũng như sẽ không có sự xuất hiện của chu kỳ kinh nguyệt.
- Trong một số trường hợp, thai nhi có sự phát triển không bình thường trong bụng mẹ và được sinh ra với các dị tật bẩm sinh như không có âm đạo hay âm đạo bị tắc nghẽn, từ đó dẫn đến việc không có kinh nguyệt sau khi lớn lên.
10. Thuốc và các biện pháp điều trị y tế
Bên cạnh tác dụng chính là điều trị hiệu quả các bệnh lý mà bệnh nhân mắc phải thì thuốc cũng có những tác dụng phụ nhất định, trong đó có tình trạng gây trễ kinh 2 tháng hoặc lâu hơn ở nữ giới. Theo một số nghiên cứu, khi sử dụng các loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc chống loạn thần, thuốc Metoclopramide,… sẽ làm mất cân bằng nội tiết tố, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Ngoài ra, khi thực hiện một số cuộc phẫu thuật như cắt bỏ tử cung, cắt bỏ nội mạc tử cung,… hay các phương pháp điều trị ung thư như xạ trị hoặc hóa trị, có thể làm tổn thương buồng trứng, dẫn đến tình trạng trễ kinh hoặc mất kinh.
Những dấu hiệu khác kèm theo
Dấu hiệu đầu tiên giúp nhận biết tình trạng tắc kinh là không có sự xuất hiện của kinh nguyệt 2 tháng hoặc nhiều hơn. Bên cạnh đó, hiện tượng tắc kinh này còn đi kèm một số biểu hiện như: Đau đầu, sốt, buồn nôn, đau vùng xương chậu, rụng tóc, thị lực thay đổi, rậm lông (đặc biệt là ở vùng mặt),… Khi xuất hiện các triệu chứng này chị em nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý và có phương pháp điều trị hợp lý.
Bị chậm kinh 2 tháng có sao không?
Mức độ ảnh hưởng của tình trạng chậm kinh 2 tháng còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, tình trạng trễ kinh đi kèm với triệu chứng gì. Tuy nhiên về cơ bản, nữ giới sẽ gặp phải một số vấn đề như:
1. Khô âm đạo
Khô âm đạo là tình trạng âm đạo bị mất đi độ ẩm thông thường do các mô trong âm đạo bị khô, mỏng và giảm tiết dịch. Khi nữ giới bị chậm kinh 2 tháng sẽ làm cho Estrogen suy giảm dẫn đến tình trạng âm đạo bị khô.
2. Loãng xương
Khi phụ nữ bị mất kinh 2 tháng kết hợp với nồng độ hormone estrogen trong cơ thể thấp có thể dẫn đến nguy cơ loãng xương. Estrogen có vai trò giúp xương chắc khỏe, chính vì thế việc hormone này suy giảm sẽ làm cho xương bị yếu đi và có nguy cơ cao dễ bị gãy.
3. Bệnh tim
Theo một số nghiên cứu cho thấy, nồng độ estrogen thấp cũng khiến cho phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tim cao. Điều này xảy ra là do Estrogen có vai trò bảo vệ mạch máu, chống lại quá trình oxy hóa các cholesterol xấu.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Tình trạng trễ kinh 2 tháng không chỉ là dấu hiệu báo hiệu nữ giới đã mang thai mà còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý mà chị em có thể gặp phải. Chính vì thế, chị em nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời khi cơ thể có những biểu hiện sau: Kinh nguyệt không đều hay không thường xuyên (tháng có tháng không), chu kỳ kinh nguyệt thất thường, chảy máu giữa chu kỳ kinh, chảy máu sau khi quan hệ,…
Biện pháp phòng ngừa trễ kinh 2 tháng
Một số biện pháp mà nữ giới có thể thực hiện để bảo vệ sức khỏe phụ khoa và phòng ngừa tình trạng trễ kinh 2 tháng, cụ thể:
- Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học: Ăn các thực phẩm tốt cho sức khỏe, có nhiều dưỡng chất và vitamin C, E để duy trì sự ổn định của chu kỳ kinh nguyệt. Tránh sử dụng các loại thức ăn quá cay, quá lạnh và béo cũng như các chất kích thích như: Cà phê, rượu bia, thuốc lá,… sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình điều tiết của hormone, dẫn đến tình trạng trễ kinh.
- Kiểm soát cân nặng hợp lý, ổn định cũng là biện pháp hữu hiệu giúp phòng ngừa tình trạng trễ kinh 2 tháng. Bởi vì khi cân nặng đột ngột thay đổi (tăng cân hoặc giảm cân) sẽ làm mất cân bằng hormone trong cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình điều tiết của kinh nguyệt.
- Thực hiện và duy trì các thói quen tốt như ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, tập luyện thể dục thể thao 30 phút mỗi ngày,… giúp tăng cường lưu thông máu, tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng, làm hệ tiết tố trong cơ thể được cân bằng, tránh tình trạng bị rối loạn. Từ đó, kinh nguyệt được ổn định, không xảy ra hiện tượng trễ kinh.
- Chăm sóc vùng kín đúng cách, hiệu quả: Sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp, có mùi nhẹ, vệ sinh nhẹ nhàng vùng kín, tránh thụt sâu âm đạo gây tổn thương các mô tế bào, làm viêm nhiễm và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong, gây hại cho sức khỏe.
- Khám định kỳ 6 tháng một lần giúp tầm soát các nguy cơ tiềm ẩn gây ra các bệnh lý, góp phần bảo vệ toàn diện sức khỏe cho phụ nữ.
Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã biết thêm về Chậm kinh 2 tháng có sao không? Nguyên nhân gây ra bệnh vì đâu?Chúc bạn thành công trên con đường làm đẹp !Và nếu như có thắc mắc gì về các bệnh lí trên da cũng như tình trạng da tệ hãy liên hệ với Cộng đồng làm đẹp Việt Nam, chúng tôi rất vinh dự khi được đồng hành với bạn trên con đường làm đẹp.