Mang bầu ra khí hư màu xanh có sao không? Có bình thường không?Mẹ bầu ra khí hư màu xanh có sao không là lo lắng của rất nhiều chị em trong thai kỳ. Vậy tình trạng này có ảnh hưởng gì đến mẹ và bé không để giúp chị em có thể chủ động theo dõi và bảo vệ sức khỏe.
Mẹ bầu ra khí hư màu xanh có sao không?
Mẹ bầu ra khí hư màu xanh được xem là tình trạng bất thường nhất là khi kèm theo mùi hôi, tanh nồng gây khó chịu. Thông thường khi khí hư đổi từ màu trắng đục sang màu xanh, vàng xanh… có thể là dấu hiệu của việc nhiễm trùng. Tình trạng này xảy ra do phản ứng viêm của cơ thể với tác nhân gây bệnh.
Khí hư trong thời kỳ mang thai đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì độ ẩm âm đạo, tạo những điều kiện thuận lợi nhất định cho thai nhi phát triển trong bụng mẹ. Nếu dịch tiết âm đạo trong thai kỳ ở dạng lỏng hoặc hơi đặc; có màu trắng, trắng trong, trắng đục hoặc đôi khi ngả sang màu vàng nhạt; không mùi hoặc có mùi nhẹ nhàng là những dấu hiệu cho thấy đây là khí hư âm đạo bình thường.
Nếu khí hư có màu xanh nhạt, vàng xanh… có mùi, gây khó chịu chị em cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, tìm nguyên nhân và có phương án can thiệp kịp thời.
Nguyên nhân mang bầu ra khí hư màu xanh
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mang bầu ra khí hư màu xanh , trong đó có thể kể đến:
1. Nhiễm Trichomonas
Trichomonas còn được gọi là Trich, là bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STI) phổ biến do ký sinh trùng gây ra. Theo các số liệu cho thấy, tại Hoa Kỳ có khoảng 3,7 triệu người mắc bệnh Trichomonas. Hầu hết phụ nữ mang thai thường không có những triệu chứng mắc bệnh cụ thể. Nếu có triệu chứng thường ở thể nhẹ và dễ bị nhầm lẫn với tình trạng nhiễm trùng âm đạo hoặc nhiễm trùng bàng quang. Các triệu chứng có thể xuất hiện bao gồm:
- Khí hư âm đạo bất thường, thường có màu xanh lá.
- Dịch tiết âm đạo có mùi khó chịu.
- Bộ phận sinh dục bị sưng đỏ.
- Thường xuyên có cảm giác nóng rát và ngứa.
- Khó chịu khi đi tiểu.
- Đau khi quan hệ tình dục.
Mẹ bầu nhiễm Trichomonas có thể dẫn đến tình trạng sinh non, sinh sớm; bé sinh ra thường bị nhẹ cân (dưới 2,5kg); lây truyền bệnh nhiễm trùng cho bé. Bệnh Trichomonas có khả năng tái phát, khoảng 20% số người khỏi bệnh bị tái nhiễm trùng trong vòng 3 tháng.
2. Viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu khi mang thai là tình trạng không hiếm gặp ở các mẹ bầu. Bệnh lý này xảy ra chủ yếu là do vi khuẩn từ âm đạo và cổ tử cung xâm nhập trực tiếp vào tử cung, buồng trứng hoặc ống dẫn trứng gây nên. Khi bị viêm vùng chậu, mẹ bầu thường có những triệu chứng như:
- Đau khi thực hiện giao hợp.
- Chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn.
- Đau phần bụng dưới, đau nhức thắt lưng, vùng xương chậu.
- Khí hư bất thường, đặc biệt là khí hư có màu xanh kèm mùi hôi.
- Một số dấu hiệu khác như: Sốt cao trên 38 độ; đau buốt khi đi tiểu; chảy máu khi quan hệ tình dục; thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn;…
Viêm vùng chậu khi mang thai để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé như: tăng nguy cơ sinh non, thai nhi phát triển chậm, và nguy cơ sảy thai cao hơn. Ngoài ra, viêm vùng chậu còn có thể dẫn đến nhiễm trùng lan rộng, đe dọa tính mạng của cả mẹ và thai nhi nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh cũng có thể để lại sẹo và tổn thương ở các cơ quan sinh sản, ảnh hưởng đến khả năng mang thai trong tương lai;…
3. Nhiễm nấm Candida
Nhiễm nấm Candida hay còn được biết với tên gọi nhiễm trùng nấm men. Đây là một loại bệnh nhiễm trùng có thể gây ra khí hư bất thường ở âm đạo (2). Phụ nữ đang mang thai bị viêm âm đạo do nhiễm nấm Candida thường có các triệu chứng sau:
- Tăng tiết dịch âm đạo, thường có màu trắng giống như phô mai tươi và không có mùi hoặc có màu xanh kèm theo mùi hôi.
- Ngứa và bị kích ứng xung quanh âm đạo.
- Đau rát, khó chịu xung quanh vùng kín.
- Quan hệ tình dục có cảm giác đau đớn.
- Gặp các vấn đề về đường tiết niệu như đi tiểu khó, tiểu nhiều,…
Nhiễm nấm Candida trong thai kỳ thường không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, khi bé chào đời có thể gặp phải các biến chứng như niêm mạc miệng bị nhiễm nấm, viêm da, tưa lưỡi,…
4. Bệnh lậu và Chlamydia
Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp nhất ở những người trẻ tuổi. Ở phụ nữ mang thai, các triệu chứng đặc trưng khi mắc bệnh lậu như:
- Khí hư âm đạo bất thường, thường có màu xanh, có mùi khó chịu.
- Cảm giác nóng rát và đau ngứa thường xuyên xuất hiện.
- Đau nhói khi tiểu tiện.
Nếu mẹ bầu không may mắc phải bệnh lậu sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Một số biến chứng em bé có thể gặp phải như mù lòa, nhiễm trùng khớp, nhiễm trùng máu, xuất hiện vết loét trên da đầu.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tại Hoa Kỳ, bệnh Chlamydia là bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn gây ra. Đa số những nữ giới mắc bệnh Chlamydia thường không có những triệu chứng khởi phát bệnh một cách cụ thể. Một số triệu chứng cho thấy có nguy cơ cao mắc bệnh này như:
- Khí hư bất thường ở âm đạo, thường có màu xanh lá cây.
- Khí hư có mùi khó chịu.
- Cảm giác nóng rát hoặc ngứa.
- Khó chịu khi đi tiểu.
- Chảy máu sau khi quan hệ tình dục.
Phụ nữ mang thai, nhất là trong tam cá nguyệt đầu tiên nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng sinh non, trẻ sinh ra bị nhẹ cân, viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh (ophthalmia neonatorum), viêm phổi ở trẻ sơ sinh.
5. Nhiễm trùng đường tiểu
Nhiễm trùng đường tiểu không phải là bệnh lý hiếm gặp ở phụ nữ mang thai. Nhiễm trùng đường tiểu bao gồm: Nhiễm trùng thận, nhiễm trùng bàng quang và nhiễm trùng không triệu chứng. Một số triệu chứng chị em có thể nhận biết được tình trạng nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai như:
- Nước tiểu đục, có mùi hôi.
- Xuất hiện khí hư có màu xanh, có chất nhầy và đôi lúc có xen lẫn máu trong nước tiểu.
- Khó khăn khi đi tiểu với các biểu hiện như đau, nóng rát, khó tiểu.
- Thường xuyên có cảm giác muốn đi tiểu nhưng mỗi lần tiểu lượng nước tiểu rất ít.
- Đau lưng và vùng thắt lưng.
- Đau dữ dội vùng bụng dưới và xung quanh khu vực bàng quang.
Viêm đường tiết niệu khi mang thai nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé, có khả năng làm tăng nguy cơ mắc phải các biến chứng như viêm bể thận ở mẹ, nguy cơ sảy thai, sinh non khá cao; em bé được sinh ra thường nhẹ cân, bị suy dinh dưỡng, dễ nhiễm khuẩn sơ sinh và dễ mắc bệnh hơn các bé bình thường.
6. Viêm cổ tử cung
Viêm cổ tử cung là tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác xâm nhập vào cổ tử cung; tồn tại và phát triển gây ra mầm bệnh. Nhiễm trùng cổ tử cung là bệnh lý nguy hiểm thường gặp phải ở các thai phụ, nhất là ở giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Khi mắc phải bệnh lý này, mẹ bầu sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như:
- Khí hư ra nhiều, có đa dạng màu sắc bất thường như xanh, vàng, xám,… có xen lẫn máu và kèm mùi hôi khó chịu.
- Gây nên cảm giác ngứa ngáy, đau rát vùng kín.
- Đau dữ dội ở phần bụng dưới.
Viêm cổ tử cung gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé nếu không kịp thời điều trị hay điều trị không đạt hiệu quả. Căn bệnh này có thể gây nên tình trạng sảy thai, sinh non cho mẹ; gây nên tình trạng nhiễm trùng ối, nhiễm khuẩn sơ sinh có nguy cơ dẫn đến tình trạng tử vong sau sinh rất cao cho bé.
7. Rỉ ối
Rỉ ối là tình trạng nước ối chảy ra bên ngoài âm đạo một cách từ từ với số lượng mỗi lần rất ít nên thai phụ thường hay dễ nhầm lẫn với tình trạng són tiểu. Rỉ ối là tình trạng cho thấy màng ối có hiện tượng mỏng dần đi và có thể vỡ bất kỳ lúc nào, thường gặp ở các mẹ bầu có đa thai, đa ối hay có ngôi thai, khung chậu bất thường. Khi bị rò rỉ nước ối, các mẹ sẽ có những triệu chứng tiêu biểu như:
- Dịch tiết âm đạo có màu xanh: Đây có thể là tình trạng nước ối có lẫn phân xu.
- Dịch tiết âm đạo có màu hồng, đỏ có xen lẫn máu: Là dấu hiệu cho thấy nữ giới đang gặp phải tình trạng rau tiền đạo.
- Dịch tiết âm đạo có màu vàng kèm mùi hôi tanh: Có thể thai phụ đang bị nhiễm trùng nước ối.
Rỉ ối là tình trạng khá nghiêm trọng, nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ như: Suy thai, thai chậm phát triển, nhiễm trùng ối, sinh non, sinh khó, dị tật bẩm sinh.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Cơ thể người phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi về sinh lý trong thai kỳ để tạo điều kiện cho thai nhi phát triển ổn định trong bụng mẹ. Chính vì thế, chị em cần lưu tâm đến những thay đổi bất thường trên cơ thể, đặc biệt tình trạng âm đạo tiết khí hư có màu sắc khác thường.
Mang thai ra khí hư màu xanh kèm theo các dấu hiệu và triệu chứng như: Dịch tiết âm đạo xuất hiện dày đặc, có mùi hôi tanh, kết cấu, tính chất khác so với bình thường; thường xuyên có cảm giác ngứa ngáy, đau rát vùng kín; đau vùng bụng dưới; xuất huyết âm đạo và chảy máu bất thường khi quan hệ tình dục;…. chị em nên đến gặp bác sĩ Sản Phụ khoa để được thăm khám, chẩn đoán tình trạng gặp phải và điều trị kịp thời các bệnh lý nguy hiểm.
Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia – y bác sĩ đầu ngành Sản Phụ khoa giỏi chuyên môn, có thâm niên trong nghề cùng hệ thống trang thiết bị đa dạng, tiên tiến; áp dụng các công nghệ và kỹ thuật thăm khám hiện đại giúp cải thiện và điều trị tình trạng âm đạo tiết dịch bất thường giúp nữ giới có một thai kỳ khỏe mạnh.
Mang bầu ra khí hư màu xanh có sao không?
Ra khí hư màu xanh khi đang mang thai mẹ bầu cần gặp bác sĩ ngay để thăm khám và tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đồng thời giữ vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng cách:
- Sử dụng băng vệ sinh trong những ngày dịch tiết âm đạo xuất hiện nhiều và thay băng sau mỗi 4 tiếng một lần để giữ vùng kín luôn sạch sẽ.
- Mặc đồ lót có chất liệu thoáng mát, không bó sát gây bí bách vùng kín. Nên thay đồ lót thường xuyên, ít nhất là 2 lần mỗi ngày.
- Không nên thụt rửa quá sâu âm đạo. Điều này có thể làm mất cân bằng độ pH tự nhiên của âm đạo và có thể gây nên tình trạng nhiễm trùng.
- Vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng, đúng cách. Sử dụng các loại dung dịch vệ sinh phù hợp với vùng kín để tránh tình trạng bị kích ứng.
- Khi khí hư màu xanh xuất hiện với số lượng nhiều và nhiều ngày không biến mất, nữ giới nên đến gặp bác sĩ để tham vấn ý kiến và tìm ra phác đồ điều trị hợp lý.
Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa
Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe cho thai phụ và phòng ngừa tình trạng mang bầu ra khí hư màu xanh mà chị em có thể tham khảo và áp dụng như:
- Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, khoa học: Ăn đầy đủ và đa dạng các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, đặc biệt ăn nhiều rau củ và trái cây giúp bổ sung chất đạm, canxi, các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, tinh bột và không sử dụng các loại thức uống có chứa caffeine, các chất kích thích, nước ngọt có gas hay các chất bão hòa.
- Duy trì các thói quen tốt, lành mạnh: Mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều, ngủ đúng giờ và đủ giấc. Hạn chế mang vác đồ nặng hay vận động quá mạnh. Tập luyện thể dục 15-30 phút mỗi ngày, tập các bài tập yoga, bài tập sàn chậu giúp mẹ bầu nâng cao sức khỏe, hạn chế được tình trạng khí hư có màu xanh, có một thai kỳ khỏe mạnh.
- Cân bằng tâm trạng: Trong thai kỳ, chị em nên giữ tâm trạng luôn bình ổn, vui vẻ, thoải mái; tránh tình trạng lo âu, căng thẳng, stress quá mức ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm âm đạo tiết ra khí hư bất thường.
- Thăm khám định kỳ: Chị em nên thăm khám thai kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Thăm khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường để được bác sĩ kiểm tra, điều trị kịp thời, không làm ảnh hưởng đến tính mạng và sự phát triển của thai nhi.
Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã biết thêm về Mang bầu ra khí hư màu xanh có sao không? Có bình thường không?.Chúc bạn thành công trên con đường làm đẹp !Và nếu như có thắc mắc gì về các bệnh lí trên da cũng như tình trạng da tệ hãy liên hệ với Cộng đồng làm đẹp Việt Nam, chúng tôi rất vinh dự khi được đồng hành với bạn trên con đường làm đẹp.